em hãy thuyết minh về chiếc áo dài của dân tộc Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách.Sách mở ra cho ta thế giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi.Với tôi, việc đọc sách quan trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.
Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách.Có thể thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng nhiều.Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của học sinh.Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách.Ngoài ra, việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người.Và còn thêm rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta.Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác, đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để đi mua sách.
Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, bản thân tôi muốn đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách.Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.
Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ?,Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang?Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.
Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất.Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình.Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công.Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.
Thứ tư, tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái.Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để "nghiền" một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó...Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.
Thứ năm, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình. Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.
Tiếp theo, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có một câu lạc bộ sách.Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.
Tôi cũng khuyên bạn nên tham gia vào các sự kiện hội sách. Tại những địa điểm nhất định sẽ có những hội sách để mọi người có thể mua bán, đổi trả, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp bạn có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ khi mua sách cũ.
Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.
Bản thân tôi đã, đang và sẽ thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người. Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn ra công viên, những nơi công cộng, thay vì những chiếc điện thoại trên tay, mọi người đang cầm những cuốn sách. Hãy tưởng tượng trong khuôn viên trường, các bạn học sinh sinh viên ngồi trao đổi ý nghĩa của những cuốn sách mình đọc được thay vì túm tụm lại để bàn về một chiếc váy mới mua hay một trào lưu nào đó mới mẻ của giới trẻ. Hãy thử tưởng tượng trong những ngôi nhà, sau giờ ăn cơm, cha mẹ sẽ ngồi lại và đọc cho con nghe một cuốn truyện, một cuốn sách hay về cuộc sống thay vì những chương trình giải trí trên truyền hình. Thật sự tuyệt vời biết bao...Người ta thường nói sách vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Cả thế giới đang nằm trong tầm tay bạn, thực hiện được hay không là do bạn...Hãy thay đổi nhận thức ngay từ hôm nay để bước đến với những thế giới tri thức ý nghĩa của nhân loại. Tôi làm được, và bạn cũng thế!
#z
Sách được coi là "bách khoa toàn thư", nơi lưu trữ toàn bộ những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm của con người trong quá trình chinh phục thế giới, làm chủ cuộc sống. Bởi vậy đọc sách giúp con người mở rộng hiểu biết, nhận thức, từ đó trở thành những người "kế nhiệm" xứng đáng của cha ông đi trước . Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, vì vậy nếu may mắn được chọn là đại sứ văn hóa đọc, em nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm trong việc lan tỏa tinh thần đọc sách trong cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. Để thu hút sự quan tâm của mọi người, thay vì việc tuyên truyền qua báo chí, văn bản trước đó, em sẽ xin thêm kinh phí từ nhà nước để tổ chức những buổi tọa đàm, mitting hay những buổi giao lưu văn nghệ và mời những diễn giả, nhà văn, nhà thơ và những ca sĩ nổi tiếng hiện nay cùng tham dự. Việc kết hợp giữa việc tuyên truyền vai trò của việc đọc sách với hoạt động văn nghệ, giải trí sẽ làm cho việc tiếp nhận được tự nhiên, tự nguyện, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới trẻ hơn.
Câu 1
Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:
Câu 2
I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Phong trào Đông Du( 1905-1909)
2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)
a. Cuộc vận động Duy tân:
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)
II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
=>Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).
(Đọc thêm)
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Dạng năng lượng được tạo ra từ sự đàn hồi giữa quả bóng với bức tường
Bài làm
(1)Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 mà khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin ngày một nâng cao.(2) Trong xã hội đó ấy, làm việc gì cũng cần phải có hiểu biết, có trí thức , chính vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta.(3)“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. (4)Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời.(5) Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc.(6) Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp.(7)Học hành có ý nghĩa to lớn,cao cả như vậy, song không phải ai cũng có thể hiểu được mục đích của việc học và cách học thế nào cho đúng.(8)Thật đáng buồn thay cho những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực sự việc tiếp thu kiến thức của chính họ , điều đó dẫn đến việc không có kiến thức , ra đời không thể làm được gì.(9)Như vậy , học là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn.(10)Là học sinh , chúng ta cần chăm chỉ học tập đúng mực , học tập đúng cách , gạt bỏ sự lười học , tiếp thu kiến thức để ra đời có thể làm được nhiều việc giúp ích cho đất nước , cho tổ quốc Việt Nam.
Học qua các bài tập cũng là một cách tự học tốt. Làm bài tập giúp chúng ta củng cố lại những kiến thức đã học và hiểu bài hơn. Học tập còn giúp chúng ta có thêm sáng tạo trong các bài làm, nắm được kiến thức lâu dài. Vì thế nên có những dạng bài tập khác nhau để giúp học sinh nắm chắc bài hơn. Học thuộc bài cũng giúp ta nhớ đc kiến thức, nhưng phải biết áp dụng vào thực tế hàng ngày. Vậy nên học tập rất quan trọng, nếu mỗi người trong chúng ta biết tạo cho mình một thói quen tự học thì chúng ta sẽ hiểu được những điều mới lạ.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.