Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (10 điểm) SVIP
(0.5 điểm)
Văn bản thuộc thể loại nào?
Bài đọc:Ai biểu xấu
“...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.
Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.
Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...
Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.
Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.
Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.
Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.
Ai biểu xấu?!
(Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)
Hướng dẫn giải:
Truyện Ai biểu xấu thuộc thể loại truyện ngắn.
(0.5 điểm)
Nhan đề truyện gợi cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì?
Bài đọc:Ai biểu xấu
“...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.
Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.
Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...
Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.
Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.
Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.
Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.
Ai biểu xấu?!
(Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)
Hướng dẫn giải:
Nhan đề truyện gợi em cho sự liên tưởng tới tình huống những người có bề ngoài không được đẹp bị chế giễu, xỉ nhục, bị làm bẽ mặt, bị chèn ép, bắt nạt.
(1.0 điểm)
Những thí sinh trong cuộc thi đã gặp phải tình huống khó xử nào? Trước tình huống ấy, cảm nhận và cách ứng xử của họ ra sao?
Bài đọc:Ai biểu xấu
“...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.
Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.
Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...
Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.
Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.
Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.
Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.
Ai biểu xấu?!
(Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)
Hướng dẫn giải:
(1 điểm)
- Những thí sinh trong cuộc thi đã gặp phải tình huống: Họ bị chê bai, nhận được những góp ý kém duyên trước biết bao người.
- Trước tình huống ấy, cảm nhận và cách ứng xử của họ là:
+ Chết đứng trên sân khấu.
+ Gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.
(1.0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn: “Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.”
Bài đọc:Ai biểu xấu
“...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.
Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.
Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...
Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.
Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.
Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.
Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.
Ai biểu xấu?!
(Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)
Hướng dẫn giải:
- HS đưa ra những suy nghĩ và lí giải hợp lí về đoạn văn. Có thể làm theo một số gợi ý sau:
+ Cảm giác của chúng ta về một người nào đó bao gồm cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực.
+ Việc nói ra những suy nghĩ, cảm giác của ta về họ có thể tác động tới họ theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực.
+ Vị giám khảo kém duyên trong truyện đã rất thiếu tinh tế, lịch sự và sự tôn trọng đối với thí sinh khi trực tiếp chê bai về ngoại hình, giọng nói của thí sinh (những yếu tố di truyền, bẩm sinh, sẵn có trên cơ thể mỗi người mà khó có thể thay đổi) trước sóng truyền hình và biết bao nhiêu khán giả.
+ Do đó, khi muốn nói ra những cảm giác của mình ta nên lựa chọn những cách diễn đạt phù hợp, khéo léo để tránh gây ra những tổn thương cho người khác.
(1.0 điểm)
Tác phẩm truyền tải những thông điệp nào?
Bài đọc:Ai biểu xấu
“...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.
Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.
Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...
Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.
Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.
Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.
Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.
Ai biểu xấu?!
(Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)
Hướng dẫn giải:
Mỗi một tác phẩm văn học thường truyền tải nhiều thông điệp. HS cần dựa vào nội dung văn bản và kinh nghiệm của bản thân để rút ra những kinh nghiệm sau khi đọc tác phẩm. Gợi ý một số thông điệp:
- Cần lựa chọn cách nhận xét, góp ý, đánh giá một ai đó sao cho phù hợp để tránh gây tổn thương cho người đó.
- Trong cuộc sống, dù phải chịu những lời chế giễu, chê bai, chúng ta cũng không nên nhụt chí hay vì những điều nhỏ nhặt ấy mà buồn phiền. Thay vì đó, hãy cố gắng sống tích cực, lạc quan và tìm kiếm cho mình những môi trường phù hợp hơn.
(2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và hình thức của truyện ngắn Ai biểu xấu của Nguyễn Ngọc Tư.
Bài đọc:Ai biểu xấu
“...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.
Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.
Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...
Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.
Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.
Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.
Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.
Ai biểu xấu?!
(Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: những yếu tố về nội dung và hình thức của truyện ngắn Ai biểu xấu.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
- Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp theo đặc điểm của kiểu văn bản.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
e. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
f. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về việc góp ý, nhận xét người khác trước đám đông.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định yêu cầu của kiểu bài:
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
b. Xác đinh đúng vấn đề nghị luận: góp ý, nhận xét người khác trước đám đông.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích vấn đề nghị luận: Thế nào là nhận xét, góp ý cho người khác trước đám đông?
- Thể hiện quan điểm của người viết:
+ Cần lưu ý những gì khi nhận xét, góp ý cho người khác trước đám đông?
+ Nếu chúng ta góp ý, nhận xét không khéo léo sẽ nảy sinh những vấn đề nào?
+ Rút ra bài học về cách góp ý, nhận xét cho người khác.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
f. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.