Đỗ Lân Dũng
Giới thiệu về bản thân
Biện pháp tăng năng suất cây trồng | Dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng |
Làm đất tơi xốp, thoáng khí | Tính hướng đất của rễ |
Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho đất | Tính hướng đất của rễ |
Trồng xen canh nhiều loại cây trồng | Tính hướng sáng |
Làm giàn, cọc cho các cây thân leo | Tính hướng tiếp xúc |
Tăng cường ánh sáng nhân tạo | Sinh trưởng và phát triển theo chu kì ngày đêm |
a) Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ.
b)
Nảy chồi | Phân mảnh | Trinh sản | |
Khái niệm | Chồi được mọc ra từ cơ thêt mẹ | Cơ thể con phát triển từ mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ | Tế bào trứng không được thụ tinh phát triển thành cơ thể mới |
Ví dụ | Thủy thức, san hô | Sao biển, giun dẹp | Ong |
a. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của bướm: trứng → ấu trùng (sâu) → nhộng → bướm.
b. Ở giai đoạn sâu thì bướm gây hại cho mùa màng vì ở giai đoạn này thức ăn của nó là lá.
Mô phân sinh đỉnh | Mô phân sinh bên | |
Vị trí | Đỉnh rễ và các chồi thân | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây |
Vai trò | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều ngang |
a. Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết bởi cơ chế đóng mở khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra.
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.
b. Khi đứng dưới bóng cây lại cảm thấy mát hơn khi đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng:
- Cây xanh có khả năng thoát hơi nước. Đứng dưới bóng cây có hơi nước thoát ra từ lá cây, có cây che bóng mát nên cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.
- Vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các loại mái sắt, thép, tôn nhựa lại thường có cơ chế bức xạ nhiệt trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hấp thụ nhiệt lớn.
Không nên để rau, củ, quả trong ngăn đá của tủ lạnh vì trong rau, củ, quả đều chứa khá nhiều nước. Nếu để vào ngăn đá → nước sẽ đóng băng → tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào → rau, củ, quả chóng bị hỏng.
Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu, chúng ta nên để chúng vào tủ lạnh ở nhiệt độ 1 - 4 oC vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau, củ, quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 oC. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp có thể khiến rau, củ, quả đóng băng, nhanh bị hỏng.
Không nên để rau, củ, quả trong ngăn đá của tủ lạnh vì trong rau, củ, quả đều chứa khá nhiều nước. Nếu để vào ngăn đá → nước sẽ đóng băng → tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào → rau, củ, quả chóng bị hỏng.
Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu, chúng ta nên để chúng vào tủ lạnh ở nhiệt độ 1 - 4 oC vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau, củ, quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 oC. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp có thể khiến rau, củ, quả đóng băng, nhanh bị hỏng.
Các yếu tố bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt chủ yếu là nước và nhiệt độ.
Muốn làm cho hạt nảy mầm trước hết phải ngâm hạt vào nước, tạo điều kiện cho hạt hô hấp tế bào, giải phóng năng lượng cho các hoạt động của hạt. Đồng thời, hạt nảy mầm cần có nhiệt độ thích hợp, không được lạnh giá.
Sau khi hút đủ nước và có nhiệt độ thích hợp, các tế bào chồi mầm và rễ mầm bắt đầu hoạt động và phát triển.
a. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
Nguyên liệu chính của quang hợp: nước, khí carbon dioxide.
Sản phẩm chính của quang hợp: chất hữu cơ, khí oxygen.
b.
(1) Ánh sáng mặt trời | (2) Carbon dioxide |
(3) Nước và chất khoáng | (4) Oxygen |
(5) Glucose |