Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo suy nghĩ của mình, hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học là một hành động không tốt vì nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của cả lớp. Khi một số học sinh nói chuyện riêng trong giờ học, nó có thể làm phiền những học sinh khác và làm giảm tập trung của cả lớp.
Ngoài ra, nói chuyện riêng trong giờ học cũng có thể khiến giáo viên cảm thấy không hài lòng và khó kiểm soát lớp hơn. Việc giữ trật tự trong lớp học là rất quan trọng để giúp học sinh có môi trường học tập tốt nhất có thể. Nếu học sinh liên tục nói chuyện riêng, nó có thể khiến giáo viên phải dành nhiều thời gian và năng lượng để kiểm tra giám sát lớp hơn là tập trung giảng dạy và truyền đạt kiến thức.
Tóm tắt lại, nói chuyện riêng trong giờ học không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn học sinh khác mà còn ảnh hưởng đến giáo viên và toàn bộ quá trình học tập của lớp. Vì vậy, mình nghĩ rằng các học sinh nên tránh nói chuyện riêng trong giờ học và tập trung vào việc học tập để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Một số ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tình trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay.
* Thân bài:
- Thực trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay: Hiện nay một bộ phận học sinh có sự tha hóa về mặt đạo đức, mắc phải những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và nghiện hút thuốc lá. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng lên án, bởi các bạn vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà lại có những hành động đáng chê trách như vậy.
- Nguyên nhân học sinh hút thuốc lá:
+ Trước hết là do bản thân học sinh có nhận thức không đúng đắn. Tuổi học trò là tuổi muốn thể hiện và khẳng định bản thân mình, một số bạn có suy nghĩ sai lệch cho rằng phải hút thuốc lá, uống rượu bia,.. mới là sành điệu, như vậy bản thân mới được tôn trọng, đề cao. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc.
+ Thứ hai, có thể là do không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ phía gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương để con cái nhìn vào để học tập, noi theo, bởi vậy, trong gia đình nếu bố hoặc mẹ hút thuốc cũng là hình ảnh xấu có thể khiến đứa trẻ làm theo.
+ Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê.
- Tác hại khi hút thuốc lá:
+ Trước hết là ảnh hưởng tới sức khỏe của chính học sinh sử dụng thuốc lá, hút nhiều bào mòn sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả học tập.
+ Làm mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè, thầy cô.
+ Là học sinh chúng ta chưa làm ra tiền, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của bản thân sẽ dẫn đến hành vi lệch lạc như ăn trộm tiền của bố mẹ.
- Giải pháp.
+ Trước hết các bạn học sinh phải nhận thức được tác hại của thuốc lá, bỏ thuốc ngay từ bây giờ.
+ Gia đình cần quan tâm hơn đến con cái.
+ Nhà trường tăng cường thêm các tiết học ngoại khóa để học sinh thấy được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá.
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Học sinh phải nói không với thuốc lá.
Dàn ý chi tiết e dựa vào viết thành đoạn văn của mình nha:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tình trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay.
* Thân bài:
- Thực trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay: Hiện nay một bộ phận học sinh có sự tha hóa về mặt đạo đức, mắc phải những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và nghiện hút thuốc lá. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng lên án, bởi các bạn vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà lại có những hành động đáng chê trách như vậy.
- Nguyên nhân học sinh hút thuốc lá:
+ Trước hết là do bản thân học sinh có nhận thức không đúng đắn. Tuổi học trò là tuổi muốn thể hiện và khẳng định bản thân mình, một số bạn có suy nghĩ sai lệch cho rằng phải hút thuốc lá, uống rượu bia,.. mới là sành điệu, như vậy bản thân mới được tôn trọng, đề cao. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc.
+ Thứ hai, có thể là do không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ phía gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương để con cái nhìn vào để học tập, noi theo, bởi vậy, trong gia đình nếu bố hoặc mẹ hút thuốc cũng là hình ảnh xấu có thể khiến đứa trẻ làm theo.
+ Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê.
- Tác hại khi hút thuốc lá:
+ Trước hết là ảnh hưởng tới sức khỏe của chính học sinh sử dụng thuốc lá, hút nhiều bào mòn sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả học tập.
+ Làm mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè, thầy cô.
+ Là học sinh chúng ta chưa làm ra tiền, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của bản thân sẽ dẫn đến hành vi lệch lạc như ăn trộm tiền của bố mẹ.
- Giải pháp.
+ Trước hết các bạn học sinh phải nhận thức được tác hại của thuốc lá, bỏ thuốc ngay từ bây giờ.
+ Gia đình cần quan tâm hơn đến con cái.
+ Nhà trường tăng cường thêm các tiết học ngoại khóa để học sinh thấy được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá.
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Học sinh phải nói không với thuốc lá.
1. Mở bài:
Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.
2. Thân bài
- Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.
- Biểu hiện:
Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.
- Nguyên nhân:
- Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bệnh tật
- Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá
- Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn
- Do học đòi bắt chước, đua đòi với bạn bè
- Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái
- Tác hại:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
- Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.
- Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
- Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.
- Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chước hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.
- Biện pháp
- Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.
- Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.
- Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.
- Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát sao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.
- Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.
c. Kết bài:
- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
Nếu cuộc sống xưa chỉ mọi người chỉ mơ ước “ăn no mặc ấm” thì với xu thế phát triển ngày nay, mọi người ngày càng hướng tới “ăn ngon mặc đẹp”. Nhưng mặt trái của điều này là lối sống ăn chơi đua đòi của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Ăn chơi đua đòi là lối sống xa hoa, phung phí chạy theo thời đại, theo xu thế, theo những cái mới mẻ của xã hội. Người ăn chơi đua đòi không có lập trường riêng của bản thân mà chỉ luôn chạy theo, bắt chước xu hướng, phong cách của người khác.
