K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

“Đúng là mới đầu khi được học online thì bọn con rất hứng thú vì được tiếp xúc với cách học mới, đặc biệt là qua công nghệ. Học online có rất nhiều cái lợi, giúp cho con mở mang  tầm nhìn, có nhiều kỹ năng mới có thể ứng dụng cho cuộc sống thường nhật.

Nhưng càng ngày càng phải học thêm nhiều môn, điều đó đồng nghĩa với việc bài tập nhiều hơn mà thời gian làm bài tập lại ít hơn. Con thì phải dạy sớm để học đến tận tối muộn. Cả ngày ngoài việc ăn, ngủ, học và 1 tiếng tập thể dục, thì con không còn thời gian để làm việc gì khác.

Việc học đối với con ngày càng trở nên áp lực và đôi khi nó biến thành nỗi ám ảnh. Nhiều lúc con có chút thời gian nghỉ cuối tuần nhưng trong đầu vẫn không thể không nghĩ đến số bài tập về nhà vẫn đang chờ con.

Những lúc như thế thì tâm trạng rất tệ, ám ảnh không còn muốn học bất cứ cái gì.

Những thi đua thành tích trong việc học online càng ép bọn con phải vào guồng học và đang dần mất đi thời gian cho bản thân mình.

Có quá nhiều bài phải làm cũng như áp lực và kỳ vọng từ nhà trường, gia đình. Con hoàn toàn hiểu rằng lớp 9 là một năm quan trọng nhưng con cũng mong muốn nhà trường có thể hiểu cho những áp lực của bọn con, để con có thể thoải mái hơn với việc học, cũng như có nhiều thời gian hơn cho những việc khác như nấu ăn, thể thao.

Con cho rằng thời gian này tuy là một quãng thời gian khó khăn, nhưng đó cũng là một cơ hội đáng quý để có thể dành thời gian nhiều hơn bên gia đình, thỏa sức với niềm đam mê riêng của mình.

Thực sự thì đôi khi con cảm thấy bất công vì mặc dù đây là nghỉ thay cho nghỉ hè, nhưng nghỉ hè bọn con có thời gian để học nấu ăn, làm bánh, tập edit video hay thư giãn. Nhưng kỳ nghỉ này cho con quá nhiều áp lực, thậm chí còn nhiều hơn cả khi đi học bình thường.

Con hoàn toàn hiểu rằng các cô cũng vì mong muốn cho bọn con được vào trường tốt và đạt được nguyện vọng của mình, nhưng đối với con việc học sẽ hiệu quả hơn khi bọn con có tâm trạng thoải mái đối với việc học, có thêm thời gian để hoàn thành bài tập trau chuốt hơn.

Cũng vì thế mà con mong rằng, chúng con sẽ được tạo điều kiện để thực hiện việc học song song với việc thư giãn, bổ sung kỹ năng mềm cho mình”.

5 tháng 12 2021

Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với  đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Ví dụ một số câu mở đầu bằng cụm từ Thân em và nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.

Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các. Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia.

bài : "thân em như tấm lụa đào nhé".

“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồng   Từng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta   Cho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đời   Dù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ) Câu 1a.  Đoạn thơ trên...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
   Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
   Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
   Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0
“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồngTừng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ taCho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đờiDù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ) Câu 1a.  Đoạn thơ trên được...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0
5 tháng 12 2021

ko nhá bạn

5 tháng 12 2021

có nhé láy âm đầu nhé