Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Một thời đại trong thi ca (Phần 2) SVIP
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Phần 2)
Hoài Thanh
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
1. Nhan đề Một thời đại trong thi ca
2. Khẳng định sự phong phú và sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ
3. Xác định tinh thần thơ mới
4. Bi kịch cái tôi thơ mới và cách giải toả bi kịch của các nhà thơ
a. Bi kịch của cái tôi thơ mới
- Cái tôi thơ mới đáng thương và đáng tội nghiệp vì:
- Mất cốt cách hiên ngang thuở trước.
- Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch: càng đi sâu càng lạnh.
=> Cách trình bày của tác giả có tính khái quát cao (về sự bế tắc của cái tôi thơ mới và phong cách riêng của từng nhà văn), lập luận logic, chặt chẽ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có tính hình tượng.
- Nguyên nhân gây nên bi kịch của cái tôi thơ mới: Hoàn cảnh lịch sử.
Đất nước đang chịu cảnh đô hộ của Pháp. Các thanh niên trí thức cô đơn, buồn chán, họ muốn tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc, không có điểm tựa, không có niềm tin trong cuộc đời.
b. Cách giải toả bi kịch
- Lý do các thi sĩ thơ mới chọn con đường giải quyết bi kịch bằng cách gửi cả vào tiếng Việt:
- Tiếng Việt là văn hóa, tiếng nói của dân tộc Việt Nam: là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua.
- Họ tin vào các giá trị vĩnh hằng trong cội nguồn dân tộc: thể thơ, ngôn ngữ (vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai).
- Họ nhận ra để thay đổi nhìn nhận của phần đông công chúng thì phải dùng tiếng Việt để tăng độ tiếp cận.
=> Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín thông qua con đường giải quyết bi kịch vào tiếng Việt. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt. Bởi, họ tin rằng: tiếng ta còn, nước ta còn.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác giả đã bày tỏ nhận thức tinh tế, sâu sắc về tinh thần thơ mới và gửi gắm niềm tin vào sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.
2. Nghệ thuật
+ Cách lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết để làm rõ vấn đề.
+ Các nhận định luôn đi kèm bằng chứng cụ thể có tính thuyết phục cao.
+ Phối hợp các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, chứng minh, bình luận.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1:
Từ nội dung văn bản, có thể thấy nhan đề Một thời đại trong thi ca đã bao quát và cụ thể hoá được nội dung cùng chủ đề chính của tác phẩm. Nhan đề trực tiếp đề cập đến sự phát triển, điểm độc đáo của phong trào thơ mang tính đặc sắc và trở thành “thời đại” mới trong sự phát triển của thi ca Việt Nam.
Câu 2:
Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra bằng chứng cùng các lí lẽ về các bài thơ, gồm cả thơ mới và thơ cũ để so sánh với nhau.
Lí lẽ:
-
Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại.
Bằng chứng:
-
Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. [...]
Tác giả đã lập luận qua những bằng chứng, lĩ lẽ cụ thể để làm rõ sự phong phú và đặc sắc của nhiều cá tính sáng tạo trong phong trào Thơ mới.
Câu 3:
* Luận điểm:
- Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời mới nay - hay thơ mới - có thể gom lại trong hai chữ tôi và ta.
* Lí lẽ:
- Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với các nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu.
- Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước.
- Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi.
* Bằng chứng:
- Thơ Xuân Diệu:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
- Câu thơ của một nhà thơ cũ:
Ô hay! Cảnh cũng ửa người nhỉ!
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Câu 4:
Nội dung chính của phần 3 là: Bi kịch và cách giải tỏa bi kịch của các nhà thơ mới.
Một luận điểm có thể khái quát nội dung ấy: Bi kịch của các nhà thơ mới diễn ra sâu trong tâm hồn họ và gửi vào tiếng Việt là cách để họ giải quyết bi kịch đó.
Câu 5:
Phương thức nghị luận + biểu cảm.
Tác dụng:
Sự kết hợp giữa nghị luận và biểu cảm là giúp câu văn, đoạn văn vừa có sự logic, chặt chẽ, nhưng đồng thời cũng giàu cảm xúc, mang lại sự thuyết phục đối với người đọc, người nghe.
Câu 6:
Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh là:
-
Kết hợp hài hoà giữa lí lẽ, bằng chứng để tăng sức thuyết phục cho văn bản.
-
Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
-
Câu văn linh hoạt: dài, ngắn đan xen, kết hợp tạo nên biên độ nhịp trong câu.
Đặc điểm của phong trào Thơ mới là:
-
Là dòng văn học lãng mạn với nhiều tên tuổi lớn.
-
Các tác giả của phong trào Thơ mới đều có phong cách sáng tác cá tính, độc đáo.
-
Mạch nguồn cảm xúc chính chi phối cảm hứng sáng tác của tác giả thơ mới là nỗi buồn sầu, ảo não khiến họ muốn tìm đến thế giới riêng của mình.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây