Trần Ngọc Lam
Giới thiệu về bản thân
Thơ 4 chữ: Chuyện của bà
Bà kể em nghe
Chuyện con ếch nọ
Da thì nhăn nhó
Tính lại kiêu căng
Bơi lội tung tăng
Ở trong giếng hẹp
Bên con nháy nhép
Và chú cua đồng
Ếch xưng là ông
Các loài đều sợ.
Mỗi chúng ta đều có một sở trường cho riêng mình. Đúng như thế, các môn học cũng vậy, ai cũng có thể chọn cho mình một môn học yêu thích, đó có thể coi là điểm mạnh của chúng ta. Tuy nhiên, tôi thấy rằng một số bạn trong lớp có quan niệm “Có thể bỏ một số môn, chỉ nên học những môn mình thích”. Vì vậy họ chỉ dành thời gian học những môn mà họ cho là hứng thú, các môn còn lại họ bỏ bê. Thật nguy hiểm khi các bạn cứ học với mục đích như thế, tôi muốn các bạn đừng theo quan điểm đó, và chắc chắn đó sẽ là quan điểm sai lầm.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của câu nói "Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích". Quan niệm này cho rằng chúng ta chỉ cần học các môn mà chúng ta cho rằng nó hứng thú, ta có thể bỏ qua những môn học khác.
Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng đối với chúng ta, giúp chúng ta trở thành con người toàn diện. Nếu chúng ta chỉ tập trung học môn mình cho là yêu thích, chúng ta dễ dàng bỏ qua những kiến thức cần thiết ở các môn khác. Để thành công trong cuộc sống, chúng ta không chỉ cần những kỹ năng chuyên môn mà còn cần nhiều kỹ năng mềm khác mà chúng ta có thể học được từ nhiều môn học khác nhau. Việc bỏ qua một số môn học sẽ dẫn đến tình trạng chênh lệch kiến thức giữa các môn. Tôi tin rằng, việc có kiến thức toàn diện ở nhiều môn học sẽ giúp chúng ta dễ dàng học tập, làm việc và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng ta cũng khó có thể đánh giá được tài năng của mình nếu chỉ dựa vào thành tích ở một số môn học.
Ví dụ đơn giản như một học sinh giỏi Toán nhưng không thông thành thạo Tiếng Anh có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin trong ngành khoa học kỹ thuật hoặc giao tiếp với các nhà khoa học quốc tế. Hoặc một học sinh có điểm mạnh mạnh về môn Lịch sử nhưng không học tốt môn Vật lý có thể không thể hiểu được những khám phá về thiên văn học và không gian. Hay bây giờ đây để xét về thành tích học tập, hạnh kiểm, nhà trường sẽ xét từng môn học chứ không phải là lấy điểm trung bình tất cả các môn như những năm trước.Việc chỉ học những môn mình thích dễ khiến chúng ta sa vào cái bẫy lòng tự ái, không chịu cố gắng đấu tranh vượt qua những khó khăn, thử thách. Như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc trong hiện tại, mà còn đe dọa đến sự phát triển con người ở tương lai.
Cuối cùng, chúng ta cần hiểu rằng thực tiễn không phải lúc nào cũng chấp nhận những lựa chọn của chúng ta, và chúng ta không thể chỉ học những môn mình thích mà bỏ qua những môn quan trọng khác trong chương trình giảng dạy. Nếu mỗi người chúng ta đều tôn trọng giá trị của từng môn học và xem chúng như một phần hình thành phẩm chất con người, chắc chắn tầm nhìn của chúng ta sẽ rộng hơn, nhận thức sâu sắc hơn và định hướng tương lai chính xác hơn.Hãy luôn tìm hiểu và phát huy tốt nhất từng môn học để trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, cùng phẩm chất đạo đức, văn hóa để làm người, để góp phần làm giàu văn hóa trí tuệ loài người và phát triển đất nước.
Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Đi từ thực tế việc tổ chức hoạt động giờ trái đất
- Nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng: Tắt thiết bị trong Giờ trái đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu, đây là ý kiến cần phân định đúng sai…
Thân bài
1. Giới thiệu, làm rõ về chương trình giờ trái đất
- Giờ Trái Đất - tiếng Anh là “Earth Hour”
+ sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm
+ do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện trong vòng 60 phút ( từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm)
2. Ý nghĩa của việc tổ chức giờ Trái Đất
-Ý nghĩa logo: xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện.
+ Hiện nay được thêm dấu "+" sau số 60 (60+) với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
- Mục đích: đề cao việc tiết kiệm điện năng + đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường.
3. Những lợi ích của việc tắt các thiết bị trong GTĐ
- Ý kiến “Tắt thiết bị trong Giờ trái đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu” là hoàn toàn sai lầm.
- Chương trình Giờ Trái Đất ra đời nhằm kêu gọi, tuyên truyền tới mọi người về việc nên tiết kiệm điện, tắt điện khi không sử dụng.
- Giảm lượng khí thải cacbon dioxide ra ngoài môi trường.
- Khi giảm lượng khí thải độc hại, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính
- Kêu gọi mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: một hành động nhỏ của một cá nhân khi được nhân lên diện rộng có thể giúp thay đổi môi trường sống tích cực hơn.
- Đây là một hành động đơn giản, mang tính biểu trưng và là một chiến dịch vô cùng cần thiết, cần được tích cực hưởng ứng, nó không hề vô nghĩa.
4. Bằng chứng chứng minh cho những lợi ích đó
- Giờ Trái Đất 2011 đã diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2011. Tại Việt Nam, với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện quanh năm, 30 tỉnh thành thực hiện giờ Trái Đất đã tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng hay 21,338 USD.
- Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 436.000kWh. Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009, trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000kWh.
5. Đưa ra ý kiến:
- Khẳng định ý kiến đề bài là sai
- Chiến dịch được ra đời muốn hướng tới mục đích lâu dài nhằm kêu gọi, huy động mọi người hãy chú ý hơn tới môi trường sống của mình
6. Bài học
- Nâng cao nhận thức của bản thân, hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất, hãy tắt điện khi không sử dụng và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Kêu gọi mọi người tham gia chiến dịch
Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến: . Chiến dịch Giờ Trái Đất cần được hưởng ứng và thực hiện nhiều hơn nữa trong quy mô lãnh thổ quốc gia và trên toàn thế giới
- Liên hệ bản thân: chúng ta cần tích cực tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường và có những việc làm có ý nghĩa góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển.
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu: mỗi học sinh muốn có được sự phát triển tốt nhất về năng lực, đạo đức cần có môi trường học tập tốt
- Nêu vấn đề: Để môi trường lớp học luôn xanh, sạch đẹp, việc vệ sinh trường học thường xuyên là điều rất quan trọng
=> Vậy liệu rằng vệ sinh trường học có phải là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương?
Thân bài:
1. Vệ sinh trường học là gì?
- Trường học - cơ sở giáo dục, môi trường cung cấp không gian học tập cho học sinh dưới sự chỉ đạo của các giáo viên
- Vệ sinh trường học - hoạt động nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, các trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao.
- Ý nghĩa của việc dọn dẹp vệ sinh trường học: giúp học sinh và các giáo viên có môi trường học tập tốt hơn, xanh sạch đẹp và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cũng như sức khoẻ tốt nhất.
2. Đưa ra ý kiến: Vệ sinh trường học không phải chỉ là trách nhiệm của những người lao công được nhà trường trả lương.
- Vệ sinh trường học là công việc chung của tất cả mọi người ( thầy cô, học sinh)
- Mỗi cá nhân, đặc biệt là học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường trường học
3. Vì sao vệ sinh trường học không phải chỉ là trách nhiệm của những người lao công được nhà trường trả lương. (Trả lời một số câu hỏi: Môi trường học tập này là của đối tượng nào, người lao công chỉ chịu trách nhiệm những khu vực nào, nếu mỗi người hs chỉ trông chờ vào người lao công mà không biết tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc dọn dẹp vệ sinh trường học thì môi trường sẽ ra sao, đạo đức, nhân cách của mỗi HS sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, ánh mắt mọi người: bạn bè, thầy cô nhìn vào người HS đó sẽ như thế nào,….)
- Trường học là môi trường học tập chung của tất cả học sinh và giáo viên, nơi đây học sinh sẽ được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức góp phần phát triển bản thân mình
- Học sinh là đối tượng quan trọng nhất chịu ảnh hưởng bởi môi trường trường học
- Những người lao công không thể dọn hết được tất cả giấy rác ở mọi ngóc ngách trong phòng học
- Nếu học sinh có thói quen ỷ lại vào những người lao công:
+ họ xả rác ở bất cứ nơi đâu, không nhặt giấy rác tại chỗ ngồi sau mỗi buổi học
+ không sắp xếp lại bàn ghế ngay
- Việc giữ gìn về sinh chung không phải trách nhiệm của một cá nhân cụ thể nào mà đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người
- Thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng sức lao động của những người lao công, ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của bản thân người học sinh.
- Không được sự yêu mến từ thầy cô và bạn bè xung quanh
4. Bằng chứng
- Học sinh sẵn sàng mang đồ ăn đồ uống vào lớp học và ăn uống xong vứt rác vào hộc bàn, trên ghế hay bất cứ nơi đâu
+ Sau giờ học, những người lao công phải vất vả dọn dẹp khu vực xung quanh lớp học và cả trong lớp học nhưng không thể đi từng hộc bàn để dọn dẹp
=> ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của học sinh đó.
5. Bài học
- Ý kiến trên là không đúng đắn
- Cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học cũng như môi trường xung quanh lớp học, không nên có thái độ ỷ lại vào người khác
- Nhà trường nên có những hình thức xử phạt những em học sinh xả rác bừa bãi, hay có những quy định về khuôn viên ăn uống của học sinh
- Gia đình cũng nên nhắc nhở con em mình phải vứt rác đúng nơi quy định và đảm bảo vệ sinh chung.
Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của mình: Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, học tập và làm việc, vì thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, đó không phải là công việc của riêng cá nhân nào
- Liên hệ bản thân: . Khi còn là học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh hơn nữa, từ trường học đến môi trường chung bên ngoài xã hội.
Bài 1:
a) 1/3
b) 1
c) -153/52