Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích - Trần Đình Hượu) (Phần 2) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC
(Trích)
Trần Đình Hượu
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
2. Nghệ thuật lập luận:
* Luận điểm 1: "Chúng ta không có nền văn hoá đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật."
- Dẫn chứng:
+ Thể hiện ở các lĩnh vực văn học, tôn giáo, kĩ thuật, âm nhạc, kiến trúc,… đều không phát triển đến tuyệt kĩ.
+ Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.
+ Đối với những cái kì dị, cái mới cũng không dễ dàng hòa hợp.
+ Ít có khát vọng hướng đến những sáng tạo lớn, không đề cao trí tuệ.
=> Luận điểm 1 đưa ra một hạn chế to lớn của văn hóa dân tộc Việt Nam, đó là sức ì của ta đã cản trở ta phát triển mạnh mẽ làm nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa lớn của dân tộc.
* Luận điểm 2: "Người Việt Nam coi trọng cuộc sống hiện thế."
* Luận điểm 3: "Người Việt Nam ưa những gì vừa phải, chừng mực, không thích cái hoành tráng, cầu kì."
- Làm rõ ở màu sắc, quy mô, giao tiếp, trang phục…
- Các công trình kiến trúc quy mô vừa và nhỏ, hài hòa với thiên nhiên.
- Sinh hoạt: thích chừng mực vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường…
- Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.
- Kiến trúc: tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên.
- Lối sống: ghét phô trương, thích kín đáo, trọng tình nghĩa…
⇒ Văn hóa của người Việt Nam giàu tính nhân bản, luôn hướng đến sự tinh tế, hài hòa trên nhiều phương diện. Đó chính là bản sắc văn hóa Việt Nam.
* Luận điểm 4: "Tinh thần chung của nền văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà."
- Lối sống, quan niệm sống,…
- Ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn.
* Luận điểm 5: "Văn hoá Việt Nam là sự dung hợp giữa cái vốn có, cái riêng và tiếp thu cái bên ngoài."
- Văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo, cái được dân tộc sàng lọc, tinh luyện để thành bản sắc.
- Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam:
+ Nội lực: Là cái vốn có của dân tộc, đó là thành quả sáng tạo riêng của cộng đồng văn hóa, cộng đồng dân tộc Việt Nam.
=> Nếu không có thì nền văn hóa sẽ không có nội lực bền vững.
+ Ngoại lực: Quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa các giá trị văn hóa từ bên ngoài, và quá trình tích tụ, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại.
=> Nếu không chịu tiếp nhận ngoại lực thì không thừa hưởng đươc những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại, không thể phát triển, đồng thời không thể lan tỏa những nét đẹp của văn hóa Việt Nam vào nền văn hóa rộng lớn của thế giới.
3. Cách trình bày bài nghị luận:
- Cách nêu vấn đề nghị luận:
+ Nêu ngắn gọn, trực tiếp bằng một vế của câu mở đầu. Điều đó giúp người đọc xác định dễ dàng vấn đề nghị luận.
- Cách sắp xếp luận điểm:
+ Logic, chặt chẽ, thuyết phục.
=> Tác giả dựa vào biểu hiện nhiều mặt của văn hoá Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử: tôn giáo, văn chương, âm nhạc, kiến trúc, quân sự, lối sống, giao tiếp, ứng xử, việc tiếp thu các triết thuyết Nho, Phật, Lão,… để khái quát thành các luận điểm.
- Cách lập luận:
+ Tác giả sử dụng lập luận chặt chẽ, logic để tăng tính thuyết phục cho bài viết.
+ Lập luận của tác giả đi từ khái niệm đến thực trạng, từ thực trạng đến giải pháp.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây