K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2022

Những đêm hè

Khi ve ve đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng tre

Tiếng chổi tre

Đêm hè quét rác

Trong đêm khuya tĩnh mịch, nổi lên tiếng chổi soàn soạt trên mặt đường nhựa. Tiếng chổi như một âm thanh đều không dứt, tạo thành âm điệu chung cho cả bài thơ. Nó đặc tả sự vất vả, khó nhọc, kéo dài, không ngừng, không nghỉ:

Những đêm động

Khi cơn giông vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt, như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác.

Ở khổ thơ thứ nhất, mới nổi lên tiếng chổi tre xào xạc. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh chị công nhân quét rác được tác giả miêu tả với tình cảm thật trân trọng. Cái rét buốt của đêm đông, không gian vắng vẻ càng làm tôn vẻ đẹp của chị. Nhà thơ so sánh chị như bức tượng đồng thể hiện nét khỏe khoắn, đáng yêu của người phụ nữ lao động. Tấm lòng nhân ái của tác giả ẩn chứa sau từng câu, từng chữ.

Phố xá được dọn dẹp sạch sẽ từ ban đêm. Sáng hôm sau những gánh hoa từ các làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp theo đường Trần Phú, Điện Biên Phủ xuôi về các chợ trong thành phố. Hoa hồng, hoa cúc ngát hương, thược dược, cam chướng rực rỡ... Gách hoa đi đến đâu, con đường như nở rộ đến đó:

Sáng mai ra

Gách hàng hoa

Xuống chợ

Hoa Ngọc Hà

Trên đường rực rỡ

Hương bay xa

Thơm ngát

Đường ta...

Những con đường sạch sẽ không một chút rác rưởi vây bẩn màu hoa, không chút hôi hám làm vẩn đục hương hoa tinh khiết. Cuộc đời đẹp biết bao nhiêu! Có ai biết, ai nhớ tới công lao của những nữ công nhân quét rác?

Nhà thơ nhắc nhở hoa:

Nhớ nghe hoa

Người quét rác

Đêm qua

Nhắc nhở các em nhỏ:

Nhớ nghe em

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông

Gió rét...

Hãy luôn luôn nhớ để biết ơn, để kính trọng người lao động, từ đó có ý thức giữ gìn thành quả lao động, góp phần làm đẹp quê hương:

Giữ sạch lề,

Đẹp lối

Em nghe!

4 tháng 3 2022

Chào bạn, đây là một bài mẫu bạn có thể tham khảo nhé!

Bài làm

"Tiếng chổi tre" với những dòng thơ vài ba tiếng một, đã tạo nên một nhạc điệu đặc biệt, khó quên. "Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me/ Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác...". Nhịp ngắt 3-2-2-3-2-2 này với âm điệu hầu hết thuộc thanh không và thanh sắc là những thanh cao, khiến em mường tượng như nghe thấy tiếng chổi tre quét từng nhát mau gọn, dứt khoát trên mặt đường nhựa, giữa đêm khuya thanh vắng. Qua cảm giác trực tiếp này, em thấy một không khí riêng, một cái gì khiến mình xúc động, nghe xao xác vọng mãi trong lòng.

Từ âm hưởng ấy, nhà thơ đã làm sống lại trong em chân dung chị lao công quét đường. Đó là một bức chân dung thầm lặng mà sắc nét, cần mẫn, kiên trì, hoạt động trong những đêm hè khuya khoắt. "Khi ve ve - đã ngủ", trong những đêm đông "Khi cơn giông vừa tắt". Công việc quét rác đêm khuya ấy, chị làm không ai biết, một mình chịu đựng bẩn thỉu, hôi hám, chịu giá rét, chống lại cơn buồn ngủ trĩu mí mắt; một mình tự nguyện xa rời sinh hoạt, hạnh phúc thường tình của sự nghỉ ngơi ban đêm với người thân thuộc, giữa chăn ấm nệm êm...

Em còn cảm nhận thấy hình như đây không chỉ là bức chân dung miêu tả ngoại hình động tác bên ngoài, mà còn cao hơn thế. Nhà thơ phải chăng đã lột tả được chân dung tinh thần của những người lao động bình thường, thầm lặng trong xã hội ta, vất vả mà người đời ít ai biết đến? Bức chân dung đơn giản mà rực sáng lên vẻ đẹp của hi sinh, vẻ đẹp của những hoạt động dọn đường, "giữ sạch lề - đẹp lối" trên phố phường cho bao người qua lại. Hơn nữa, ẩn ý tượng trưng của bài thơ còn bao hàm một nội dung sâu xa, với những nét thơ tạo hình, tạo thành cả một bức tượng toàn thân rắn rỏi, uy nghi.

"Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng"

Những dòng thơ trên khác nào những đường dao điêu khắc thật sắc gọn, thật khỏe khoắn đã tạo nên bức tượng đầy ý nghĩa: Người mở đường.

Chính những câu nhắc nhở trong bài đã khiến em liên tưởng đến ý nghĩa trên của hình tượng chị lao công. Không chỉ một lần, mà nhắc đi nhắc lại : "Nhớ nghe hoa - Người quét rác - Đêm qua", "Nhớ nghe em - Tiếng chổi tre - Chị quét".

Không chỉ nhắc đi nhắc lại tiếng quét, tác giả còn nhắc đi nhắc lại về bối cảnh quét rác: "Những đêm hè - Đêm đông gió rét", nhấn mạnh đến cái thời điểm gian khổ gay go. Rõ ràng, chị lao công ở đây không chỉ là chị lao công ngoài trời. Trong văn học xưa nay, bao giờ cũng mượn cái này để nói đến cái kia, nổi bụi tre nhưng thâm ý là nhè bụi chuối, hình tượng văn hóa nghệ thuật bao giờ cũng đa nghĩa. Nhà thơ ở đây vừa trực tiếp miêu tả, ca ngợi chị lao công quét rác; vừa nhân đó mà ghi công cho bao nhiêu chiến sĩ không tên, đã thầm lặng gánh vác lấy công việc dọn đường, mở đường cho cuộc sống có thể vui đó lấy "Hoa ngọc hà... thơm ngát đường ta".

Nếu như để khỏi phụ công những người quét rác đêm khuya, chúng ta phải "giữ sạch lề - đẹp lối" của phố phường mỗi ngày, thì để đền đáp công ơn những người đi trước mở đường cho Tổ quốc độc lập thống nhất, tiến lên hiện đại hóa hôm nay, chúng em càng cần phải giữ lấy nề nếp tốt đẹp của truyền thống dân tộc, giữ vững kỷ cương đạo lí tốt đẹp, quyết chống lại những tệ nạn xã hội như xì ke, ma túy đang cố tình xả rác độc hại vào con đường đi tới của Tổ quốc ta hiện nay.

Chúc bạn học tốt nhé!

Bài 2. Đọc  văn bản sau và  thực  hiện yêu cầu bên dưới:                                MUỐI TO, MUỐI BÉ              Hạt muối Bé nói với hạt muối To: -         Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: -         Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!       Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa...
Đọc tiếp

Bài 2. Đọc  văn bản sau và  thực  hiện yêu cầu bên dưới: 

                              MUỐI TO, MUỐI BÉ

             Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

-         Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt:

-         Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!

      Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp…

            Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó.

            Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí  hửng kể:               - Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…

-         Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…   

                                                            (Theo Truyện cổ tích chọn lọc)

 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

           Câu 2. Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “dại”còn muối Bé lại thấy là “tuyệt lắm”?

           Câu 3. Khi vào mùa thu hoach, số phận của muối To như thế nào? 

           Câu 5. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên? (Chia sẻ bằng đoạn văn khoảng 5- 7 dòng) 

2
4 tháng 3 2022

1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2. Phân tích được cấu trúc ngữ pháp của câu văn đã cho. Mỗi thành phần được 0,25 điểm.

   Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

    CN           VN                 CN                        VN

3.  - Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “ dai” vì sẽ đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa.

- Muối Bé cho là “ tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân, được cống hiến sức mình cho trái Đất…

4. Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.

5. Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh:

- Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị riêng của mình.

- Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng cho đời những điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình.

15 tháng 3 2022

1a6 ftrrttrrtttttttttttttttttttttttttttttttttt

4 tháng 3 2022

1 tâm hồn trong trẻo

 

4 tháng 3 2022

-Muốn có được một cuộc sống tươi vuihạnh phúcchúng ta cần phải ý thức được điều này và bắt tay vào việc chăm sócgieo trồng những hạt giống tốt lành.

-Một tâm hồn trong sáng sẽ mang đến cho ta cuộc sống thật yên bình, cho dù có bất cứ khó khăn nào.

#HQX

4 tháng 3 2022

TK

Mối quan hệ giữa anh chị em trong một gia đình được nhân dân ta rất coi trọng từ xưa đến nay. Mối quan hệ ấy được nhân dân ta gửi gắm trong rất nhiều câu ca dao tục ngữ như “Anh em như thể tay chân”hay lá lành đùm lá rách”. Qua những câu ca ấy cha ông muốn khuyên như con cháu là những người có cùng một quan hệ huyết thống thì phải biết yêu thương đùm bọc lấy nhau, đừng gây xung đột lẫn nhau. Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau.    
4 tháng 3 2022

Tham khảo :

Tình cảm anh em là mối quan hệ giữ những người có cùng huyết thống với nhau. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề lợi dụng giả dối lẫn nhau.Đó là một thứ tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tính toán thiệt hơn.Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã đc ông bà cha mẹ dạy dỗ phải biết thương yêu kính trọng anh chị và nhường nhịn các em nhỏ.Tuy mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa khác nhau nhưng đó là lời nhắn nhủ của cha ông ta về đạo lí làm người. đã là anh em thì phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

HT

“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để biết hỏi cách biết người già nhất. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là Thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi bèn lắc đầu trả lời : – Ta ở dây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Hãy đến hỏi mẹ ta. Mẹ ta là Biển Cả. Thần Biển mặc áo xanh biếc đang ru con bằng những lời sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên ngọn núi xa xa và nói : – Hãy hỏi Thần Núi, Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì Thần Núi đã già rồi. Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp Thần Núi, Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng lắc đầu chỉ tay lên trời : – Hãy đến hỏi Thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta đã phải nhắm nghiền mắt vì nắng của Thần. Thần Mặt Trời còn có trước cả ta. Làm sao đến được chỗ Thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây hoa đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi: – Thưa cụ, tại sao  cụ lại ngồi đây ? Bà lão trả lời : – Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước, con tôi đi xa, cây đào này đang nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở, tôi lại ra hái một bông hoa để về nhớ đến con tôi. Một ý nghĩ vụt lóe lên, đoàn sứ giả xin phép bà lão trở lại kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nên nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này người ta mới biết mười hai lần trăng tròn rồi khuyết, hoa đào mới nở một lần. Lại kể về chuyện nhà vua, sau khi tìm được cách tính tuổi, ông rất vui mừng, cảm động và nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.”

                                           Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? Hãy kể tên một số văn bản cũng viết theo thể loại ấy?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

Câu 5. a. Khi “nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết.” thì em hiểu ba ngày ba đêm đó là những ngày nào của Tết nguyên đán hiện nay?

b. Hãy kể ra một vài phong tục trong ngày Tết của quê em?

c. Em có suy nghĩ gì về những phong tục này?

Câu 6. Em hãy giải thích nghĩa của từ:  sứ giả, phong tục?

 

1
9 tháng 3 2022

Caau 1 kể theo ngôi thứ 3; PTBĐ chính là tự sự

Câu 2 truyện cổ tích ; truyện Thạch Sanh, Tấm Cám

Câu 3: nội dung chính là quá trình tìm ra cách tính tuổi

Câu 4 là nhà vua

Câu 5: a) mùng 1 mùng 2 mùng 3

b) gói bánh chưng...

Câu 6: Su gia la nguoi duoc sai di lam mot viec gi do

Phong tục:Phong tục là thói quen sinh hoạt và cách sống lâu ngày đã ăn sâu vào đời sống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con người hình thành trong tiến trình lịch sử, có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được cộng đồng thừa nhận và tuân theo một cách tự giác


 

Tôi đứng trước giếng nước đầu làng quê này, tôi là cây bàng non mới mọc được có mấy tháng thôi. Sự sống đối với tôi mà nói bây giờ đang bắt đầu sinh sôi phát triển. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có mặt trên cuộc sống này. Thế nhưng một ngày kia tôi lại phải chịu những đau khổ của những trò chơi của lũ trẻ trong làng. Nó làm tổn thương cả thể trạng cũng như tinh thần tôi.

Khi ấy tôi là mới cao chừng có khoảng hai mét thôi, tán tôi chưa rộng, lá hãy còn ít, thân cây chưa to. Nói chung sự sống đối với tôi chỉ mới được bắt đầu. Thế nhưng tôi cũng có công góp những bóng mát cho thiên nhiên cảnh vật nơi giếng nước mái đình này. Màu xanh của tôi, bóng mát của tôi chưa đủ to nhưng thật sự thì tôi cũng có những lợi ích riêng của mình đấy chứ. Tôi đứng đây chứng kiến tất cả những hoạt động của những con người làng quê từ cuộc sống sinh hoạt cho đến những cuộc sống tinh thần. Những người dân làng vẫn thường ra đây gánh nước những chàng trai cô gái vẫn thường hẹn hò nhau ở nơi đây. Cuộc sống của tôi hạnh phúc cho đến một ngày.

Trong buổi sáng sớm tràn đầy nhựa sống và những hạt sương kia như tắm xông hơi cho tôi. Cây lá như đang say sưa tận hưởng những dưỡng chất từ những hạt sương cho đến những ánh nắng đầu tiên vậy. Ngắm bản thân mình tôi thấy trông mới đẹp làm sao cái màu xanh non mỡ màng đến thế nhưng khi ấy bỗng nhiên những câu nhỏ trong làng ở đâu kéo đến. Những chú bò được thả hết trên những triền đê còn chủ nhân của nó thì lại đến chỗ tôi không biết để làm gì. Bình thường thì những con người kia cũng hay đến đây chơi nhưng hôm nay bỗng nhiên chúng xuất hiện với một bộ mặt hào hứng lắm. Thế là chúng với tay bẻ cành bẻ lá của tôi. Than ôi tôi không hiểu sao chúng lại làm như thế nhưng nghe thấy một đứa nói rằng “Chúng mày hái thật nhiều vào thì mới để được nhiều sỏi” Hóa ra các cậu ta lấy lá của tôi để làm cho trò chơi. Tôi vừa nghĩ vừa đau đớn. Cảm giác như bạn mất đi, gãy đi những cánh tay của mình vậy. Tôi cố giằng co với lũ trẻ ấy. Sự sống của tôi mới bắt đầu kia mà. Tôi giật lại hết đằng này đến đằng kia những chiếc lá của tôi cũng căng ra không muốn đứt khỏi cành. Thế nhưng một mình tôi làm sao có thể chống lại tần ấy con người.

Tôi còn bé, tôi vẫn còn yếu ớt là vậy mà những đứa trẻ nghịch ngợm kia lại nỡ lòng hái lá bẻ cành của tôi. Tôi đau đớn ở những chỗ bị thương túa ra những giọt nhựa giống như là máu vậy. Ngày hôm ấy nắng đổ chang chang và tôi đau đớn như chết héo. Cả thân hình tôi không còn vẻ đẹp gì nữa thay vào đó là sự tàn tạ đến thê lương. Tôi buồn, buồn vì những người mà tôi yêu mến lại làm cho tôi đau đến như vậy.

Chiều buông xuống và đã có người để ý đến sự tàn tạ của tôi. Đó là bác trưởng thôn trong làng. Bác biết thủ phạm là ai và đã bắt chúng phải tưới nước cho tôi sống trở lại. Những đứa trẻ kia dường như cũng hiểu được việc làm sai của mình cho nên đã thay nhau chăm sóc tôi như một sự hối lỗi. Thế rồi lòng tôi cũng cảm thấy chút gì đó tha thứ và yêu lũ trẻ như ngày nào.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

Đây là văn kể lại cuộc trò chuyện của bàng non và phượng vĩ chứ ko phải trong vai bàng non đâu nha mn

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
3 tháng 3 2022

các bạn giúp mình vs nhé.  cảm ơn các bạn 

3 tháng 3 2022

Tham khảo :

Qua nét bút của nhà thơ Trần Đăng Khoa vẽ nên bức tranh thiên nhiên đồng quê . Trong bức tranh làng quê hiện lên qua những hình ảnh nhân hoá làm cho các sự vật đều trở nên sinh động , có hồn . Tạo nên 1 bức tranh đẹp thiên nhiên đồng quê tươi sáng , đẹp đẽ . Thể hiện cái nhìn hồn nhiên , trong sáng , vui tươi và tinh nghịch của nhà thơ . Nét độc đáo trong ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên : sử dụng thể thơ tự do , câu thơ ngắn gọn , linh hoạt , miêu tả sự vật trong trạng thái khiến thiên nhiên đều mang dáng dấp của con người 

Phần 1: Đọc-Hiểu.                             Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Ngày còn dàiCòn dai sức trẻ.Cuốc càng khỏe.Càng dễ cày sâu.Hát lên! ta chuộc cho mauNhanh tay ta cuốc ta đào đất lên.Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm.              (Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)Câu 1:a) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?b) Nội dung đoạn văn...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc-Hiểu.

                             Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày còn dài

Còn dai sức trẻ.

Cuốc càng khỏe.

Càng dễ cày sâu.

Hát lên! ta chuộc cho mau

Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

              (Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)

Câu 1:

a) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

b) Nội dung đoạn văn trên ?

Câu 2:

a) Tìm biện pháp tu từ hoán dụ có trong câu thơ:

                    "Bàn tay ta làm nên tất cả

       Có sức người sỏi đá cũng thành cơm."

b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3:

Những thông điệp mà tác giả muốn gửi qua những câu thơ đó là gì?

Giúp mình nhanh nhé mình đang cần gấp!

 

2
3 tháng 3 2022

biện pháp tu từ ẩn đụ

tác dụng : tăng sức gợi hình gợi cảm

                 nêu lên rằng sự chăm chỉ có thể làm bất cứ điều gì mà ta muốn

3 tháng 3 2022

1. a. PTBĐ chính của văn bản trên là biểu cảm.

b. Nội dung đoạn văn trên là thể hiện tinh thần lao động hăng say.

2. a. Biện pháp tu từ hoán dụ: bàn tay ta. 

b. Tác dụng: khiến hình ảnh thơ cụ thể hơn, gợi ra sức lao động của con người.

3. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua những câu thơ là khi con trẻ hay lao động hăng say, hết mình; hãy yêu lao động, làm việc chăm chỉ sẽ có được thành quả tốt đẹp.