K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với  đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Ví dụ một số câu mở đầu bằng cụm từ Thân em và nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.

Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các. Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia.

bài : "thân em như tấm lụa đào nhé".

24 tháng 11 2021

tham khảo:

  Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

24 tháng 11 2021

bài ca dao trên là bài gì vậy bn

 

11 tháng 12 2021

công cha như núi thái sơn

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

một lòng thờ mẹ kính cha 

cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 

em thích câu ca dao bởi nó nói lên tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho chúng ta , với em mẹ là điểm tựa to lớn cho em dựa vào , bố là người che chở bảo vệ em trước cuộc đời này vuichúc bạn may mắn nha ☘

Tham khảo:

Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ (tg) thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả (tg) đã sử dụng biênh pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn (tlk) ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy (tlk) chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ.  Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha".  Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.