Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng SVIP
Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?
Gợi ý:
* Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt, ...?
* Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?
- Em gặp bà tiên, ông bụt.... trong hoàn cảnh nào?
+ Nêu hoàn cảnh cụ thể em gặp được bà tiên, ông bụt. Vì là đoạn văn tưởng tượng nên việc gặp gỡ có thể diễn ra ở bất cứ đâu
+ Ví dụ:
- Gặp gỡ trong giấc mơ.
- Khi giúp đỡ một cụ già khó khăn và đó chính là bà tiên, ông bụt hóa thành để thử lòng mọi người.
- Khi em gặp khó khăn và đang không biết làm thế nào để giải quyết,...
- Em sẽ nói những gì?
+ Tùy vào hoàn cảnh gặp gỡ và những mong muốn, tâm sự của bản thân để lựa chọn những câu nói cho phù hợp.
+ Ví dụ:
- Chia sẻ với bà tiên, ông bụt về khó khăn của mình.
- Kể với bà tiên, ông bụt những cố gắng, thành tích mình đã đạt được.
- Thổ lộ với bà tiên, ông bụt về những mơ ước của bản thân.
- Xin bà tiên, ông bụt giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà em biết,...
- Bà tiên, ông bụt.... sẽ trả lời em thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?
+ Nêu lên suy nghĩ, cảm nhân về cuộc gặp gỡ.
+ Vì là kể chuyện tưởng tượng nên em cần đặt bản thân vào hoàn cảnh được gặp gỡ với bà tiên, ông bụt và mường tượng xem khi được gặp những người đó, được trò chuyện với họ (hoặc được họ giúp đỡ) thì bản thân mình sẽ thấy thế nào? (Ví dụ: bất ngờ, hạnh phúc, thú vị, xúc động,...)
2. Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...
* Câu mở đầu: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.
* Các câu tiếp theo:
- Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...: Dựa vào những
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.
3. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.
– Câu mở đầu có hấp dẫn không?
– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?
– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?
...
4. Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây