Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa.
Bài đọc:CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓI
Chiều qua, tôi đến khu nữ sinh, ở cạnh khu Ba-ret-ti của chúng tôi, để đưa cho cô giáo của em Siu-vi-a bài chép về truyện cậu bé Pa-đô-va mà cô muốn đọc. Trong khu có đến bảy trăm nữ sinh.
Lúc tôi đến thì học trò bắt đầu ra về, ai nấy đều vui vẻ được nghỉ một đợt vào những ngày đầu tháng mười một.
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng.
Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy.
Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.
Các bạn nữ sinh lại hỏi:
- Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc?
Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ một gương mặt trông hết sức hiền hậu, và kể lại là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào, nhưng chẳng may rơi mất, vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng...
Cậu bé tội nghiệp không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh.
Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.
Các nữ sinh nhìn nhau, vẻ mặt rất nghiêm chỉnh; một số nữa cũng kéo đến, bé có, lớn có, con em những công nhân nghèo cũng như con nhà giàu, tay ôm cặp sách. Một nữ sinh vào loại lớn, đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:
- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta hãy góp nhau lại.
- Mình cũng có hai xu đây, - một cô bé mặc áo đỏ nói, - thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào!
Thế là các nữ sinh lên tiếng gọi: “A-ma-li-a, Lui-gi-na, An-ni-na, một xu nhé. Ai có xu đưa đây!”.
Một vài cô mang tiền đi mua vở và mua hoa. Họ liền vội vàng đem tiền đến. Những cô khác bé hơn biếu những đồng trinh. Cô nữ sinh đội mũ cắm chiếc lông xanh, thu tiền và lên tiếng đếm:
- Tám, mười, mười lăm xu! Chưa đủ, phải thêm nữa!
Một chị con gái, hình như là phụ giáo, đi tới và cho một hào. Tất cả nữ sinh tíu tít hoan nghênh chị. Thế là chỉ còn thiếu năm xu nữa thôi.
- Kìa, các chị lớp bốn đang tới kìa, họ có tiền đấy, - một em bé nói.
Lớp bốn tới nơi, tiền lại càng nhiều. Các bạn nữ sinh xúm quanh cậu bé nạo ống khói; và thật là thích mắt nhìn cái cảnh cậu bé đen ngòm, hiền hậu, ở giữa đám nữ sinh xinh xắn, đáng yêu mặc quần áo đủ màu, tóc xõa phất phới, người cắm lông chim tươi màu, kẻ thắt ruy băng bằng lụa. Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua giữa các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.
Bỗng bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”.
Tức thì các nữ sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ.
Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà các bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và cả trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.
(Trích Những tấm lòng cao cả, Edmondo De Amicis)
Hướng dẫn giải:
– Biện pháp tu từ so sánh: xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa.
– Tác dụng: Giúp cho hình ảnh trong câu văn trở nên sinh động hơn; đồng thời nhấn mạnh sự sẻ chia và tấm lòng nhân hậu, hào hiệp của các bạn học sinh trong trường dành cho cậu bé nạo ống khói đáng thương.
(1 điểm) Qua văn bản, em rút ra được bài học nào?
Bài đọc:CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓI
Chiều qua, tôi đến khu nữ sinh, ở cạnh khu Ba-ret-ti của chúng tôi, để đưa cho cô giáo của em Siu-vi-a bài chép về truyện cậu bé Pa-đô-va mà cô muốn đọc. Trong khu có đến bảy trăm nữ sinh.
Lúc tôi đến thì học trò bắt đầu ra về, ai nấy đều vui vẻ được nghỉ một đợt vào những ngày đầu tháng mười một.
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng.
Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy.
Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.
Các bạn nữ sinh lại hỏi:
- Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc?
Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ một gương mặt trông hết sức hiền hậu, và kể lại là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào, nhưng chẳng may rơi mất, vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng...
Cậu bé tội nghiệp không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh.
Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.
Các nữ sinh nhìn nhau, vẻ mặt rất nghiêm chỉnh; một số nữa cũng kéo đến, bé có, lớn có, con em những công nhân nghèo cũng như con nhà giàu, tay ôm cặp sách. Một nữ sinh vào loại lớn, đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:
- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta hãy góp nhau lại.
- Mình cũng có hai xu đây, - một cô bé mặc áo đỏ nói, - thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào!
Thế là các nữ sinh lên tiếng gọi: “A-ma-li-a, Lui-gi-na, An-ni-na, một xu nhé. Ai có xu đưa đây!”.