Biểu hiện của sự ăn chơi đua đòi là ngay cả khi kinh tế gia đình không cho phép nhưng họ vẫn chơi bời, mua sắm quần áo, giày dép hàng hiệu. Thích vào những hàng, quán đắt tiền để thể hiện bản thân với bạn bè. Thích đua đòi, bạn bè có gì mình cũng phải có để “bằng bạn bằng bè”. Một số học sinh còn học đòi người nổi tiếng ăn mặc sexy ra đường, trang điểm “mắt xanh môi đỏ” khi đi học, họ nghĩ như vậy là nổi bật, là phong cách hơn người.
Thói đua đòi ngày nay không chỉ xuất hiện ở những người trẻ sống trong cuộc sống giàu có mà ngay cả những học sinh nghèo cũng đòi đua theo thời đại, vòi vĩnh, lừa lọc, ăn cắp số tiền mà bố mẹ dành dụm để nuôi họ ăn học.
Nguyên nhân của việc này là do ở độ tuổi đó các bạn trẻ thích được thể hiện bản thân, đẳng cấp của riêng mình nhưng họ hiểu sai cách để thể hiện bản thân nên đã đi vào con đường chơi bời, đua đòi. Một phần nguyên nhân khác xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ cho nên các bạn trẻ không được quản lí đã lêu lổng với lũ bạn xấu và nhiễm thói xấu.
Thói đua đòi ảnh hưởng rất lớn đến học tập và cuộc sống của các thế hệ trẻ. Họ mải mê chơi bời, ganh đua với người khác mà quên đi học tập, thường xuyên trốn học, bỏ học. Họ vì ăn chơi mà vay nặng lãi để rồi mang về cho bố mẹ một số nợ khổng lồ khó có thể trả. Thiếu tiền, họ bắt đầu đi cướp giật, trộm cắp,…
Người ăn chơi đua đòi là u nhọt, là gáng nặng của cả gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng và tránh xa thói xấu này, đừng dễ dàng bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Gia đình và nhà trường cũng phải thường xuyên quan tâm đến học sinh, con cái của mình để tránh con xa ngã, đi sai đường mà đánh mất bản thân.
Học một thói quen tốt cần rất nhiều thời gian nhưng theo một thói quen xấu lại rất dễ dàng. Cho nên, chúng ta cần bảo vệ bản thân tránh xa thói ăn chơi, đua đòi để trở thành một học sinh ngoan, có ích cho xã hội.
Tham khảo:
Một trong những vấn đề luôn xảy ra trong trường học nhiều năm nay, qua nhiều thế hệ học sinh mà không thể không nhắc đến chính là hiện tượng nói chuyện riêng.
Tuổi học sinh là tuổi đẹp nhất bởi lúc này, chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, được học tập và vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, bởi đẹp nhất là tuổi học trò nhưng nghịch nhất cũng là học trò. Không khó bắt gặp những cô cậu học trò xúm nhau nói chuyện trong giờ, thì thầm to nhỏ rồi cười khúc khích trong khi thầy cô giáo đang giảng bài. Nói chuyện riêng trong giờ đôi khi không chỉ là nói bằng miệng, nhiều khi là những dòng viết tay trên trang giấy xé vội mà các học sinh lén truyền cho nhau. Có khi là ám hiệu bằng tay mà họ đã thống nhất từ trước để giao tiếp. Nói chuyện riêng thì lớp học nào cũng có, điều này gây nhiều rắc rối cho chính các bạn học sinh cũng như giáo viên.
Nguyên nhân của hiện tượng này không thể không nhắc đến do bản thân người học sinh đó không thích học hoặc cảm thấy những câu chuyện riêng cùng bạn bè thích hơn là nghe giảng bài. Có nhiều trường hợp là học sinh không muốn nghe giảng vì không nhận thấy được mục đích của việc học những kiến thức thầy cô đang giảng dạy. Bên cạnh đó, thời gian học quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi, khó tiếp thu thêm kiến thức trên nhà trường nên nói chuyện riêng trong giờ như một “phương pháp” để giải tỏa. Một nguyên nhân nữa là do bài giảng quá khô khan, không gây được sự chú ý, tò mò, muốn lắng nghe từ học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ học gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực: đối với học sinh, các bạn sẽ không tiếp thu được bài giảng; làm ảnh hưởng đến những bạn khác học tập; gián đoạn bài giảng của thầy cô. Còn thầy cô sẽ cảm giác khó chịu vì cảm thấy thầy cô giảng dạy nhưng không được học sinh lắng nghe; mất cảm hứng dạy học, đứt “mạch” bài giảng.
Để khắc phục tình trạng này, học sinh chúng ta cần biết tôn trọng thầy cô hơn, hạn chế tối đa việc nói chuyện riêng trong giờ; chăm chú nghe giảng để tiếp nhận thêm kiến thức. Về phía giáo viên, nhà trường: Cần thay đổi cách truyền đạt để hấp dẫn học sinh học tập hơn; cho học sinh cảm thấy sự quan trọng của việc học đối với cuộc sống sau này của các em. Các bậc phụ huynh cần động viên con em học tập; không chỉ trích mà cần lắng nghe con mình.
Mỗi người chung tay một chút, cố gắng một chút sẽ tạo ra một thế hệ học sinh tốt đẹp hơn và cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho tương lai và đặc biệt là hạn chế, khắc phục được tình trạng nói chuyện riêng.
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường… thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.