K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4

cô ơi 

em lớp 4 cô hỏi câu tiếng việt lớp 4 ik

 

(1 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Bài đọc: Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yếu mềm và mãnh liệt như...
Đọc tiếp

(1 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Bài đọc:

Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Trích Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

0
(1 điểm) Em hãy chỉ ra thành phần biệt lập và tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:  Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Bài đọc: Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một...
Đọc tiếp

(1 điểm)

Em hãy chỉ ra thành phần biệt lập và tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:

 Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Bài đọc:

Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Trích Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

1

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Bổ sung rõ sự tiếc nuối tuổi 20 - độ tuổi trẻ trung, mãnh liệt nhưng những người lính ấy vẫn không ngần ngại mà lên đường tham gia kháng chiến, hiến sinh tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu nha

Nguyễn Đình Chiểu á

 

30 tháng 3

Mua sắm trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đầu tiên, nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức, bạn không cần phải đến cửa hàng và xếp hàng chờ đợi. Thay vào đó, bạn chỉ cần đặt hàng trên một trang web nào đó và đợi người giao hàng đến. Thứ hai, mua sắm mang đến sự lựa chọn đa dạng, bạn có thể dễ dàng so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm. Thứ ba, mua sắm trực tuyến thường đi kèm với những ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn, bạn có thể tìm được mức giá rẻ hơn so với thị trường. Cuối cùng, mua sắm giúp tiết kiệm tiền vì bạn không cần tốn tiền đi lại và ăn uống khi ra ngoài mua sắm.

28 tháng 3

Khi đọc "Chiếc lá đầu tiên" - Hoàng Nhuận Cầm, em không khỏi xúc động trước những kỉ niệm đẹp đẽ đã qua của nhân vật trữ tình. Trong hai khổ thơ đầu, nhân vật trực tiếp bày tỏ nỗi niềm tiếc nuối bởi thời gian trôi chảy nhanh "Em thấy không, tất cả đã xa rồi/ Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ". Theo dòng hồi tưởng, con người nhớ về kỉ niệm thuở ấu thơ với "hoa súng, tiếng ve, chùm phượng hồng". Đây chính là những hình ảnh đẹp đẽ, gắn bó cùng tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Ở các khổ thơ tiếp theo, chủ thể trữ tình tiếp tục bộc lộ tình cảm nhớ thương, hoài niệm về trường lớp, thầy cô và bạn bè. Bằng việc sử dụng điệp cấu trúc "Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu" tác giả đã nhấn mạnh dòng cảm xúc mãnh liệt, đậm sâu như dâng trào trong lòng người. Thời gian trôi đi, mang theo những kỉ niệm tươi đẹp, hồn nhiên nhất. Với ngôn ngữ thơ giản dị, giàu sức gợi, hình ảnh quen thuộc, Hoàng Nhuận Cầm thật thành công khi tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những khoảnh khắc ngồi trên ghế nhà trường. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, trái tim chân thành của tác giả.

Bài thơ "Chiếc lá đầu tiên" của Nguyễn Duy mở ra một bức tranh thiên nhiên mùa thu tinh tế và gợi cảm. Nét chấm phá đầu tiên của lá vàng rơi mở ra cả một thế giới suy tư về thời gian, sự sống và cái chết. Mỗi chiếc lá vàng rơi mang theo một quá khứ tươi tốt, một hiện tại mong manh và một tương lai tàn phai. Hình ảnh "lá đầu tiên" giống như một lời nhắc nhở rằng mọi sự khởi đầu đều ẩn chứa tiềm nguy cơ kết thúc, rằng cuộc đời là một hành trình tạm bợ mà con người phải trân trọng từng khoảnh khắc. Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định đầy sức mạnh: "Mùa xuân xanh tươi, rồi lại đến/ Mùa thu vàng rụng, nhưng còn ta." Lời thơ như một sự an ủi, một lời động viên trước sự khắc nghiệt của thời gian, rằng dù cuộc đời có vô thường thì bản thân con người vẫn còn đó, với sức mạnh của tình yêu và sự sáng tạo để vượt qua mọi thăng trầm.

28 tháng 3

Khi đọc "Chiếc lá đầu tiên" - Hoàng Nhuận Cầm, em không khỏi xúc động trước những kỉ niệm đẹp đẽ đã qua của nhân vật trữ tình. Trong hai khổ thơ đầu, nhân vật trực tiếp bày tỏ nỗi niềm tiếc nuối bởi thời gian trôi chảy nhanh "Em thấy không, tất cả đã xa rồi/ Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ". Theo dòng hồi tưởng, con người nhớ về kỉ niệm thuở ấu thơ với "hoa súng, tiếng ve, chùm phượng hồng". Đây chính là những hình ảnh đẹp đẽ, gắn bó cùng tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Ở các khổ thơ tiếp theo, chủ thể trữ tình tiếp tục bộc lộ tình cảm nhớ thương, hoài niệm về trường lớp, thầy cô và bạn bè. Bằng việc sử dụng điệp cấu trúc "Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu" tác giả đã nhấn mạnh dòng cảm xúc mãnh liệt, đậm sâu như dâng trào trong lòng người. Thời gian trôi đi, mang theo những kỉ niệm tươi đẹp, hồn nhiên nhất. Với ngôn ngữ thơ giản dị, giàu sức gợi, hình ảnh quen thuộc, Hoàng Nhuận Cầm thật thành công khi tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những khoảnh khắc ngồi trên ghế nhà trường. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, trái tim chân thành của tác giả.

28 tháng 3

Nói đến văn học Mỹ, người đọc thế giới thường nhắc tới O.Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất. Với một vốn sống phong phú, O.Henry đã sáng tác hơn 400 truyện ngắn và góp vào nền văn học Mỹ một tiếng nói rất riêng. Văn chương của O.Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo.

Tiếp xúc với thiên truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng", ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh.

Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: "Hãy tưởng tượng một tay thu ngân nào đó mang hóa đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nợ không thu một xu nhỏ". Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây.

Ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiếm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai.

Những họa sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy O. Hen-ri không thi vị hóa cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.

Câu chuyện xoay quanh một chiếc lá có lẽ không quá nhỏ nhưng chẳng lớn lao gì mấy để cho người ta, qua một cái sân rộng chừng sáu thước có thể quan sát được dễ dàng, Đó là chiếc lá cuối cùng của "một cây leo già cỗi, tàn héo, cạn nhựa sống, rễ đầy những bướu" khẳng khiu trơ trụi bám víu vào cái cây leo gầy guộc kia được bao lâu nữa mới gánh nặng của những cơn gió bấc rét cắt ruột.

Những trận mưa đập ào ạt, dai dẳng trên cửa sổ, trên mái hiên những đợt tuyết rơi..? Trong thực tế, thì chỉ qua bốn ngày gần đây hàng trăm chiếc lá lắt lẻo trên một dây leo héo hắt khiến tôi nghĩ đến một cuộc sống tàn lụi, mong manh, bị vùi dập phũ phàng mà gắng chịu đựng dũng cảm tồn tại

28 tháng 3

    Không chỉ là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, bất khuất Bác còn là một con người hết sức lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Những vần thơ hóm hỉnh như:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say

     Những vần thơ như vậy xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Bác. Đặc biệt trong thời gian đầu cuộc kháng chiến của dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phải hoạt động nơi rừng núi Cao Bằng, nhưng không vì thế mà tinh thần ung dung, lạc quan bị mất đi. Nó được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

     Mở đầu bài thơ gợi nên không gian hoạt động bí mật của Người ở Việt Bắc: Sáng ra bờ suối tối vào hang. Câu thơ tạo thành hai vế rất cân đối với nhau, thời gian sáng tối, không gian suối – hang, hoạt động ra – vào, cho thấy nhịp sinh hoạt hết sức nề nếp, đều đặn và hết sức nhịp nhàng của người.

     Đồng thời cũng cho thấy không gian hoạt động bí mật và còn hết sức khó khăn. Trong giai đoạn đầu, cách mạng còn non yếu, chưa có thế và lực nên phải hoạt động bí mật và gặp nhiều khó khăn nhưng người chiến sĩ cách mạng vĩ đại vẫn hết sức ung dung, tự tại. Quy luật vận động đó cũng khẳng định tinh thần làm chủ hoàn cảnh, chủ động, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

     Không chỉ khó khăn, thiếu thốn trong không gian sống, mà sự khó khăn ấy còn hiện lên trong cả bữa ăn, nơi làm việc của Bác:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

     Câu thơ cho thấy tâm thế ung dung, lạc quan của Bác. Núi rừng thiên nhiên Việt Bắc vẫn luôn sẵn sàng cháo bẹ, rau măng phục vụ cho người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ vừa cho thấy cái gian khổ, khắc nghiệt mà Bác phải đối mặt, nhưng đằng sau đó còn là nụ cười hóm hỉnh của một con người tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hết sức lạc quan yêu đời.

     Và hàng ngày Người vẫn ngồi bên bàn đá chông chênh viết Đường cách mệnh, phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Hai chữ chông chênh gợi lên tư thế không chắc chắn, không vững vàng, cho thấy những khó khăn chất chồng của hiện thực cuộc kháng chiến. Nhưng trên nền hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ, để thực hiện nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp của mình, quả đáng trân trọng và khâm phục.

     Dù hoạt động cách mạng gian khổ là vậy, nhưng câu kết của toàn bài lại đem đến cho người đọc sự bất ngờ, mà cao hơn chính là cảm phục: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang được hiểu là sang trọng, đầy đủ. Nhưng trong hoàn cảnh của Bác, ăn uống, nghỉ ngơi thiếu thốn trăm bề liệu có thật sang không?

     Đối với Bác điều đó không phải sang, mà cái sang nhất ở đây chính là dịch sử Đảng, là được hoạt động cách mạng để thực hiện lí tưởng đẹp đẽ của mình, đem lại độc lập, tự do, cho dân tộc. Giọng điệu thơ tự nhiên, dí dỏm, mà cũng rất khẩu khí, khẳng định tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng.

     Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ý tại ngôn ngoại, lời thơ hàm súc cô đọng, cùng với giọng điệu thơ hỏm hỉnh, vui đùa đã làm nổi bật lên chân dung người chiến sĩ cách mạng. Đó là một con người mang trong mình phong thái ung dung, lạc quan, mang trong mình lí tưởng cao đẹp, cứu nước, cứu đời.

28 tháng 3

hủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là một nhà quân sự tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một người nghệ sĩ chân chính . “Tức cảnh Pác Bó” được Bác Hồ sáng tác tại hang Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng vào năm 1941. Bài thơ có thể coi là một trong những sáng tác đặc sắc nhất trong đời hoạt động nghệ thuật của Người.

Tại hang Pác Bó, Người đã sống trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn và gian khổ nhưng trong hoàn cảnh ấy, Người vẫn vui vẻ, lạc quan…

Trước hết, hai câu thơ mở đầu đã tái hiện cuộc sống của Bác tại hang Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Hai câu thơ đã gợi mở không gian, thời gian và hoàn cảnh Bác sống rất cụ thể. Câu thơ đầu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” với nhịp ¾ cùng hình ảnh đối “sáng- tối”, “ra- vào” gợi nhịp sống đều đặn của Bác Hồ. Không gian sống, không gian sinh hoạt của người là ở “suối”, là “hang”, là những nơi thâm sâu cùng cốc, những nơi con người thường e ngại, không muốn sống tại đó. Tuy nhiên, đọc câu thơ, ta lại thấy tâm thế rất ung dung, chủ động đón của Bác.

Và bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, thanh dã đó là có cháo bẹ, có rau măng. Đây là những bữa ăn quen thuộc của Bác, lấy nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên nơi núi rừng và nó cũng gợi ta nghĩ về cuộc sống sinh hoạt của các bậc trí thức ngày trước. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, những bữa ăn có cơm ngon là điều rất khó. Nhưng Người lại nói “vẫn sẵn sàng”. Điều này cho thấy tinh thần rất lạc quan của Người…

Không chỉ sống trong không gian đầy hiểm trở với những bữa ăn đạm bạc mà bàn làm việc của Bác với:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Phiến đá bên bờ suối Lenin gợi ra sự không cân bằng, nhấp nhô nhưng vượt lên trên tất cả, Người vẫn quyết tâm làm việc. Người không ngại ngần những gian khổ để tìm ra con đường đi đúng cho dân tộc mình. Người cần tìm một lý tưởng đúng đắn. Như vậy, tại hang Pác Bó, với những bữa ăn thanh đam, với chỗ làm việc trên một phiến đá, những vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta vẫn sẵn sàng đón nhận, coi như đó là một lẽ tự nhiên trong cuộc đời. Hỏi rằng trên thế giới này có mấy vị lãnh tụ nào giống Bác?

Ba câu đầu, Bác tập trung nói về không gian mình sinh sống, làm việc và đến câu thơ cuối, Người cho rằng:

"Cuộc đời Cách mạng thật là sang”

Vì sao cuộc sống ở nơi thâm sâu cùng cốc đó, Người lại cho là “sang”? Cái "sang” ở đây có lẽ không phải đến từ những thức ăn, từ nơi làm việc mà “sang” vì tại đây, Người đã sống một cuộc đời Cách mạng, một cuộc đời cống hiến, vì nhân dân, vì đất nước và đó là một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích, qua đó chúng ta đã thấy chân dung tinh thần của một vị lãnh tụ- một con người không ngần ngại những gian khổ, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng vì dân vì đất nước.

Mỗi lần đọc bài thơ, ta lại nhớ đến hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Thế mới biết rằng hòa bình mà chúng ta đang hưởng, cuộc sống không có bom rơi đạn nổ ngày nay đã phải đổi lấy bao mồ hôi, công sức của lớp lớp thế hệ đi trước. Do đó, là những con người được sống trong bối cảnh hiện đại, không nghe thấy tiếng súng, chúng ta phải gìn giữ hòa bình, phải gắng sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ lúc sinh thời từng mong muốn.