Một vài cô mang tiền đi mua vở và mua hoa. Họ liền vội vàng đem tiền đến. Những cô khác bé hơn biếu những đồng trinh. Cô nữ sinh đội mũ cắm chiếc lông xanh, thu tiền và lên tiếng đếm:
- Tám, mười, mười lăm xu! Chưa đủ, phải thêm nữa!
Một chị con gái, hình như là phụ giáo, đi tới và cho một hào. Tất cả nữ sinh tíu tít hoan nghênh chị. Thế là chỉ còn thiếu năm xu nữa thôi.
- Kìa, các chị lớp bốn đang tới kìa, họ có tiền đấy, - một em bé nói.
Lớp bốn tới nơi, tiền lại càng nhiều. Các bạn nữ sinh xúm quanh cậu bé nạo ống khói; và thật là thích mắt nhìn cái cảnh cậu bé đen ngòm, hiền hậu, ở giữa đám nữ sinh xinh xắn, đáng yêu mặc quần áo đủ màu, tóc xõa phất phới, người cắm lông chim tươi màu, kẻ thắt ruy băng bằng lụa. Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua giữa các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.
Bỗng bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”.
Tức thì các nữ sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ.
Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà các bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và cả trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.
(Trích Những tấm lòng cao cả, Edmondo De Amicis)
Hướng dẫn giải:
– HS rút ra được bài học cho bản thân: Thấu hiểu, đồng cảm, thương xót cho những người có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời cần biết chủ động giúp đỡ, an ủi, động viên họ.
(4 điểm) Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé nạo ống khói trong văn bản trên.
Bài đọc:
CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓI
Chiều qua, tôi đến khu nữ sinh, ở cạnh khu Ba-ret-ti của chúng tôi, để đưa cho cô giáo của em Siu-vi-a bài chép về truyện cậu bé Pa-đô-va mà cô muốn đọc. Trong khu có đến bảy trăm nữ sinh.
Lúc tôi đến thì học trò bắt đầu ra về, ai nấy đều vui vẻ được nghỉ một đợt vào những ngày đầu tháng mười một.
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng.
Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy.
Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.
Các bạn nữ sinh lại hỏi:
- Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc?
Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ một gương mặt trông hết sức hiền hậu, và kể lại là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào, nhưng chẳng may rơi mất, vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng...
Cậu bé tội nghiệp không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh.
Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.
Các nữ sinh nhìn nhau, vẻ mặt rất nghiêm chỉnh; một số nữa cũng kéo đến, bé có, lớn có, con em những công nhân nghèo cũng như con nhà giàu, tay ôm cặp sách. Một nữ sinh vào loại lớn, đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:
- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta hãy góp nhau lại.
- Mình cũng có hai xu đây, - một cô bé mặc áo đỏ nói, - thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào!
Thế là các nữ sinh lên tiếng gọi: “A-ma-li-a, Lui-gi-na, An-ni-na, một xu nhé. Ai có xu đưa đây!”.
Một vài cô mang tiền đi mua vở và mua hoa. Họ liền vội vàng đem tiền đến. Những cô khác bé hơn biếu những đồng trinh. Cô nữ sinh đội mũ cắm chiếc lông xanh, thu tiền và lên tiếng đếm:
- Tám, mười, mười lăm xu! Chưa đủ, phải thêm nữa!
Một chị con gái, hình như là phụ giáo, đi tới và cho một hào. Tất cả nữ sinh tíu tít hoan nghênh chị. Thế là chỉ còn thiếu năm xu nữa thôi.
- Kìa, các chị lớp bốn đang tới kìa, họ có tiền đấy, - một em bé nói.
Lớp bốn tới nơi, tiền lại càng nhiều. Các bạn nữ sinh xúm quanh cậu bé nạo ống khói; và thật là thích mắt nhìn cái cảnh cậu bé đen ngòm, hiền hậu, ở giữa đám nữ sinh xinh xắn, đáng yêu mặc quần áo đủ màu, tóc xõa phất phới, người cắm lông chim tươi màu, kẻ thắt ruy băng bằng lụa. Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua giữa các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.
Bỗng bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”.
Tức thì các nữ sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ.
Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà các bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và cả trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.
(Trích Những tấm lòng cao cả, Edmondo De Amicis)
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé nạo ống khói trong văn bản trên.
c. Đảm bảo yêu cầu của kiểu bài:
HS triển khai bài viết dựa trên các yêu cầu sau:
– Phân tích được nhân vật dựa trên những phương diện được thể hiện như ngoại hình, hoàn cảnh, phẩm chất,…
– Chỉ ra được mối quan hệ giữa nhân vật với những nhân vật khác trong truyện.
– Nhận xét, đánh giá được về chủ đề, ý nghĩa, thông điệp của truyện được thể hiện qua nhân vật.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.