Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống SVIP
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
I. Tri thức ngữ văn.
1. Khái niệm.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống là kiểu văn bản thông tin, trình bày ý kiến; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét, giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.
2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về thời gian, địa điểm, tên tổ chức hoặc cá nhân nhận kiến nghị; thông tin về người viết kiến nghị; lí do, nội dung kiến nghị.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
3. Bố cục bài viết.
Bố cục văn bản thường gồm 3 phần:
- Phần mở đầu:
-
Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị của người viết (nếu có): Trình bày sát lề trái của văn bản.
-
Số kí hiệu văn bản (nếu có): trình bày sát lề trái của văn bản.
-
Quốc hiệu, tiêu ngữ: Trình bày ngang hàng với tên cơ quan, tổ chức chủ quản và số kí hiệu văn bản.
-
Địa điểm, ngày tháng năm.
-
Tóm tắt sự việc kiến nghị: trình bày giữa văn bản.
-
Thông tin về người viết kiến nghị, có thể gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, căn cước/ thẻ học sinh, sinh viên; địa chỉ thường trú; trình độ học vấn; cơ quan công tác/ học tập.
- Phần nội dung:
-
Nêu sự việc, vấn đề, lí do kiến nghị.
-
Nêu ý kiến đề nghị.
-
Đề xuất các hướng giải quyết của người kiến nghị (nếu có).
- Phần kết thúc:
-
Lời cam đoan (nếu có) hoặc khẳng định lại lí do ý kiến.
-
Lời cảm ơn.
Ngoài ra, có thể có phần phụ đính: gồm tài liệu kèm theo như văn bản, tài liệu, ảnh chụp.
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài viết tham khảo.
III. Trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu 1. Văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu nào về hình thức (bố cục, cách trình bày thông tin trong từng phần,…) của một bản kiến nghị?
Văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu nào về hình thức (bố cục, cách trình bày thông tin trong từng phần,…) của một bản kiến nghị:
- Bố cục: 3 phần (Mở đầu, nội dung, kết thúc)
- Cách trình bày thông tin trong từng phần: Phù hợp, chính xác, tường minh, dễ hiểu, rành mạch.
Câu 2. Liệt kê các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của bản kiến nghị.
Các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của bản kiến nghị gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt nội dung vấn đề kiến nghị, tên các tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị.
Câu 3: Vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị là gì? Nêu một số bằng chứng cho thấy nội dung kiến nghị đã được trình bày rõ ràng.
- Vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị: Về việc tạo không gian yên tĩnh, thuận lợi cho sinh hoạt, học tập.
- Nêu một số bằng chứng cho thấy nội dung kiến nghị đã được trình bày rõ ràng:
+ Đầy đủ 3 phần của một văn bản kiến nghị.
+ Nội dung phù hợp với từng phần của văn bản.
+ Trình bày rõ ràng logic từng nội dung.
+ Tách phần rõ ràng, khoa học.
- Xác định những nội dung chính được trình bày trong phần kết thúc bản kiến nghị.
Câu 4: Những nội dung chính được trình bày trong phần kết thúc bản kiến nghị.
Những nội dung chính được trình bày trong phần kết thúc bản kiến nghị: Trình bày mong muốn đơn kiến nghị được xem xét giải quyết, lời cảm ơn.
IV. Hướng dẫn quy trình viết.
Đề bài: Giả sử em được tập thể lớp giao nhiệm vụ viết bản kiến nghị gửi Ban Giám hiệu, đề nghị nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh hoặc có giải pháp xây dựng môi trường học tập tốt hơn. Hãy thay mặt lớp viết văn bản kiến nghị đó.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
Một số nội dung có thể kiến nghị là:
- Bổ sung nguồn sách tham khảo của thư viện.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho một môn học.
- Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng trường và giờ tan học.
…
Lưu ý: Bản kiến nghị sẽ ý nghĩa hơn nếu em chọn được những vấn đề thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, rèn luyện của học sinh.
Để bài viết đạt hiệu quả giao tiếp, trước khi viết, em xác định:
- Mục đích viết văn bản kiến nghị là gì?
- Cá nhân hay tổ chức nào có trách nhiệm nhận và giải quyết kiến nghị?
- Với mục đích, đối tượng đó, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?
- Tìm tư liệu liên quan đến bản kiến nghị bằng một số cách sau:
- Tìm tài liệu liên quan đến yêu cầu về đặc điểm và hướng dẫn viết văn bản kiến nghị trong sách hoặc Internet.
- Ghi chép các ý kiến của các bạn trong buổi họp lớp về vấn đề dự định kiến nghị, những đề xuất liên quan. Nếu vấn đề kiến nghị là của nhiều thành viên trong lớp cần thu thập đủ chữ kĩ của các bạn.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
Để hình thành ý tưởng cho bài viết, em cần trả lời các câu hỏi sau:
- Trường hợp lớp em đang tồn tại vấn đề gì có thể gây bất tiện, bất lợi cho học sinh hoặc những vấn đề có thể điều chỉnh, thay đổi để tạo môi trường học tập, vui chơi tốt hơn cho học sinh?
- Nội dung cụ thể của vấn đề cần kiến nghị là gì?
- Những giải pháp nào có thể giải quyết vấn đề đó?
- Người hoặc tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết?
- Có cần và có thể thu thập thông tin gì liên quan đến nội dung cần kiến nghị (ví dụ: ý kiến của học sinh, hình ảnh làm bằng chứng,..) hay không?
Sắp xếp các ý đã tìm theo trình tự bố cục văn bản:
Phần mở đầu: tên cơ quan, tổ chức (nếu có); quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm và thời gian viết kiến nghị; tên văn bản và tóm lược sự việc kiến nghị; người/ tổ chức nhận; thông tin cơ bản về người viết (lưu ý: nếu người viết đại diện cho ý kiến của tập thể, cần ghi rõ người viết được tập thể ủy quyền).
Phần nội dung: lí do kiến nghị, nội dung kiến nghị, đề xuất các hướng giải pháp liên quan đến vấn đề kiến nghị (nếu có).
Phần kết thúc: lời cảm ơn, chữ kí và họ tên người viết kiến nghị.
Bước 3: Viết.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
V. Dàn ý tham khảo.
Phần mở đầu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…, ngày… tháng… năm…
BẢN KIẾN NGHỊ
Về việc tổ chức một hoạt động ngoại khóa để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh
Kính gửi: Ban Giám hiệu trường……
Em tên là:………………………Sinh ngày… tháng…năm………
Lớp:..............................
Phần nội dung:
Gợi ý một vài lí do:
- Chỉ được học tập thông qua sách vở, thiếu trải nghiệm thực tế.
- Mong muốn phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết cho học sinh..
- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh.
Nội dung kiến nghị: kiến nghị Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.
Phần kết thúc:
Kính mong Ban Giám hiệu xem xét về những kiến nghị trên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của chúng em.
Lời cảm ơn: Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây