Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Yêu và đồng cảm SVIP
1. Tóm tắt câu chuyện tác giả đã kể và cho biết câu chuyện giúp tác giả nhận ra điều gì?
2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có sự đồng cảm khác với người thường ở chỗ nào?
3. Theo em, việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng gì?
Bài đọc:Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ. Thấy chén trà đặt phía sau quai ấm trà, nó chuyển đến trước vòi ấm. Thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp. Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ. Tôi cảm ơn:
- Cháu chăm quá, toàn dọn dẹp hộ chú thôi!”.
Nó trả lời: “Không đâu, chẳng qua thấy chúng như thế, cháu cứ bứt rứt không yên!”.
Đúng vậy, nó từng nói: “Đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó bực bội lắm đấy!”.
“Chén trà nấp sau lưng mẹ thì làm sao uống sữa được?"
“Giày chiếc xuôi chiếc ngược, làm sao chúng nói chuyện được với nhau?"
“Bím tóc của bức tranh thòng ra trước, trông như con ma vậy.”
Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này. Từ đó tôi quả thực cũng để tâm tới vị trí của đồ vật, tạo điều kiện để chúng được dễ chịu. Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội hoạ. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.
Hướng dẫn giải:
1.
- Tóm tắt câu chuyện tác giả kể: Cậu bé hàng xóm sang nhà và lật lại chiếc đồng hồ úp mặt, chuyển chén trà lên trước vòi ấm, đảo lại giúp chiếc giày ngước, giấu vào trong hộ dây treo tranh bị thò ra ngoài.
- Câu chuyện giúp tác giả nhận ra: Cậu bé có lòng đồng cảm với thế giới đồ vật. Tấm lòng đồng cảm của cậu bé đã khiến tác giả cảm phục, ngộ ra ý nghĩa lớn lao, đích thực của đồng cảm.
2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có tấm lòng đồng cảm khác với người bình thường ở chỗ:
- Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại, hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi.
- Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.
3. Việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng: giúp văn bản hấp dẫn, thuyết phục hơn ở cách nói, cách trình bày. Đây là cách thuyết phục dùng chính trải nghiệm, tình huống của bản thân, tác động đến cảm xúc và lí trí của người đọc.
1. Theo tác giả, góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?
2. Cái nhìn của người họa sĩ với mọi sự vật trong thế giới như thế nào?
Bài đọc:Hôm sau tới trường cấp ba dạy nghệ thuật, tôi cũng giảng cho các em thế này: Mọi vật trên đời đều có nhiều mặt, mỗi người chúng ta chỉ thấy được một mặt mà thôi. Ví như cùng một gốc cây, nhưng nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc, anh hoạ sĩ lại nhìn nhận nó dưới những góc độ khác nhau. Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Nhưng cái nhìn của anh hoạ sĩ lại khác hẳn ba người kia. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh họa sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích gì khác. Thế nên anh hoạ sĩ thường nhìn thấy khía cạnh hình thức, chứ không phải khía cạnh thực tiễn. Nói cách khác là chỉ thấy thế giới của Mĩ chứ không phải thế giới của Chân và Thiện. Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện, chúng ta chỉ thưởng thức dáng vẻ, màu sắc, hình clạng của sự vật, chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.
Bởi vậy một gốc cây khô, một tảng đá lạ chẳng có giá trị sử dụng gì cả, nhưng trong mắt các hoạ sĩ [...] lại là một đề tài tuyệt vời. Bông hoa dại không tên, trong mắt nhà thơ cũng đẹp đẽ lạ thường. Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.
Hướng dẫn giải:
1. Theo tác giả, góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện ở những người có nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó.
- Bác làm vườn thấy sức sống của nó.
- Chú thợ mộc thấy chất liệu.
- Anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó.
2. Cái nhìn của người họa sĩ đối với mọi sự vật trong thế giới: Anh họa sĩ chỉ thưởng thức dáng vẻ của sự vật hiện tại, không còn mục đích gì khác. Thế nên anh hoạ sĩ thường nhìn thấy khía cạnh hình thức, chứ không phải khía cạnh thực tiễn. Nói cách khác là chỉ thấy thế giới của Mĩ chứ không phải thế giới của Chân và Thiện. Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện, chúng ta chỉ thưởng thức dáng vẻ, màu sắc, hình dạng của sự vật, chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.
1. Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?
2. Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng nào giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?
Bài đọc:YÊU VÀ ĐỒNG CẢM
1. Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ. Thấy chén trà đặt phía sau quai ấm trà, nó chuyển đến trước vòi ấm. Thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp. Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ. Tôi cảm ơn:
- Cháu chăm quá, toàn dọn dẹp hộ chú thôi!”.
Nó trả lời: “Không đâu, chẳng qua thấy chúng như thế, cháu cứ bứt rứt không yên!”.
Đúng vậy, nó từng nói: “Đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó bực bội lắm đấy!”.
“Chén trà nấp sau lưng mẹ thì làm sao uống sữa được?"
“Giày chiếc xuôi chiếc ngược, làm sao chúng nói chuyện được với nhau?"
“Bím tóc của bức tranh thòng ra trước, trông như con ma vậy.”
Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này. Từ đó tôi quả thực cũng để tâm tới vị trí của đồ vật, tạo điều kiện để chúng được dễ chịu. Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội hoạ. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.
2. Hôm sau tới trường cấp ba dạy nghệ thuật, tôi cũng giảng cho các em thế này: Mọi vật trên đời đều có nhiều mặt, mỗi người chúng ta chỉ thấy được một mặt mà thôi. Ví như cùng một gốc cây, nhưng nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc, anh hoạ sĩ lại nhìn nhận nó dưới những góc độ khác nhau. Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Nhưng cái nhìn của anh hoạ sĩ lại khác hẳn ba người kia. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh họa sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích gì khác. Thế nên anh hoạ sĩ thường nhìn thấy khía cạnh hình thức, chứ không phải khía cạnh thực tiễn. Nói cách khác là chỉ thấy thế giới của Mĩ chứ không phải thế giới của Chân và Thiện. Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện, chúng ta chỉ thưởng thức dáng vẻ, màu sắc, hình dạng của sự vật, chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.
Bởi vậy một gốc cây khô, một tảng đá lạ chẳng có giá trị sử dụng gì cả, nhưng trong mắt các hoạ sĩ [...] lại là một đề tài tuyệt vời. Bông hoa dại không tên, trong mắt nhà thơ cũng đẹp đẽ lạ thường. Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.
3. Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày. Tấm lòng của hoạ sĩ thường đồng điệu đồng cảm, cùng buồn cùng vui, cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả; nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự được. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.
Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật. Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhịp cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ. Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.
4. Lòng đồng cảm của nghệ sĩ không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa, trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Nhà thơ thường nghe thấy chim cuốc kêu ra máu, con dế mùa thu, thấy hoa đào cười gió đông, bươm bướm dắt xuân về, nếu xét dưới góc nhìn thực tiễn thì những điều đó đều là lời lảm nhảm của nhà thơ. Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết đồng cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy. Hoạ sĩ và nhà thơ chẳng khác gì nhau, hoạ chăng là hoạ sĩ chú trọng đến hình dạng và tư thái mà thôi. Chưa đích thân trải nghiệm sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu hoạ nổi tùng bách. [...] Hoạ sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến thành bình hoa, cảm nhận cái lực của bình hoa mới thể hiện được cái thân của bình hoa. Tấm lòng chúng tôi phải chiếu sáng cùng với bình minh thì mới miêu tả được bình minh, dập dờn theo sóng bể lăn tăn thì mới khắc hoạ được sóng bể. Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.
5. [...] Người bình thường bẩm sinh ít nhiều cũng đã có sự đồng điệu đồng cảm với hình dạng tư thái của vạn vật rồi. Cách bày biện trang trí nhà cửa, hình đạng màu sắc đồ đạc, sở dĩ đòi hỏi mĩ quan, là để phù hợp với thiên bẩm ấy. Thấy toàn những hình đạng màu sắc đẹp đẽ, tâm hồn chúng ta cũng thư thái lây; trái lại nếu chỉ thấy rặt những hình dạng, màu mè xấu xí, chúng ta cũng đâm ra khó chịu. Có điều mức độ đồng cảm nông sâu cao thấp khác nhau. Có lẽ chẳng ai trên đời hoàn toàn vô cảm với thế giới của hình dạng và màu sắc cả, có chăng là kẻ tư chất nông cạn cùng cực hoặc là nô lệ của lí trí, ấy đúng thực là người “vô tình” vậy.
Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé. Bởi trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm. Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,... Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều! Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.
6. Các nhà phê bình nghệ thuật phương Tây khi bàn về tâm lí nghệ thuật,có cách nói gọi là “đặt tình cảm vào”, chỉ việc chúng ta đặt tình cảm của mình vào tác phẩm nghệ thuật hoặc thiên nhiên đẹp đẽ, đồng cảm với chúng, bấy giờ sẽ thể nghiệm được tư vị của cái đẹp. Chúng ta lại biết hành vi hoà mình này hay gặp nhất trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Chúng thường dốc hết hứng thú vào chơi đùa mê mải, quên cả đói rét mệt mỏi.
[...] Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hoà bình ấy.
(Phong Tử Khải, Sống vồn đơn thuần, Tố Hinh dịch,
NXB Hà Nội - Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam,
Hà Nội, 2020, tr. 268 - 273)
Hướng dẫn giải:
1. Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ là:
- Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.
- Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.
- Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé. Bởi trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm. Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,... Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều! Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
- Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hoà bình ấy.
=> Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ: Theo tác giả, chính trẻ em là người đã dạy cho nghệ sĩ và tất cả chúng ta về cách nhìn đời, cách nhận ra mối tương thông giữa vạn vật và về sự cần thiết phải duy trì sự hồn nhiên, vô tư trong suốt khi ứng xử với thế giới, với nghệ thuật.
2. Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ, đó là:
+ Có cái nhìn không vụ lợi về mọi đối tượng (không quan tâm đến "giá trị thực tiễn" của chúng).
- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả không chỉ là tình cảm tự nhiên thuần tuý của một người lớn giàu lòng nhân ái, mà còn là loại tình cảm được soi sáng, dẫn dắt bởi trí tuệ, bởi sự am hiểu sâu sắc bản chất của đời sống, của nghệ thuật.