Ngô Trần Hải Anh
Giới thiệu về bản thân
x=13835*7
x=96845
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Bổ sung rõ sự tiếc nuối tuổi 20 - độ tuổi trẻ trung, mãnh liệt nhưng những người lính ấy vẫn không ngần ngại mà lên đường tham gia kháng chiến, hiến sinh tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc
Tác giả Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn xuất sắc, các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980). Và đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” được rút ra từ tập truyện “Giữa trong xanh”. Truyện được viết vào một chuyến nhà văn đi công tác lại Lào Cai, ca ngợi những con người sống ở nơi non xanh lặng lẽ đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc.
Mở đầu tác phẩm là bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ của mảnh đất Lào Cai - nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc, nơi đây không hề mang vẻ hoang vu mà trái lại còn rất hữu tình và tráng lệ. Xe của đoàn vừa “trèo lên núi” đã thấy “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, trạm dừng là nơi “con suối có thác trắng xóa”, những cây thông “rung tít trong nắng”,…Trên nền của bức tranh thiên nhiên ấy, hiện lên hình ảnh cuộc sống của con người, làm cho bức tranh càng thêm nồng nàn, ý vị “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”.
Trong chuyến xe lên Lào Cai ấy, có bác lái xe vui tính, cởi mở và nhiệt tình với hành khách; có ông họa sĩ già nhưng vì tình yêu nghệ thuật nên vẫn khao khát những chuyến đi thực tế tìm kiếm cái đẹp, lúc nào ông cũng trăn trở một điều “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích”; bên cạnh đó là cô kĩ sư trẻ mới ra trường, tinh thần hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước vào cuộc sống bát ngát sau những năm tháng đại học khiến cho cô rất háo hức. Tại Sa Pa đoàn khách của tác giả đã được biết đến ông kĩ sư ở vườn rau, suốt đời làm việc nghiên cứu và lai tạo giống cây trồng phục vụ dân sinh và xuất khẩu.
Đồng chí ấy đã mười một năm không một ngày xa cơ quan, bỏ mặc hạnh phúc riêng tư. Tiêu biểu nhất cho con người nơi đây chính là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu tại đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Sống một mình trên đỉnh núi, anh thanh niên theo lời giới thiệu của bác lái xe là “người cô độc nhất thế gian”. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Hoàn cảnh làm việc một mình, đôi lúc thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết, mưa rét nhưng anh vẫn một mình xách đèn bão ra vườn lấy số liệu.
Chẳng cần có người giám sát, thúc giục, anh thanh niên vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Anh còn là một người rất lạc quan, yêu đời và có lối sống khoa học, sống một mình nhưng vẫn trồng hoa, chăn gà và đọc sách. Anh cũng rất nhiệt thành và chu đáo với mọi người, đồng thời rất khiêm tốn. Anh là tấm gương về một con người có lý tưởng sống đẹp, vì quê hương đất nước mà quên đi bản thân mình. Tóm lại những nhân vật trên đã tạo nên bức chân dung về những con người sống đẹp, hy sinh thầm lặng và cống hiến hết mình vì sự nghiệp của đất nước.
Có thể thấy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi rất trong sáng và nhẹ nhàng. Trên nền cảnh của thiên nhiên núi rừng Sa Pa, những con người hiện lên thật đáng yêu, đáng quý và đáng trân trọng.
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Bổ sung rõ sự tiếc nuối tuổi 20 - độ tuổi trẻ trung, mãnh liệt nhưng những người lính ấy vẫn không ngần ngại mà lên đường tham gia kháng chiến, hiến sinh tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc
đoạn thơ trên là những tâm tư tình cảm không chỉ của riêng tác giả mà có lẽ là của tất cả những người chiến sĩ độ tuổi 18 20. Đó là độ tuổi của sự trẻ trung, mãnh liệt, có biết bao nhiêu hoài bão. Vậy những người lính ấy có tiếc không? Có chứ, trong đoạn thơ có những câu thơ "Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc'' . Nhưng họ vẫn xung phong lên tiền tuyến, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, hiến dâng cả máu thịt cho Tổ quốc. Trên chiến trường khốc liệt, chắc hẳn bất kể người lính nào cũng Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Qua đoạn thơ, em còn được suy ngẫm về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước giàu đẹp để những hi sinh của những người lính không bao giời là lãng phí.
đoạn thơ trên là những tâm tư tình cảm không chỉ của riêng tác giả mà có lẽ là của tất cả những người chiến sĩ độ tuổi 18 20. Đó là độ tuổi của sự trẻ trung, mãnh liệt, có biết bao nhiêu hoài bão. Vậy những người lính ấy có tiếc không? Có chứ, trong đoạn thơ có những câu thơ "Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc'' . Nhưng họ vẫn xung phong lên tiền tuyến, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, hiến dâng cả máu thịt cho Tổ quốc. Trên chiến trường khốc liệt, chắc hẳn bất kể người lính nào cũng Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Qua đoạn thơ, em còn được suy ngẫm về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước giàu đẹp để những hi sinh của những người lính không bao giời là lãng phí.