K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đó là cha nhé

tick cho mik

 

Hôm qua

người cha là nhân vật chính trong bài thơ''Người cha mang com hộp''
có những nhân vật là người cha.....

Hôm qua

Trong kho tàng văn học thế giới, "Bạch tuộc" của nhà văn Pháp Véc-nơ là một tác phẩm hấp dẫn và độc đáo, không chỉ bởi cốt truyện ly kỳ mà còn bởi những thông điệp sâu sắc mà nó truyền tải. Đoạn trích trong tác phẩm này không chỉ khiến tôi ấn tượng vì sự kỳ bí của con bạch tuộc mà còn khơi gợi lên trong tôi những cảm xúc mạnh mẽ về sức mạnh của thiên nhiên và sự kiên trì của con người.

Con bạch tuộc trong tác phẩm là một sinh vật đầy bí ẩn và có sức mạnh vượt qua sức tưởng tượng của con người. Trong đoạn trích, nó không chỉ là một con vật hung dữ mà còn là một biểu tượng của thiên nhiên hoang dã, vừa xinh đẹp, vừa đầy nguy hiểm. Khi nhà thám hiểm trong câu chuyện đối diện với bạch tuộc, tôi cảm nhận được sự đối đầu giữa con người và thiên nhiên, giữa sự tinh anh của trí tuệ con người và sức mạnh không thể đoán trước của tự nhiên. Những xúc cảm trong tôi như được đánh thức, tôi thấy sự vừa sợ hãi, vừa ngưỡng mộ, vừa khâm phục đối với sức mạnh của con bạch tuộc.

Mặc dù vậy, điều khiến tôi ấn tượng hơn cả chính là hình ảnh của những con người trong tác phẩm, những người không sợ hãi trước hiểm nguy mà luôn nỗ lực chiến đấu vì sự sống. Các nhà thám hiểm trong "Bạch tuộc" không đơn thuần là những nhân vật dũng cảm, họ còn là biểu tượng của tinh thần khám phá không ngừng nghỉ của con người. Đối với tôi, sự kiên trì và bền bỉ của họ trước sự tấn công của bạch tuộc là một thông điệp mạnh mẽ về nghị lực và ý chí của con người. Chính trong những khoảnh khắc tưởng chừng như tuyệt vọng ấy, con người mới thể hiện rõ rệt bản lĩnh và sức mạnh vượt lên trên mọi thử thách.

Tuy nhiên, con bạch tuộc cũng là một lời nhắc nhở về sự tôn trọng đối với thiên nhiên. Dù có sức mạnh lớn lao, con người không thể nào thắng nổi thiên nhiên một cách dễ dàng. Câu chuyện nhắc tôi nhớ rằng chúng ta, dù có thông minh và sáng tạo đến đâu, cũng chỉ là một phần trong thế giới tự nhiên rộng lớn và đầy bí ẩn này. Chính vì vậy, việc đối diện và hòa hợp với thiên nhiên là điều cần thiết để tồn tại và phát triển.

Kết thúc đoạn trích, tôi không chỉ cảm thấy sự thán phục đối với sức mạnh của con bạch tuộc mà còn tự nhủ phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên xung quanh. Cuộc sống không chỉ là sự đấu tranh mà còn là sự hòa hợp, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa con người và thế giới tự nhiên.

Tác phẩm "Bạch tuộc" đã để lại trong tôi những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đoạn trích này không chỉ là một câu chuyện về sự đối đầu gay cấn mà còn là một bài học quý giá về sự kiên cường và lòng tôn trọng đối với những điều xung quanh ta.

                              Tham Khảo Qua AI

Hôm qua

Với bản lĩnh của một vị thuyền trưởng, khi phải đối mặt với lũ bạch tuộc, Nê-mô vẫn rất bình tĩnh, yêu cầu các thủy thủ sẵn sàng chiến đấu với chúng: “Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này”. Nê-mô đã rất am hiểu về loài bạch tuộc để nhận ra rằng việc tấn công bằng súng đạn là vô nghĩa. Vì vậy, ông đưa ra giải pháp sẽ tấn công bằng rìu: “Đúng là khó. Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tiến công bằng rìu”.

Khi bước vào trận chiến, Nê-mô hiện lên là một con người mạnh mẽ, tự tin và quyết đoán. Ông dùng rìu chém đứt cái vòi khổng lồ. Chứng kiến cảnh một thủy thủ đứng trước mình bị bạch tuộc dùng vòi nhấc lên, Nê-mô nhanh chóng xông đến, tấn công và chặt ngay cái vòi của nó. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, thuyền trưởng Nê-mô ngay lập tức chạy đến, cắm phập vào mồm quái vật và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở đây, thuyền trưởng Nê-mô hiện lên đầy dũng cảm, bản lĩnh.

Với bản lĩnh của một vị thuyền trưởng, khi phải đối mặt với lũ bạch tuộc, Nê-mô vẫn rất bình tĩnh, yêu cầu các thủy thủ sẵn sàng chiến đấu với chúng: “Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này”. Nê-mô đã rất am hiểu về loài bạch tuộc để nhận ra rằng việc tấn công bằng súng đạn là vô nghĩa. Vì vậy, ông đưa ra giải pháp sẽ tấn công bằng rìu: “Đúng là khó. Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tiến công bằng rìu”.

Khi bước vào trận chiến, Nê-mô hiện lên là một con người mạnh mẽ, tự tin và quyết đoán. Ông dùng rìu chém đứt cái vòi khổng lồ. Chứng kiến cảnh một thủy thủ đứng trước mình bị bạch tuộc dùng vòi nhấc lên, Nê-mô nhanh chóng xông đến, tấn công và chặt ngay cái vòi của nó. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, thuyền trưởng Nê-mô ngay lập tức chạy đến, cắm phập vào mồm quái vật và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở đây, thuyền trưởng Nê-mô hiện lên đầy dũng cảm, bản lĩnh.

Với bản lĩnh của một vị thuyền trưởng, khi phải đối mặt với lũ bạch tuộc, Nê-mô vẫn rất bình tĩnh, yêu cầu các thủy thủ sẵn sàng chiến đấu với chúng: “Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này”. Nê-mô đã rất am hiểu về loài bạch tuộc để nhận ra rằng việc tấn công bằng súng đạn là vô nghĩa. Vì vậy, ông đưa ra giải pháp sẽ tấn công bằng rìu: “Đúng là khó. Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tiến công bằng rìu”.

Khi bước vào trận chiến, Nê-mô hiện lên là một con người mạnh mẽ, tự tin và quyết đoán. Ông dùng rìu chém đứt cái vòi khổng lồ. Chứng kiến cảnh một thủy thủ đứng trước mình bị bạch tuộc dùng vòi nhấc lên, Nê-mô nhanh chóng xông đến, tấn công và chặt ngay cái vòi của nó. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, thuyền trưởng Nê-mô ngay lập tức chạy đến, cắm phập vào mồm quái vật và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở đây, thuyền trưởng Nê-mô hiện lên đầy dũng cảm, bản lĩnh.Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô giúp tôi nhận ra cần phải bình tĩnh đối mặt với thử thách, khó khăn mới tìm ra được cách giải quyết phù hợp. Tôi cảm thấy yêu mến và ngưỡng mộ nhân vật này lắm!

     
Hôm qua

Mây, cây, cấy, thấy, cậy, trầy, chầy, thầy, thây, mấy, ..

Có rất nhiều từ có vần ây em nhé. 

4 giờ trước (21:32)

thầy,đầy.

Đọc văn bản sau: Hãy chăm sóc mẹ           Ngay sau khi được tin mẹ bị lạc, cô bực tức hỏi mọi người trong gia đình sao không có ai ra ga tàu điện ngầm Seoul đón bố mẹ. “Còn cô đã ở đâu?” “Tôi ư?” Cô mím chặt môi. Tận bốn ngày sau khi mẹ bị lạc cô mới biết tin. Mọi người trong gia đình cô đổ lỗi cho nhau về chuyện mẹ bị lạc nhưng ai cũng cảm thấy day dứt trong lòng. Rời khỏi nhà anh cả, cô...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Hãy chăm sóc mẹ

          Ngay sau khi được tin mẹ bị lạc, cô bực tức hỏi mọi người trong gia đình sao không có ai ra ga tàu điện ngầm Seoul đón bố mẹ.

“Còn cô đã ở đâu?”

“Tôi ư?” Cô mím chặt môi. Tận bốn ngày sau khi mẹ bị lạc cô mới biết tin. Mọi người trong gia đình cô đổ lỗi cho nhau về chuyện mẹ bị lạc nhưng ai cũng cảm thấy day dứt trong lòng.

Rời khỏi nhà anh cả, cô bắt tàu điện ngầm về nhà nhưng rồi lại xuống ở ga Seoul, nơi mẹ biến mất. Trong nhà ga người đông như nêm, họ chen lấn va quệt vào cô khi cô tìm đường đi tới chỗ mẹ bị lạc. Chắc mẹ cô cũng bị lạc trong tình trạng hỗn loạn như thế này. Mọi người xô đẩy cô khi cô đứng tại nơi mẹ đã tuột mất bàn tay bố. Không ai nói một lời xin lỗi. Có lẽ mọi người đã ào ạt đi qua như thế trong khi mẹ cô đứng đấy, không biết phải làm gì.

Người ta có thể lật lại hồi ức được bao xa? Hồi ức về mẹ thì sao?

Từ khi nghe tin mẹ bị lạc đến tận bây giờ, cô không thể tập trung suy nghĩ được gì. Những ký ức cô đã quên lãng từ lâu bỗng nhiên trỗi dậy. Nỗi ân hận cứ bám theo từng ký ức. Cô nhớ lại nhiều năm về trước, mấy ngày trước khi cô rời thị trấn quê nhà lên thành phố, mẹ dẫn cô ra cửa hàng quần áo ngoài chợ. Cô muốn chọn một chiếc váy trơn nhưng mẹ lại chọn cho cô một chiếc váy xếp nếp có đai và đường diềm.

“Cái này thế nào?” mẹ cô hỏi.

“Không,” cô nói rồi gạt đi.

“Tại sao? Con cứ mặc thử đi.”

Mẹ lúc đó còn trẻ, mở to mắt ngạc nhiên không hiểu. Chiếc váy xếp nếp ấy tương phản hoàn toàn với chiếc khăn cũ kỹ lem nhem mẹ đội trên đầu như hai thế giới tách biệt không ăn nhập gì với nhau.

“Trông trẻ con quá.”

“Thật sao?” Mẹ cô nói nhưng vẫn cầm chiếc váy ngắm nghía mãi không nỡ rời. “Nếu là con thì mẹ đã thử cái váy này,” mẹ cô lẩm bẩm.

Thấy mẹ có vẻ hơi buồn khi cô cho rằng kiểu váy đó trẻ con, cô nói, “Cái này có phải kiểu mẹ hay mặc đâu.”

Mẹ nói, “Không, mẹ thích kiểu này, chỉ có điều mẹ thì không mặc được.”

“Mình lẽ ra nên mặc thử cái váy đó”, cô thầm nghĩ. Cô khuỵu chân ngồi xuống có lẽ đúng chỗ mẹ cô đã từng ngồi. Vài ngày sau khi nhất quyết đòi mua váy trơn, cô đã đến chính sân ga tàu điện ngầm Seoul này cùng mẹ. Mẹ nắm chặt tay cô, bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang từ trên cao nhìn thẳng xuống, rồi băng qua quảng trường và đợi anh cả dưới chân tháp đồng hồ. Sao một con người như vậy có thể bị lạc? Khi ánh đèn từ con tàu đang vào ga vừa rọi tới, mọi người đổ xô lại, liếc xéo qua chỗ cô ngồi cứ như thể họ đang bực bội vì cô cứ ngồi trên lối đi.

Lúc mẹ bị xô tuột khỏi tay bố, cô đang cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc mẹ cô bị lạc ở ga tàu điện ngầm Seoul, cô đang cầm trên tay bản dịch tiếng Trung cuốn sách của cô tại một quầy sách ở triển lãm. Cô tự hỏi tại sao bố không đi taxi mà lại đi tàu điện ngầm chứ? Chỉ cần bố không đi tàu điện ngầm thì chắc đã không xảy ra chuyện này.

Bố cô nói ông đã nghĩ tại sao phải đi taxi khi ga tàu hỏa cũng nối liền với ga tàu điện ngầm? Có những khoảnh khắc mà người ta thường suy ngẫm lại sau khi có việc gì đó xảy ra, nhất là sau khi chuyện không may xảy ra. Khoảnh khắc mà người đó nghĩ, “Lẽ ra mình không nên làm vậy”. Khi bố cô nói với cả nhà rằng bố mẹ có thể tự tìm đến nhà anh Hyong-chol, tại sao khác với những lần trước anh chị em cô lại để bố mẹ làm thế? Bình thường mỗi lần bố mẹ lên thành phố thăm các con, trong số anh em cô vẫn có người ra ga xe lửa hay ga tàu điện ngầm Seoul đón họ. Điều gì khiến bố cô, vốn luôn dùng xe của nhà hoặc đi taxi mỗi lần lên thành phố, quyết định đi tàu điện ngầm vào cái ngày định mệnh ấy? Khi tàu điện đến, bố mẹ vội vã chạy lại. Nhưng lúc bố lên tàu, nhìn lại phía sau thì đã không thấy mẹ đâu. Đó là một buổi chiều thứ Bảy đông đúc. Mẹ lạc bố giữa đám đông, đoàn tàu lăn bánh khi mẹ hoàn toàn mất phương hướng. (...)

Bố cô xuống ở bến kế tiếp và quay lại ga tàu điện ngầm Seoul nhưng mẹ cô đã không còn ở đó.

“Dù không bắt được tàu nhưng sao có thể quên được đường cơ chứ? Bảng hướng dẫn ở đâu cũng có. Mẹ biết dùng điện thoại công cộng, chỉ cần đến bốt điện thoại là có thể gọi được mà.” Chị dâu cô một mực cho rằng chắc chắn đã có chuyện gì đó xảy ra với mẹ, rằng thật khó hiểu khi mẹ không thể tìm thấy nhà anh cả chỉ vì không lên đúng chuyến tàu điện ngầm như bố. Có điều gì đã xảy ra với mẹ ư? Đó là suy nghĩ của những người muốn nghĩ mẹ là một bà già quê mùa.

Khi cô nói, “Có thể mẹ đã bị lạc đường chứ chị,” thì chị dâu cô tròn mắt ngạc nhiên. “Chị biết dạo này mẹ thế nào rồi đấy,” cô giải thích nhưng chị dâu làm ra vẻ không hiểu cô đang nói gì. Nhưng thực ra cả gia đình đều biết tình trạng của mẹ dạo này. Có thể cô sẽ không tìm được mẹ.

(Shin Kyung Sook (2022), Hãy chăm sóc mẹ, Lý Hiệp Lâm – Lê Nguyễn Lê dịch, NXB Hà Nội, trang 13, 14.)

Chú thích: Câu chuyện kể về hành trình những đứa con của bà Park So Nyo tìm lại mẹ khi bà bị lạc. Trong quá trình đó, gia đình bà dần nhận ra những đau đớn, tổn thương, những bí mật khuất lấp của bà, và hiểu được tình yêu và sự hi sinh mà người mẹ này đã dành cho gia đình. Từ đó, tác phẩm mang đến thông điệp về tình yêu thương.

          Nhân vật “tôi” xuất hiện trong đoạn trích này là con gái thứ ba – Chi-hon.

Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2: Xác định điểm nhìn trong đoạn trích.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau:

“Lúc mẹ bị xô tuột khỏi tay bố, cô đang cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc mẹ cô bị lạc ở ga tàu điện ngầm Seoul, cô đang cầm trên tay bản dịch tiếng Trung cuốn sách của cô tại một quầy sách ở triển lãm.”

          Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng.

Câu 4: Những phẩm chất nào của người mẹ đã được thể hiện qua lời kể của người con gái trong tác phẩm?

Câu 5: Chi-hon đã hối tiếc điều gì khi nhớ về mẹ? Viết đoạn văn 4-5 câu nêu suy nghĩ về những hành động vô tâm có thể khiến những người thân tổn thương.

0
Đọc văn bản sau: Khi có một người đi khỏi thế gian (1) Có thể là buổi sáng khi chúng ta đang uống cà phê, có thể là một buổi chiều khi chúng ta đang trở về ngôi nhà của mình, và có thể một buổi tối khi chúng ta đang ngủ… chúng ta bỗng nhận được tin nhắn hoặc một cuộc gọi thông báo về một người bạn vừa rời bỏ thế gian. (2) [...] Quả thực, trong cách nghĩ thô thiển của mình, tôi luôn luôn bị ức...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Khi có một người đi khỏi thế gian

(1) Có thể là buổi sáng khi chúng ta đang uống cà phê, có thể là một buổi chiều khi chúng ta đang trở về ngôi nhà của mình, và có thể một buổi tối khi chúng ta đang ngủ… chúng ta bỗng nhận được tin nhắn hoặc một cuộc gọi thông báo về một người bạn vừa rời bỏ thế gian.

(2) [...] Quả thực, trong cách nghĩ thô thiển của mình, tôi luôn luôn bị ức chế bởi thế gian này quá chật chội. Chật đến nỗi cả trong giấc ngủ cũng thấy mình ở trong chen chúc, nồng nặc mùi mồ hôi kẻ lạ và bị vây bủa bởi ngàn vạn con mắt ngờ vực, soi xét. Nhưng khi biết có một người vừa rời khỏi thế gian, kể cả đó là người không hề có bất cứ mối quan hệ nào với mình thì mình cũng cảm thấy thế gian bị bắn thủng và để lại một lỗ hổng.

(3) Nhưng trùm phủ lên tất cả những gì tôi vừa nói trên là một lời nhắc nhở của ai đó. Lời nhắc nhở đó cụ thể là: “Ngươi hãy xem lại cuộc sống của ngươi”. Với cá nhân mình, tôi thường được nghe lời nhắc nhở đó. Chính thế, tôi nghĩ về sự ra đi khỏi thế gian này của con người là lời nhắc nhở của Tạo hóa đối với chúng ta. Hầu hết con người sống trên thế gian này, trong đó có cá nhân tôi, rất hay quên mình phải sống như thế nào với người bên cạnh.

(4) Có lần, một người bạn tôi đặt một câu hỏi nghe có vẻ rất “ngớ ngẩn”: “Tại sao chúng ta không sống với người đang sống như sống với người đã chết?”. Hình như câu hỏi này có điểm nào đó bất hợp lý nhưng tôi chưa biết bất hợp lý ở điểm nào. Nhưng nó có lý ở phía lý tưởng sống của con người. Đó là sự chia sẻ, cảm thông, hiểu biết, nhường nhịn, công bằng và thiện chí. Điểm hợp lý này đã trở thành cái đích của xã hội loài người mà con người trong suốt chiều dài lịch sử của mình luôn luôn tâm niệm và tìm cách đi tới.

(5) Trong thâm tâm chúng ta ai cũng có lần suy ngẫm lại hành xử của mình đối với một đồng nghiệp, một người bạn hay một người thân khi người đó rời bỏ thế gian ra đi mãi mãi. Chúng ta nghĩ nếu người đó sống lại chúng ta sẽ không bao giờ hành xử thiếu thiện chí, bất công, ngờ vực, đố kỵ, thiếu chia sẻ, dửng dưng… với người đó như một đôi lần khi người đó còn sống. Chính thế mà ở một phía ý nghĩa của cái chết, tôi nghĩ rằng: việc thi thoảng có một người đi khỏi thế gian là một cách Tạo hóa nhắc nhở sự quên lãng những ý nghĩa nhân văn trong đời sống của con người. Vậy tại sao khi người đó còn sống ở bên cạnh chúng ta trong gia đình, trong công sở, trong làng xóm hay trong khu phố thì chúng ta lại cảm thấy khó chịu, thấy ngờ vực và đôi khi căm ghét?

(6) Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho chúng ta quên lãng những phẩm chất tốt đẹp vẫn luôn luôn trú ngụ trong con người chúng ta là tính sở hữu dục vọng của mình. Chúng ta muốn sở hữu danh tiếng, sở hữu công việc, sở hữu một vị trí, sở hữu trí tuệ, sở hữu sự sáng tạo cho đến sở hữu một chiếc xe, một chỗ ngồi, một lối đi trước nhà mình, thậm chí sở hữu cả một cái bàn ăn trong một tiệm ăn. Nhưng thế gian lại không chỉ có một mình chúng ta. Thế là chúng ta tìm nhiều cách chống lại những người khác mà chúng ta cho rằng người đó là nguy cơ chiếm mất những gì chúng ta thèm khát sở hữu như một sự độc quyền.

(7) [...]Không ít những người đã và đang nghĩ rằng: cái chết là một điều gì đó khác với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ lâu nay. Có người nghĩ rằng: đời sống chúng ta đang sống là một cánh đồng. Còn cái chết là một cánh đồng bên cạnh mà chúng ta chưa hề biết. Vậy khi chúng ta đã sống một cách trung thực và không ân hận với đời sống hiện tại thì khi ra đi khỏi đời sống này chúng ta sẽ thanh thản. Chúng ta chưa có ân huệ gặp lại một người trở về từ cánh đồng bên cạnh (sau cái chết) kể cho chúng ta về đời sống ở nơi chốn đó như một người đã đến thăm những khu phố cổ ở Stockhome trở về và kể lại. Ngay sau đó, chúng ta có ước muốn đến thăm những khu phố cổ ấy. Nếu khi chúng ta nghĩ và tin sau cái chết là một cánh đồng sự sống khác thì chúng ta sẽ bớt đi lòng tham và sự ích kỷ của chúng ta.

(8) Có một hiện thực luôn luôn hiện ra trước chúng ta toàn bộ sự thật của nó là cái chết. Và trước sự ra đi khỏi thế gian này của đồng nghiệp, bạn bè và những người thân, quả thực chúng ta có những giờ phút sống chân thực. Và những phẩm tính tốt đẹp trú ngụ trong bóng tối dục vọng của chúng ta thức dậy và tỏa sáng. Nhưng rồi chúng ta lại quên ngay những điều kỳ diệu đó. Thế là, chúng ta lại hành xử với một người còn sống khác bên cạnh chúng ta với toàn bộ sai lầm mà chúng ta đã mắc phải với người đã ra đi trước đó. Bởi thế, cái chết, một quy luật tất yếu của thời gian đối với con người, nó chứa đựng một lời nhắc nhở những người còn sống hãy sống tốt hơn như con người có thể.

(https://vanvn.vn/khi-co-mot-nguoi-di-khoi-the-gian-tan-van-cua-nguyen-quang-thieu/)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn (7).

Câu 4: Tác giả bài viết cho rằng cái chết chứa đựng điều gì? Anh/chị có đồng tình với ý kiến ấy không? Vì sao?

Câu 5: Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?

0
Đọc bài thơ sau:                           Đất nước Tôi đi như bốc lên trên bụi đường số Một Qua gạch vụn hai bên, người đang tới dựng nhà, Nhịp cầu mới vươn tay kéo nhịp cầu đã sập Cây nham nhở tàn tro vừa kịp nhú nhành hoa...   Tôi gặp khắp nơi những bàn tay vun quén Tôi thuộc đến như in những vóc dáng cần cù Đất nước dám hy sinh tất cả dành Kháng chiến Ngày thắng giặc hôm nay, sẽ đủ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau:

                          Đất nước

Tôi đi như bốc lên trên bụi đường số Một

Qua gạch vụn hai bên, người đang tới dựng nhà,

Nhịp cầu mới vươn tay kéo nhịp cầu đã sập

Cây nham nhở tàn tro vừa kịp nhú nhành hoa...

 

Tôi gặp khắp nơi những bàn tay vun quén

Tôi thuộc đến như in những vóc dáng cần cù

Đất nước dám hy sinh tất cả dành Kháng chiến

Ngày thắng giặc hôm nay, sẽ đủ sức làm bù.

 

Mỗi em bé phút này tung tăng vào lớp Một

Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi,

Mỗi cô gái thu này bắt đầu may áo cưới

Đều đã đứng lên từ công sự bom vùi!

 

Đâu tiếng ru à ơi qua nghìn làng sơ tán?

Đêm thức trắng không đèn, chuyến phà chật mùa mưa?

Kỷ niệm vẫn theo ta, diết da và loé sáng,

Truyền sức sống hôm qua vào sức sống bây giờ!

 

Những thế hệ chiến tranh sẽ còn nguyên âm hưởng

Trong thế hệ hoà bình nối tiếp lớn theo nhau...

Gió lại thổi vào thu... Qua tất thảy

                        khổ đau và vui sướng,

Vị ngọt vẫn theo ta, từ Tháng Tám ban đầu!

                                     (Trích Đất nước, Bằng Việt, Đất sau mưa, NXB Tác phẩm mới, 1977, tr.8)

Câu 1: Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2: Đoạn thơ trên thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mỗi em bé phút này tung tăng vào lớp Một

Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi,

Mỗi cô gái thu này bắt đầu may áo cưới

Đều đã đứng lên từ công sự bom vùi!

Câu 4: Theo em, “vị ngọt” trong câu thơ cuối của đoạn trích là vị của điều gì?

Câu 5: Từ nội dung của đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩ của lòng yêu nước. 

0
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.      Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,      Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan,          Nước khe cơm vắt gian nan, Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.      Buổi chiến trận mạng người như rác,      Phận đã đành đạn lạc tên rơi,          Lập lòe ngọn lửa ma trơi, Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!      Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp,      Liều...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.

     Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,

     Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan,

         Nước khe cơm vắt gian nan,

Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.

     Buổi chiến trận mạng người như rác,

     Phận đã đành đạn lạc tên rơi,

         Lập lòe ngọn lửa ma trơi,

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!

     Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp,

     Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,

         Ngẩn ngơ khi trở về già,

Ai chồng con tá biết là cậy ai?

     Sống đã chịu một đời phiền não,

     Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,

         Đau đớn thay phận đàn bà,

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

     Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,

     Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,

     Thương thay cũng một kiếp người,

Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan.

                                  (Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh(1))

Chú thích: 

Văn tế thập loại chúng sinh còn được gọi là Văn chiêu hồn, là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Nôm của đại thi hào Nguyễn Du, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên Đông Dương tuần báo năm 1939 thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, GS. Hoàng Xuân Hãn lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802 - 1812).

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. 

Câu 2. Liệt kê những kiếp người xuất hiện trong đoạn trích.

Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong hai dòng thơ dưới đây:

Lập lòe ngọn lửa ma trơi

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!

Câu 4. Phát biểu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.

Câu 5. Từ cảm hứng chủ đạo của đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về truyền thống nhân đạo của dân tộc ta (trình bày khoảng 5 - 7 dòng).

1
12 tháng 11

Tiếp

BÀI 3

 

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 15.11.1971             Thằng Mỹ, nó là cái gì mà mơ hồ như thế? Đi bộ đội, mình cảm thấy hơi mông lung trong việc nhìn nhận kẻ thù. Hố bom còn toác ra ở trên đồi. Và cảnh làng xóm tiêu điều, bị tàn phá ngày 29.2.1968, ta đâu có quên. Mặt mũi thằng Mỹ thế nào. Hẳn đó cũng là khuôn mặt người bị bóp méo xộc xệch. Hẳn đó là bộ mặt nhăn nhúm trước ánh sáng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.

15.11.1971     

       Thằng Mỹ, nó là cái gì mà mơ hồ như thế? Đi bộ đội, mình cảm thấy hơi mông lung trong việc nhìn nhận kẻ thù. Hố bom còn toác ra ở trên đồi. Và cảnh làng xóm tiêu điều, bị tàn phá ngày 29.2.1968, ta đâu có quên. Mặt mũi thằng Mỹ thế nào. Hẳn đó cũng là khuôn mặt người bị bóp méo xộc xệch. Hẳn đó là bộ mặt nhăn nhúm trước ánh sáng mặt trời.

      Đêm ấy, thật đau lòng. Hồi chiều, bị ném 40 quả bom. Điện bị đứt lung tung. Làng xóm chìm trong tang tóc và bóng đêm. Ở ngay trước ngõ là một bát hương hiu hiu khói. Anh Phúc bị bom tiện đứt cả chân tay, nằm trong chiếc quan tài đỏ, ngọn đuốc nứa thổi phừng phừng, cái xe bò lăn lộc cộc… Sao giống “chiếc quan tài” như thế.

      Không, suốt đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miền Nam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước trong mát - cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên, nhí nhảnh… Thằng Mỹ, nó thế nào? Trời ơi, sao lâu quá. Bây giờ cái khao khát nhất của ta - cái day dứt trong ta là khi nào được vào miền Nam, vào Huế, Sài Gòn - xọc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù.

      Ta ngồi đây, thanh bình như thế. Nhưng ở cuối trời Tổ quốc, bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đang đổ máu, đang giập gẫy từng khúc xương, đang bị kẻ thù đày đọa và các đồng chí của ta, anh Giải phóng quân kiên cường đang nín thở đợi giờ xung trận, đang đói rét và đau nhói vết thương, trên một cánh rừng già.

      Vậy mà, lại đến giờ đi ngủ. Những cơn gió liu riu trên cành tre đưa ta vào cơn mơ - Ta lại trở về với cái ngõ nhỏ của mình… Lạc lõng ư? Có lẽ nào!

      Ta biết giấu mặt vào đâu, vào gấu quần hay gấu áo, khi đường Trường Sơn không có dấu chân ta? Khi cả cuộc đời ta chưa có cái niềm vui mãnh liệt của người chiến thắng, cắm cờ Tổ quốc trên cả nước thân yêu.

       Phạm Tiến Duật, Triệu Bôn… Các anh đêm nay ở đâu trên Tổ quốc? Các anh có viết những bài thơ, những truyện ngắn vào giờ này? Ôi, những nhà thơ, nhà văn - chiến sỹ, ta gặp nhau trên cùng một ước mơ làm nhiều cho Tổ quốc. Chúng ta có mặt trên trận tuyến ác liệt nhất, khi đất nước đánh thù, có gì tự hào hơn nữa.

       Ta bỗng nhớ câu thơ của Hồng Chính Hiền:

      “Thương nhau, thương nhau nên hóa gần nhau

      Nghe cả tiếng hiệp đồng qua hơi thở…”

      Các anh có nghe tiếng tôi? Tiếng của đứa trẻ bước chập chững vào đời với bao thôi thúc, bao niềm tin, hy vọng?

(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những dấu hiệu của tính phi hư cấu được thể hiện qua văn bản. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Không, suốt đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miền Nam đập tay lên vũng máu.

Câu 4. Trình bày hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản.

Câu 5. Anh/chị có suy nghĩ gì, cảm xúc gì sau khi đọc đoạn trích? Chi tiết nào để lại ấn tượng đặc biệt cho anh/chị? Vì sao?

1
12 tháng 11

Câu 1: Thể loại của văn bản là nhật ký.

Câu 2: Những dấu hiệu của tính phi hư cấu trong văn bản:

Văn bản ghi lại các sự kiện thực tế, như việc làng xóm bị tàn phá vào ngày 29.2.1968, hoặc việc bị ném bom làm điện đứt và cảnh tang tóc trong làng.

Nhân vật trong văn bản là tác giả tự xưng “ta”, trải nghiệm và cảm nhận chân thực về cuộc sống thời chiến.

Các chi tiết miêu tả rất cụ thể, sống động và có tính cá nhân cao, làm nổi bật tâm tư, tình cảm của một người lính trẻ trong thời chiến.

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không, suốt đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miền Nam đập tay lên vũng máu” là điệp ngữ ("không quên" lặp lại hai lần). Tác dụng của biện pháp này là nhấn mạnh cảm xúc đau đớn, khắc sâu sự phẫn nộ và ám ảnh của người lính trước sự tàn bạo của chiến tranh, khiến cho hình ảnh bi thương của em bé miền Nam trở nên rõ nét và ám ảnh trong tâm trí người đọc.

Câu 4: Việc kết hợp các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản có hiệu quả sau:

Tự sự giúp câu chuyện trở nên chân thực, như một mẩu ký ức sống động về chiến tranh.

Miêu tả làm nổi bật hình ảnh đau thương của làng xóm và sự khốc liệt của bom đạn, tạo sức gợi hình cao.

Biểu cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc mãnh liệt của tác giả như sự đau đớn, căm phẫn trước kẻ thù, đồng thời là lòng yêu nước cháy bỏng.

Nghị luận thể hiện suy tư, trăn trở của người lính về ý nghĩa của việc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5:

Sau khi đọc đoạn trích, mình cảm thấy xúc động và khâm phục tinh thần yêu nước của những người lính trẻ thời chiến. Họ không chỉ chịu đựng đau đớn, mất mát mà còn giữ vững lý tưởng và khao khát được chiến đấu bảo vệ quê hương. Chi tiết để lại ấn tượng đặc biệt là cảnh "em bé miền Nam đập tay lên vũng máu". Hình ảnh này gây xúc động mạnh, vì nó biểu tượng cho nỗi đau và mất mát của dân thường vô tội trong chiến tranh, đặc biệt là trẻ em, những người đáng lẽ ra được sống trong bình yên.