Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học SVIP
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Định hướng
1. Khái niệm
2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản
- Về nội dung: phân tích được nội dung chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung.
- Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
+ Mở bài: giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
* Đề bài: Phân tích, đánh giá truyện ngắn Bồng chanh đỏ.
- Sắp xếp bố cục:
- Phương diện nội dung của truyện:
- Những lí lẽ, bằng chứng đã được người viết sử dụng để làm sáng tỏ đặc sắc về nghệ thuật truyện Bồng chanh đỏ:
+ Việc xây dựng cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn:
- Bằng chứng: lá thư mở đầu câu chuyện có nhắc đến chim bồng chanh đỏ, kể chi tiết quá trình khó khăn bắt chim bồng chanh đỏ.
- Lí lẽ: lá thư đã mở ra dòng hồi tưởng để nhân vật kể lại kỉ niệm trong quá khứ; việc kể chi tiết quá trình bắt chim bồng chanh đỏ làm cho sự việc trả tự do cho chim trở nên bất ngờ, gợi nhiều suy ngẫm.
+ Chi tiết miêu tả chim bồng chanh đỏ:
+ Cách xây dựng tâm lí:
III. Hướng dẫn quy trình viết
* Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em phát động cuộc thi viết “Tác phẩm văn học trong tôi”. Em hãy chọn một tác phẩm văn học mình yêu thích (thơ hoặc truyện) để viết bài nghị luận và gửi cho ban tổ chức cuộc thi.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Trước tiên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Đề tài bài viết là gì? Lựa chọn đề tài như thế nào để bài viết hấp dẫn, lôi cuốn?
+ Mục đích viết bài này là gì?
+ Người đọc có thể là ai? Họ mong đợi nhận được điều gì từ bài viết của em?
+ Trên cơ sở đề tài, mục đích viết, người đọc đã xác định, em sẽ chọn cách viết nào cho phù hợp?
- Có hai nhóm tư liệu em cần thu thập:
+ Những ghi chép của bản thân khi đọc tác phẩm (giấy ghi chú, nhật ký đọc, sản phẩm sáng tạo,...). Nhóm tư liệu này giúp em khơi những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm, khơi gợi cảm hứng viết, xác định được luận điểm cần triển khai.
+ Những bài phê bình, phỏng vấn, tư liệu báo chí,... liên quan đến tác phẩm. Nhóm tư liệu này giúp em hiểu sâu hơn về tác phẩm cần viết, nắm bắt được các ý kiến khác nhau về tác phẩm.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
+ Chủ đề chính của tác phẩm là gì? Chủ đề ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm (qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện,...) và gợi ra thông điệp, suy nghĩ, tình cảm gì ở người đọc?
+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thể hiện ở những phương diện nào? Những nét đặc sắc về nghệ thuật biểu hiện như thế nào trong tác phẩm? (với văn bản thơ: chú ý vần, nhịp, hình ảnh thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ,...; với văn bản truyện: chú ý cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể, sự việc, chi tiết nghệ thuật,...).
+ Chọn lọc và sắp xếp các ý vừa tìm được thành dàn ý hoàn chỉnh. Với kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, có ba cách để triển khai luận điểm như sau:
- Cách 1: nêu luận điểm về chủ đề, sau đó nêu luận điểm về hình thức nghệ thuật.
- Cách 2: nêu luận điểm về hình thức nghệ thuật, nêu luận điểm về chủ đề.
- Cách 3: triển khai song song luận điểm về hình thức nghệ thuật và chủ đề (luận điểm 1 về chủ đề và hình thức nghệ thuật => luận điểm 2 về chủ đề và hình thức nghệ thuật => luận điểm 3 về chủ đề và hình thức nghệ thuật).
+ Lưu ý: Khi triển khai lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm, cần tránh sự trùng lặp về ý giữa các luận điểm. Một số bằng chứng có thể dùng để làm sáng tỏ cho nhiều luận điểm, nhưng với mỗi luận điểm, cách triển khai lí lẽ để phân tích, lí giải cần khác nhau.
Bước 3: Viết bài
- Từ dàn ý, em viết bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần chú ý:
+ Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Tách đoạn hợp lí và sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Sử dụng một số cách viết để mở bài và kết bài hấp dẫn như: trích những đoạn thơ cùng chủ đề với tác phẩm cần phân tích, trích dẫn danh ngôn, nhận định về tác giả, tác phẩm,...
+ Trong một số trường hợp, em có thể trao đổi với các ý kiến trái chiều về tác phẩm để làm cho nội dung bài viết thêm phong phú.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Đọc lại bài viết của mình và dùng bảng kiểm dưới đây để chỉnh sửa:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
Tiêu chí | Đạt | Chưa đạt | |
Mở bài | Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả | ||
Khái quát những nét đặc sắc của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật) | |||
Thân bài | Trình bày luận điểm về chủ đề tác phẩm | ||
Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ một vài khía cạnh nội dung chủ đề | |||
Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật | |||
Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm | |||
Kết bài | Khẳng định lại ý kiến về chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm | ||
Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm | |||
Diễn đạt | Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu | ||
Cách mở bài lôi cuốn, hấp dẫn | |||
Cách kết bài đặc sắc, ấn tượng | |||
Sử dụng hiệu quả các phép liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài viết |
- Ghi lại những điều cần lưu ý về cách viết kiểu bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây