Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ SVIP
VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ
I. Định hướng
1. Định nghĩa
+ Khi nghị luận về một tác phẩm thơ nên đặt trong sự so sánh với những tác phẩm thơ khác để làm rõ hơn nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cần nghị luận.
+ Nghị luận về một tác phẩm thơ có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm.
Ví dụ:
+ Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
+ Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
+ Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên.
2. Những yêu cầu đối với kiểu bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm thơ (tác giả, vị trí của tác phẩm thơ; lí do lựa chọn tác phẩm;...).
- Đọc kĩ tác phẩm thơ, chú ý xác định các yếu tố hình thức (nhan đề, thể thơ, vần, nhịp, nhân vật trữ tình, phép điệp, đối, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cấu tứ,...) để từ đó phân tích chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cần nghị luận.
- Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các bằng chứng từ tác phẩm thơ cho mỗi luận điểm.
- Đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí.
- Liên hệ, so sánh với các tác giả, tác phẩm khác có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của nhà thơ.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ để diễn tả chính xác, truyền cảm những cảm nhận và rung động của em với các chi tiết, hình ảnh,... đặc sắc trong bài thơ.
- Suy nghĩ về giá trị, sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân mình.
II. Phân tích bài viết tham khảo Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây