Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội SVIP
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
I. Tri thức ngữ văn
1. Như thế nào là bài văn kể lại một hoạt động xã hội?
2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản.
Một bài văn kể lại một hoạt động xã hội có các yêu cầu sau:
-
Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.
-
Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.
3. Bố cục bài viết.
Bài viết có bố cục 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể, miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động xã hội; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Kết bài: Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.
II. Thực hành theo các bước.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Xác định đề tài
Hoạt động xã hội em đã tham gia:
-
Các hoạt động bảo vệ môi trường: Ngày Chủ nhật xanh, hưởng ứng giờ Trái Đất,..
-
Các hoạt động từ thiện: thăm mái ấm tình thương, phong trào nuôi heo đất giúp bạn vượt khó,..
-
Các hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng: cuộc thi tuyên truyền phòng chống ma túy, hội thi Lớn lên cùng sách để lan tỏa văn hóa đọc,..
-
Các hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử: thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, hoạt động về nguồn,..
-
….
- Mục đích bài viết
-
Người đọc bài viết này có thể là ai? Họ muốn thu nhận điều gì từ bài viết?
-
Tùy vào mục đích và đối tượng, xác định cách viết phù hợp.
- Chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn bè trong lớp, trong trường.
- Thu thập tư liệu
+ Lựa chọn ra những nguồn uy tín để tìm kiếm các tư liệu
+ Các sự việc này thì khá phong phú: hình ảnh, hiện vật, …
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý.
* Tìm ý:
- Xác định một số định hướng chung: Sự việc, không gian, thời gian diễn ra sự việc, diễn biến diễn ra hoạt động, quang cảnh và con người, suy nghĩ, cảm nhận của em.
- Ghi lại các sự việc.
* Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể.
Thân bài:
1. Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội: Đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động,…
2. Kể lại trình tự hoạt động.
- Sự việc 1
- Sự việc 2
- Sự việc 3
(Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động
- Nêu suy nghĩ tình cảm của bản thân.
Bước 3. Viết bài.
- Bám sát dàn ý đã thực hiện ở bước 2.
- Sử dụng ngôi thứ nhất.
- Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng,..nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.
- Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí, chọn lọc.
- Đảm bảo bố cục ba phần và chức năng từng phần.
- Chú ý lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Bước 4. Xem lại, chỉnh sửa và chia sẻ.
- Việc viết bài văn này giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong khi viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội?
- Nếu thực hiện lại bài viết này, em sẽ điều chỉnh thế nào để bài viết tốt hơn?
3. Dàn ý tham khảo.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Gợi ý: Hoạt động lá lành đùm lá rách.
Mở bài: Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể.
-
Có câu tục ngữ rằng: Lá lành đùm lá rách. Người Việt Nam nổi tiếng đoàn kết. Đó là lý do tại sao các hoạt động xã hội được tổ chức rất quan trọng và có ý nghĩa lớn.
Thân bài:
1. Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội: Đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động,…
-
Đơn vị tổ chức: Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Hà Nội.
-
Thời gian: Ngày 20 tháng 8 năm 2023.
-
Địa điểm: Tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La.
-
Mục đích hoạt động:
+ Lan tỏa tình cảm tới các bạn học sinh của tỉnh Sơn La.
+ Giúp cho các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành Hà Nội học tập, san sẻ tình yêu thương với các bạn đồng trang lứa nhưng có hoàn cảnh khó khăn.
2. Kể lại trình tự hoạt động:
- Sự việc 1: Một tháng trước ngày đi, nhà trường bắt đầu phát động phong trào nuôi lợn đất tại các lớp học, quyên góp sách vở, quần áo, đồ ăn.
-
Em có hào hứng với những phong trào này không?
-
Hoạt động ở trường trong tháng đó diễn ra như thế nào? (sôi nổi, đầy hào hứng, thú vị,..)
-
Em cùng các bạn trong lớp tham gia tích cực như thế nào?
- Sự việc 2:
-
Ngày 18 tháng 8, các lớp trong trường học cùng nhau đập lợn, quyên góp cho trường.
-
Các bạn học sinh cùng nhau giúp đỡ gói bọc sách vở, quần áo gọn gàng để mang tới điểm trường phổ thông dân tộc nội trú Sơn La.
-
Em cảm thấy như thế nào khi cùng cả trường tham gia hoạt động chuẩn bị đồ đạc?
-
Miêu tả khung cảnh ngày toàn trường cùng nhau chuẩn bị đồ đạc cho hoạt động “lá lành đùm lá rách”.
- Sự việc 3: 6 giờ sáng, ngày 20 tháng 8, các thầy cô Ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Tất Thành cùng một số bạn học sinh tham gia chuyến đi thiện nguyện tại tỉnh Sơn La, trong đó có em.
-
Cảm xúc của em lúc đó như thế nào? (hồi hộp, lo lắng hay hào hứng, phấn khởi,..)
- Sự việc 4: Tới điểm trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La. (Tỉnh Sơn La có khung cảnh như thế nào?; Những tòa nhà học tập và cư trú của các bạn học sinh ra sao?; Trang phục các bạn học sinh ở đây mặc như thế nào?; Em cảm thấy thế nào khi nhìn thấy những hình ảnh như thế?)
-
Các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành biểu diễn văn nghệ. Quan sát biểu cảm của các bạn học sinh tỉnh Sơn La.
-
Ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Tất Thành phát biểu chia sẻ, Ban giám hiệu trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La phát biểu chia sẻ, cảm ơn tới đoàn.
-
Trao quà cho các bạn học sinh, trao tiền mặt cho nhà trường.
-
Trò chuyện cùng các bạn học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La.
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động:
-
Hoạt động góp phần lan tỏa tình yêu thương tới những con người, những em nhỏ gặp khó khăn, thiếu thốn về cuộc sống.
-
Đây là một hoạt động vô cùng thiết thực và ý nghĩa.
- Nêu suy nghĩ tình cảm của bản thân: Mong muốn trong tương lai sẽ được tham gia nhiều hơn các hoạt động.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây