Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Vị trí tương đối của hai đường tròn SVIP
Cho hai đường tròn (O ; R) và (O’ ; r) tiếp xúc với nhau tại A. Vẽ một cát tuyến qua A cắt hai đường tròn tại B và C. Chứng minh rằng các tiếp tuyến tại B và C song song với nhau.
Hướng dẫn giải:
Trường hợp 1: (O) và (O’) tiếp xúc trong.
Xét $\Delta OAC$, ta có:
$\frac{O^\prime B}{OC}=\frac{r}{R}=\frac{O^\prime A}{OA}\Rightarrow O^\prime B$ // $OC$.
Suy ra các tiếp tuyến tại B và C song song với nhau vì chúng lần lượt vuông góc với O’B và OC.
Trường hợp 2: (O) và (O’) tiếp xúc ngoài.
Ta thấy $\Delta O^\prime AB\backsim\Delta OAC$ (g.g) $\Rightarrow\frac{O^\prime B}{OC}=\frac{r}{R}=\frac{O^\prime A}{OA}$
$\Rightarrow O^\prime B$ // $OC$.
Lập luận tương tự như trên, ta được điều phải chứng minh.
Cho hai đường tròn ở ngoài nhau. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài AB (A, B là các tiếp điểm). Kẻ tiếp tuyến chung trong cắt AB tại C và D. Chứng minh rằng AC = DB.
Hướng dẫn giải:
Gọi các tiếp điểm của các tiếp tuyến chung trong là E, F, G, H như hình.
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: DE = DA, DF = CB, CA = CG và DH = DB.
Do đó: DE + DB = AB = CF + CA = 2AC + GF = 2BD + HE, do GF = HE nên AC = BD.
Cho đoạn thẳng AB. Kẻ tia Bx vuông góc với AB. Trên Bx lấy một điểm O sao cho BO = $\frac{1}{2}$ AB. Tia AO cắt đường tròn (O ; OB) ở D và E (D nằm giữa A và O). Đường tròn (A ; AD) cắt AB ở C.
a) Chứng minh $DE^2=AD.AE$.
b) Chứng minh $AC^2=CB.AB$.
c) Tia BD cắt đường tròn (A) ở P. Một đường thẳng đi qua D cắt đường tròn (A) ở M và cắt đường tròn (O) ở N. Chứng minh $\Delta DPM \backsim \Delta DBN$.
Hướng dẫn giải:
a. Tam giác DBE có đường trung tuyến BO bằng $\frac{1}{2}$ ED nên là tam giác vuông, suy ra $\widehat{DBE}={90}^\circ$
$\Rightarrow \widehat{OBE}=\widehat{DBA}$ (vì cùng phụ với $\widehat{DBO}$) (1)
Trong tam giác cân OBE, ta có $\widehat{OBE}=\widehat{OEB}$ (2)
Từ (1) và (2) ta được $\widehat{OEB}=\widehat{DBA}$.
Suy ra $\Delta ADB\ \backsim\Delta ABE$ (g.g) (Vì chúng có chung góc A).
Ta được $d\frac{AD}{AB}=\dfrac{AB}{AE}\Rightarrow AD.AE=AB^2$.
b. Từ kết quả câu a, ta có
$\frac{DE}{AE}=\frac{AD}{DE}\Rightarrow\frac{DE}{AE-DE}=\frac{AD}{DE-AD}$.
Lại có: DE = 2BO = AB (giả thiết) và AD = AC nên:
$\frac{AD}{AB}=\frac{AD}{AB-AC}\Rightarrow\frac{AB}{AC}=\frac{AC}{CB}\Rightarrow AC^2=CB.AB$.
c. $\Delta DAM\backsim\Delta DON$ (g.g) $\Rightarrow\frac{DM}{DN}=\frac{AD}{OD}$.
Tương tự, $\frac{DP}{DB}=\frac{AD}{OD}\Rightarrow\Delta DPM\backsim\Delta DBN$ (c.g.c).
Cho hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ cắt nhau tại $A$ và $B$. Gọi $I$ là trung điểm của $OO'$. Qua $A$ vẽ đường thẳng vuông góc với $IA$, cắt các đường tròn $(O)$ và $(O')$ tại $C$ và $D$ (khác $A$). Chứng minh rằng $AC = AD$.
Hướng dẫn giải:
Kẻ \(OH\perp CA,\) \(O'K\perp AD\) (H, K thuộc CD). Suy ra OH//O'K.
Vì vậy tứ giác HOO'K là hình thang có I là trung điểm của OO'.
Mà IA//OH//O'K (cùng vuông góc với CD).
Suy ra A là trung điểm của HK hay AH = AK.
Lại có do \(OH\perp CA,\) \(O'K\perp AD\) nên H và K lần lượt là trung điểm của AC và AD (đường kính - dây cung).
Suy ra AD = AC.
Cho hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ tiếp xúc ngoài nhau tại $A$. Gọi $M$ là giao điểm của một trong hai tiếp tuyến chung ngoài $BC$ và tiếp tuyến chung trong. Chứng minh $BC$ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính $OO'$ tại $M$.
Hướng dẫn giải:
Gọi I là trung điểm của OO'.
Có OB//O'C (cùng vuông góc vuông góc vói BC).
Suy ra tứ giác OBCO' là hình thang.
Có I và M lần lượt là trung điểm của OO' và BC nên IM là đường trung bình của hình thang vuông OBCO'.
Suy ra: \(IM\perp BC\) ; \(IM=\dfrac{OB+OC}{2}=\dfrac{OO'}{2}\).
Vì vậy BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO' tại M.
Cho ba đường tròn \(\left(O_1\right),\left(O_2\right),\left(O_3\right)\) có cùng bán kính $r$ và tiếp xúc ngoài nhau từng đôi một tại $A$, $B$, $C$. Tính diện tích tam giác có ba đỉnh là tiếp điểm.
Hướng dẫn giải:
Gọi A, B, C lần lượt là ba tiếp điểm của ba đường tròn.
Tam giác \(O_1O_2O_3\) đều có \(O_1A=AO_2\) nên A là trung điểm của \(O_1O_2\).
Tương tự B, C lần lượt là trung điểm của \(O_2O_3,O_3O_1\).
Suy ra: AB = BC = AC = r.
Thế nên ABC là tam giác đều cạnh r.
Vậy diện tích tam giác ABC là: \(\dfrac{1}{2}AB.AC.\sin\widehat{BAC}=\dfrac{1}{2}a.a.\sin60^o=\dfrac{\sqrt{3}}{4}a^2\).
Cho hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ tiếp xúc ngoài với nhau tại $A$. Qua $A$ vẽ một cát tuyến cắt đường tròn $(O)$ tại $B$ và cắt đường tròn $(O')$ tại $C$. Từ $B$ vẽ tiếp tuyến $xy$ với đường tròn $(O)$. Từ $C$ vẽ đường thẳng \(uv\) song song với đường thẳng \(xy\). Chứng minh rằng \(uv\) là tiếp tuyến của đường tròn $(O')$.
Hướng dẫn giải:
Nối OO', OB, OC.
Các tam giác OBA và O'AC cân tại O và O'.
Do \(\widehat{BAO}=\widehat{O'AC}\) nên \(\widehat{OBA}=\widehat{O'CA}\) .
Mặt khác do $xy$//$uv$ nên \(\widehat{yBA}=\widehat{ACu}\).
Suy ra \(\widehat{O'Cu}=\widehat{O'CA}+\widehat{ACu}=\widehat{OBA}+\widehat{yBA}=90^o\).
Suy ra \(O'C\perp uv\) hay $uv$ là tiếp tuyến của đường tròn (O').
Cho góc vuông $xOy$. Lấy các điểm $I$ và $K$ lần lượt trên tia $Ox$ và tia $Oy$. Vẽ đường tròn tâm $I$ bán kính $OK$ cắt tia $Ox$ tại $M$ ($I$ nằm giữa $O$ và $M$). Vẽ đường tròn tâm $K$ bán kính $OI$ cắt tia $Oy$ tại $N$ ($K$ nằm giữa $O$ và $N$).
a) Chứng minh hai đường tròn $(I)$ và $(K)$ luôn cắt nhau.
b) Tiếp tuyến tại $M$ của đường tròn $(I)$ và tiếp tuyến tại $N$ của đường tròn $(K)$ cắt nhau tại $C$. Chứng minh tứ giác $OMCN$ là hình vuông.
c) Gọi giao điểm của hai đường tròn $(I)$, $(K)$ là $A$ và $B$. Chứng minh ba điểm $A$, $B$, $C$ thẳng hàng.
d) Giả sử $I$ và $K$ theo thứ tự di động trên các tia $Ox$ và $Oy$ sao cho $OI + OK = a$ (không đổi). Chứng minh rằng đường thẳng $AB$ luôn đi qua một điểm cố định.
Hướng dẫn giải:
a) Trong tam giác OIK có:
|OK \(-\) OI| < IK < |OK + OI| hay \(\left|R-r\right|< IK< \left|R+r\right|\).
Vậy hai đường tròn (I) và (K) luôn cắt nhau.
b) Dễ thấy tứ giác OMCN là hình chữ nhật (Tứ giác có 3 góc vuông).
Mà OM = OI + IM = OI + OK;
ON = OK + KN = OK + OI.
Vậy OM = ON hay hình chữ nhật OMCN là hình vuông.
c) Gọi giao điểm của BK và MC là L và giao điểm của AB với MC là P.
Tứ giác IBKO là hình chữ nhật. Suy ra IB = OK.
Tứ giác MLBI là hình vuông nên ML = BI, BL = OK.
Từ đó suy ra \(\Delta BLP=\Delta KOI\). Vì vậy LP = OI.
Suy ra MP = ON = MC. Hay điểm C trùng với P.
Suy ra ba điểm A, B, C thẳng hàng.
d) Nếu OI + OK = a (không đổi) thì OM = MC = a không đổi. Suy ra điểm C cố định.
Vậy đường thẳng AB luôn đi qua điểm C cố định.