Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
– Về cấu trúc, kiểu văn bản này thường có ba phần:
+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
+ Phần nội dung: giới thiệu có hệ thống những phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
+ Phần kết thúc: nhận xét khái quát về giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong đời sống văn hoá, tinh thần của con người; có thể bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
– Về đặc điểm hình thức: Có thể sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính; một số từ ngữ chuyên ngành (kiến trúc, lịch sử, địa lí, sinh vật,...); từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm; hình ảnh minh hoạ, sơ đồ/ bản đồ chỉ dẫn;...
– Về cách trình bày thông tin: Thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian, theo trật tự không gian, theo cách phân loại đối tượng (ví dụ: phân loại các đặc điểm kiến trúc, tự nhiên, xã hội,... của danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử).
– Để giúp người đọc dễ dàng hình dung về đặc điểm kiến trúc, cảnh quan, vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử và tác động đến cảm xúc của người đọc, người viết có thể sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
b. Cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại
– Trong văn bản thông tin, ngoài cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng (đã học ở lớp 7), cấu trúc so sánh và đối chiếu (đã học ở lớp 8), thông tin trong văn bản còn có thể được trình bày theo các đối tượng phân loại.
– Văn bản trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại thường tổ chức thông tin theo cấu trúc: (1) giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng được phân loại; (2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Cách trình bày thông tin về thành phần của không khí trong SGK LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXBGD Việt Nam, tr.152.
c. Bài phỏng vấn
– Có nhiều cách phân loại bài phỏng vấn. Chẳng hạn: về phương pháp phỏng vấn, có bài phỏng vấn cá nhân, bài phỏng vấn nhóm; về cách thức phỏng vấn, có phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại hoặc qua thư điện tử).
– Về bố cục, bài phỏng vấn thường có ba phần:
+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát mục đích và / hoặc nội dung chính của buổi phỏng vấn.
+ Phần nội dung: lần lượt trình bày hệ thống câu hỏi và câu trả lời liên quan đến vấn đề/ đối tượng cần phỏng vấn.
+ Phần kết thúc: lời cảm ơn và / hoặc lời chúc của người phỏng vấn.
– Về hình thức, bài phỏng vấn có những đặc điểm sau: phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng cách dùng kí hiệu, màu sắc, kiểu chữ,...; sử dụng hệ thống câu hỏi mở và thuật ngữ chuyên ngành, số liệu, dữ kiện,... để thu thập thông tin về vấn đề/ đối tượng cần phỏng vấn; có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu,...) để làm nổi bật những thông tin quan trọng trong câu trả lời.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây