Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (6.5 điểm) SVIP
(1.0 điểm)
Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu văn sau: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!.
Bài đọc: TAM ĐẠI CON GÀXưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- “Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…”
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986)
Hướng dẫn giải:
- Nghĩa tường minh: Nêu lên mối quan hệ giữa con dù dì, con công và con gà.
- Nghĩa hàm ẩn: Chứng minh “tam đại con gà” (ba đời con gà) trong lời dạy “Dủ dỉ là con dù dì”của thầy đồ nhằm che đậy, lấp liếm cái sai, cái dốt của mình. → Thể hiện thái độ châm biếm, giễu cợt.
(0.75 điểm)
Truyện “Tam đại con gà” muốn khuyên răn những người đi học điều gì?
Bài đọc: TAM ĐẠI CON GÀXưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- “Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…”
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986)
Hướng dẫn giải:
Những thông điệp gửi gắm đến người đi học được rút ra từ tác phẩm: cần trung thực trong học tập; chớ nên giấu dốt kẻo sẽ để lại hậu quả khôn lường; cần mạnh dạn học hỏi không ngừng…
(0.75 điểm)
Hãy liên hệ với một nhân vật khác trong tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười dân gian em đã học cũng có một thói xấu nào đó đã bị đem ra châm biếm giống với anh thầy đồ trong truyện “Tam đại con gà”. (Nêu rõ nhan đề tác phẩm, tên nhân vật và chỉ ra thói xấu).
Bài đọc: TAM ĐẠI CON GÀXưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- “Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…”
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986)
Hướng dẫn giải:
- HS nêu đúng nhan đề tác phẩm (đoạn trích) và tên nhân vật.
- HS chỉ ra được cùng một thói xấu bị đem ra phê phán ở thầy đồ dốt truyện “Tam đại con gà” và nhân vật liên hệ.
Tiếng cười trào phúng bật lên từ truyện “Tam đại con gà” kín đáo nhắc nhở chúng ta về lòng trung thực. Trên cơ sở đọc hiểu tác phẩm kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy bàn về ý nghĩa của lòng trung thực trong cuộc sống.
Bài đọc: TAM ĐẠI CON GÀXưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- “Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…”
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986)
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lòng trung thực trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề; phối hợp các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để tạo tính chặt chẽ, logic, thuyết phục; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Liên hệ được với tác phẩm văn học.
- Giải thích khái niệm “trung thực”: là một đức tính quý báu của con người; là sự ngay thẳng, không nói sai sự thật; luôn tôn trọng và đứng về phía lẽ phải; không dối trá và sống đúng lương tâm mình.
- Ví dụ: không gian lận trong thi cử, không giấu dốt trong học tập, không tham lam những đối tượng thuộc sở hữu của người khác…
- Ý nghĩa của lòng trung thực trong cuộc sống: giúp lương tâm thanh thản; tránh được nhiều rắc rối; nhận thức đúng về bản thân mình để biết phấn đấu, hoàn thiện tốt đẹp hơn; có được sự tín nhiệm, tin tưởng, yêu quý của mọi người từ đó tạo lập được các mối quan hệ tốt đẹp; xưng dựng xã hội văn minh, công bằng, phát triển ổn định…
- Phê phán biểu hiện sai trái: hành vi, lời nói gian dối, lừa gạt, thiếu trung thực, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh…
- Cần phân biệt lòng trung thực với những hành động, lời nói bộc trực thiếu suy nghĩ làm tổn thương và ảnh hưởng đến người khác.
- Liên hệ bản thân về nhận thức và hành động.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.