Ở câu: Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đề nhận thấy điều đó., cụm từ in đậm trong câu là thành phần gì? Nếu bỏ thành phần ấy, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiếc nón lá - hình ảnh thân thuộc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam không biết tự bao giờ đã âm thầm lặng lẽ đi vào thơ ca, được nhiều bạn đọc yêu thích. Nón lá từ lâu không chỉ là vật dụng chỉ để che mưa, che nắng, mà nó còn là biểu tượng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để có được những chiếc nón ấy, người thợ thủ công đã bỏ ra không ít công sức. Những làng nghề làm nón lá xuất hiện, được nhiều người ưa chuộng, yêu thích. Huế là nơi nổi tiếng hơn cả.
"Gió cầu vương áo nàng thôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ."
(Đông Hồ)
Nghề làm nón ở Huế đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua với nhiều làng nghề thủ công: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây,....Mỗi năm sản xuất hàng triệu chiếc nón đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những bàn tay nghệ nhân khéo léo đan từng chiếc nón, trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành sản phẩm.
Các công đoạn gồm: chọn khung, uốn vành, lợp lá,cắt hoa văn, chằm và đánh bóng bảo quản, cuối cùng đưa ra thị trường. Vì gồm nhiều công đoạn như thế, nghề làm nón cũng chia ra làm nhiều thợ, mỗi người một việc: Thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón,...
Để định hình chiếc nón,người nghệ nhân bắt đầu làm khung. Công đoạn đầu tiên là chuốt vành, công đoạn này yêu cầu người thợ phải khéo léo, chuốt sao cho các vành đều nhau, vừa vặn, không quá to hay quá nhỏ làm mất vẻ đẹp của nón. Vành nón được làm bằng gỗ nhẹ, mảnh, các vành ghép lại tạo cho chiếc nón lá có độ khum, độ tròn và có hình dáng nhất định. Mỗi chiếc nón thường có từ 15-16 vành, đường kính khoảng 50cm, làm từ gỗ cây lồ ô, câu mung có nhiều ở Thừa Thiên - Huế. Vành nón có tuổi thọ khoảng vài chục năm tùy thuộc vào người sử dụng. Có thể xem đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định rõ hình dạng chiếc nón lá, 16 vành nón còn được người dân nơi đây đặt cho cái tên ấn tượng nhưng dễ nhớ: "16 vành trăng".
Tiếp theo là công đoạn lợp lá - một công đoạn quan trọng không kém. Lá dùng để lợp nón là loại lá nón bình thường, nhưng chúng phải trải qua các giai đoạn chọn lọc tỉ mỉ và trải qua nhiều khâu: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng. Người nghệ nhân phải cân nhắc, cẩn thận sao cho lá nón giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Những chiếc lá nón được xếp đều lên vành, không bị chồng chéo nhau, tạo nên hình ảnh chiếc nón thanh mảnh, đầy nữ tính. Những người nghệ nhân sẽ đính những chiếc lá này cố định lên vành nón bằng một loại "chỉ" đặc biệt, cốt làm cho chiếc nón đẹp hơn, bền chắc hơn. Bình thường,mỗi vành nón xếp khoảng 24-25 chiếc lá đều nhau. Đến đây, chiếc nón lá đã phần nào được định hình, các bộ phận đều khá đầy đủ.
Sau công đoạn lợp lá là công đoạn đặt hoa văn. Biểu tượng giữ hai lớp nón lá thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu Ngói,.... được đặt hài hòa trong không gian nón, để khi soi dưới ánh nắng mặt trời, ta có thể nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp ấy. Chưa hết, những bài thơ nổi tiếng viết về Huế cũng được in cạnh bên, những bài thơ này thường được làm từ giấy bòng bảy màu, in nổi bật trên nền xanh trắng của lá nón. Nón lá với hoa văn đẹp mắt, tinh tế đã cuốn hút không biết bao nhiêu người dân hướng về quê hương Huế mộng mơ đầy yêu thương.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất: chằm nón. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân, chính vì lí do này mà thợ chằm nón đa số đều là nữ. Từng đường kim mũi cước mềm mại uốn cong theo vành nón, nhanh thoăn thoắt mà đều tăm tắp, đẹp biết bao nhiêu. Những đường cước mỏng viền quanh vành nón không làm mất đi vẻ đẹp vốn có mà nó còn tô điểm thêm cho nón lá, đồng thời, cũng giúp làm tăng độ bền cho nón. Nón lá sau khi hoàn tất sẽ được quét lên một lớp nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, không thấm nước. Cuối cùng, những sản phẩm đặc biệt này sẽ có mặt trên thị trường, ở các chợ, các cửa hàng lưu niệm.
Ở Huế đâu đâu cũng có các hàng nón lá: chợ Đông Ba, Bến Ngự,...đến chợ Sịa, Phò Trạch,.... Với vẻ ngoài hấp dẫn, chiếc nón đã trở thành một món hàng được nhiều người dân ưa chuộng, nhiều khách du lịch yêu thích. Ai đã từng đến Huế, đều tự mua cho mình chiếc nón bài thơ - một dấu ấn mang đậm nét riêng của người dân nơi đây. Hình ảnh chiếc nón lá được quảng bá khắp thị trường, các cô, các chị, ai cũng chuộng món hàng này, vừa đơn giản, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.
Cầm chiếc nón lá trên tay, ta không chỉ yêu từng đường kim mũi chỉ, từng đường nét hoa văn, mà còn yêu thêm xứ Huế tình nghĩa đầy mộng mơ, yêu thêm những vẫn thơ mộc mạc đậm chất trữ tình:
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
(Thu Bồn)
Nón bài thơ không chỉ là loại nón đơn thuần mà thực sự đã trở thành thương hiệu đặc sắc của dân tộc. Đây là sản phẩm thủ công mĩ nghệ đầu tiên được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lí 8/2010.
Nón lá, đặc biệt là nón bài thơ đã đi sâu vào lòng người qua các bài thơ mộc mạc, yêu thương, trở thành một nét riêng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là nhân dân xứ Huế. Dẫu cho hiện tại, bóng dáng chiếc nón lá không còn rợp bóng các con phố như ngày xưa, nhưng hình ảnh của nó vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân. Yêu thêm chiếc nón lá, yêu thêm con người Huế, yêu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam..... Và một điều chắc chắn rằng, dù thời gian có trôi đi vô tận, hình ảnh chiếc nón lá cùng chiếc áo dài truyền thống mãi tồn tại sâu sắc trong tâm khảm người dân. Chiếc nón lá mãi là biểu tượng của một dân tộc đầy yêu thương và sâu sắc.
Tham khảo:
Một trong những vấn đề luôn xảy ra trong trường học nhiều năm nay, qua nhiều thế hệ học sinh mà không thể không nhắc đến chính là hiện tượng nói chuyện riêng.
Tuổi học sinh là tuổi đẹp nhất bởi lúc này, chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, được học tập và vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, bởi đẹp nhất là tuổi học trò nhưng nghịch nhất cũng là học trò. Không khó bắt gặp những cô cậu học trò xúm nhau nói chuyện trong giờ, thì thầm to nhỏ rồi cười khúc khích trong khi thầy cô giáo đang giảng bài. Nói chuyện riêng trong giờ đôi khi không chỉ là nói bằng miệng, nhiều khi là những dòng viết tay trên trang giấy xé vội mà các học sinh lén truyền cho nhau. Có khi là ám hiệu bằng tay mà họ đã thống nhất từ trước để giao tiếp. Nói chuyện riêng thì lớp học nào cũng có, điều này gây nhiều rắc rối cho chính các bạn học sinh cũng như giáo viên.
Nguyên nhân của hiện tượng này không thể không nhắc đến do bản thân người học sinh đó không thích học hoặc cảm thấy những câu chuyện riêng cùng bạn bè thích hơn là nghe giảng bài. Có nhiều trường hợp là học sinh không muốn nghe giảng vì không nhận thấy được mục đích của việc học những kiến thức thầy cô đang giảng dạy. Bên cạnh đó, thời gian học quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi, khó tiếp thu thêm kiến thức trên nhà trường nên nói chuyện riêng trong giờ như một “phương pháp” để giải tỏa. Một nguyên nhân nữa là do bài giảng quá khô khan, không gây được sự chú ý, tò mò, muốn lắng nghe từ học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ học gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực: đối với học sinh, các bạn sẽ không tiếp thu được bài giảng; làm ảnh hưởng đến những bạn khác học tập; gián đoạn bài giảng của thầy cô. Còn thầy cô sẽ cảm giác khó chịu vì cảm thấy thầy cô giảng dạy nhưng không được học sinh lắng nghe; mất cảm hứng dạy học, đứt “mạch” bài giảng.
Để khắc phục tình trạng này, học sinh chúng ta cần biết tôn trọng thầy cô hơn, hạn chế tối đa việc nói chuyện riêng trong giờ; chăm chú nghe giảng để tiếp nhận thêm kiến thức. Về phía giáo viên, nhà trường: Cần thay đổi cách truyền đạt để hấp dẫn học sinh học tập hơn; cho học sinh cảm thấy sự quan trọng của việc học đối với cuộc sống sau này của các em. Các bậc phụ huynh cần động viên con em học tập; không chỉ trích mà cần lắng nghe con mình.
Mỗi người chung tay một chút, cố gắng một chút sẽ tạo ra một thế hệ học sinh tốt đẹp hơn và cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho tương lai và đặc biệt là hạn chế, khắc phục được tình trạng nói chuyện riêng.
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường… thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.