Trần Phương Thùy
Giới thiệu về bản thân
a. Cách tìm chiếc kim khâu bị rơi trên thảm: dùng một nam châm di chuyển qua lại trên thảm. Vì kim khâu làm bằng thép nên khi nam châm di chuyển qua, nó sẽ bị nam châm hút lại.
Việc sử dụng các biện pháp chống nóng, chống rét cho cây có tác dụng điều khiển nhiệt độ thích hợp cho quá trình quang hợp. Ở một số loài cây, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cây ngừng quang hợp hoặc khô héo, giá rét và bị chết.
Ví dụ: chống nóng, chống rét cho cây mạ, cây cà chua, cây lạc,...
a. Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết bởi cơ chế đóng mở khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra.
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.
b. Khi đứng dưới bóng cây lại cảm thấy mát hơn khi đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng:
- Cây xanh có khả năng thoát hơi nước. Đứng dưới bóng cây có hơi nước thoát ra từ lá cây, có cây che bóng mát nên cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.
- Vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các loại mái sắt, thép, tôn nhựa lại thường có cơ chế bức xạ nhiệt trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hấp thụ nhiệt lớn.
Không nên để rau, củ, quả trong ngăn đá của tủ lạnh vì trong rau, củ, quả đều chứa khá nhiều nước. Nếu để vào ngăn đá → nước sẽ đóng băng → tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào → rau, củ, quả chóng bị hỏng.
Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu, chúng ta nên để chúng vào tủ lạnh ở nhiệt độ 1 - 4 oC vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau, củ, quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 oC. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp có thể khiến rau, củ, quả đóng băng, nhanh bị hỏng.
Các yếu tố bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt chủ yếu là nước và nhiệt độ.
Muốn làm cho hạt nảy mầm trước hết phải ngâm hạt vào nước, tạo điều kiện cho hạt hô hấp tế bào, giải phóng năng lượng cho các hoạt động của hạt. Đồng thời, hạt nảy mầm cần có nhiệt độ thích hợp, không được lạnh giá.
Sau khi hút đủ nước và có nhiệt độ thích hợp, các tế bào chồi mầm và rễ mầm bắt đầu hoạt động và phát triển.
a. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
Nguyên liệu chính của quang hợp: nước, khí carbon dioxide.
Sản phẩm chính của quang hợp: chất hữu cơ, khí oxygen.
b.
(1) Ánh sáng mặt trời | (2) Carbon dioxide |
(3) Nước và chất khoáng | (4) Oxygen |
(5) Glucose |
Ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với việc đẻ trứng ở các loài động vật khác:
- Phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt.
- Chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai ổn định.
- Nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp cho sự phát triển của phôi.
a. Các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của muỗi: trứng → ấu trùng → nhộng → muỗi.
b. Nên tiêt diệt muỗi ở giai đoạn trứng để đạt hiệu quả vì có thể diệt được số lượng nhiều nhất.
Ở cây Hai lá mầm có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- Mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh rễ và các chồi thân (gồm chồi ngọn hay còn gọi là chồi đỉnh và chồi nách) giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.
- Mô phân sinh bên nằm ở thân cây giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang.
Đây là hiện tượng cảm ứng ở thực vật, kết hợp giữa tính hướng tiếp xúc và tính hướng hóa.
- Tính hướng tiếp xúc: các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết acid formic.
- Tính hướng hóa: đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hóa học. Các hợp chất chứa nitrogen trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học. Sau khi tiếp nhận kích thích hóa học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi và tiết ra dịch tiêu hóa con mồi.