Bài học cùng chủ đề
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 1)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 2)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 3)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 4)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 5)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 1)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 2)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 3)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 4)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 5) SVIP
IV. THỦY SẢN
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy sản
a. Thế mạnh
* Điều kiện tự nhiên
- Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới => Nguồn lợi hải sản khá phong phú với:
+ Hơn 2 000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế (cá thu, cá ngừ, cá nục, cá cơm,...).
+ Hơn 1 600 loài giáp xác (cua, ghẹ, tôm,...).
+ Khoảng 2 500 loài thân mềm (mực, sò huyết, vẹm xanh, điệp,...).
+ 600 loài rong biển (rong đỏ, rong lục, rong nâu, rong lam,...).
- Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm như:
+ Hải Phòng - Quảng Ninh.
+ Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Cà Mau - Kiên Giang.
+ Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông.
+ Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ => Phát triển nuôi trồng thủy sản.
+ Hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng => Nuôi thả tôm, cá nước ngọt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => Điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng có thể diễn ra quanh năm với nhiều loại thủy sản nhiệt đới có giá trị.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Người lao động có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
- Phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại => Tạo điều kiện cho đánh bắt xa bờ.
- Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của nước ta ngày càng thuận lợi hơn nhờ hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, chợ mua, chế biến thủy sản, sửa chữa tàu thuyền, mua bán ngư cụ, thiết bị hàng hải,...) và hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng.
- Các chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thủy sản (Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường,...) ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ.
- Việc đa dạng hóa thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do => Giúp cho thị trường của ngành thủy sản ngày càng mở rộng. Bên cạnh thị trường trong nước và các thị trường truyền thống, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã thâm nhập được những thị trường đòi hỏi chất lượng cao như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...
b. Hạn chế
- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,...).
- Ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ).
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động
=> Là những trở ngại chính đối với việc phát triển thủy sản ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
- Giá trị sản xuất ngành thủy sản nước ta liên tục tăng. Năm 2021, giá trị sản xuất của thủy sản chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Tới tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 6%/năm.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thủy sản.
b. Cơ cấu ngành
* Khai thác thủy sản
- Sản lượng khai thác thủy sản tăng, hoạt động đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh nhờ việc áp dụng các công nghệ hiện đại như: công nghệ dò và định vị cá, định vị hải đồ, pin mặt trời,...
- Các tỉnh, thành phố ven biển đều đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản, trong đó Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định,... là các địa phương có sản lượng khai thác lớn của cả nước.
* Nuôi trồng thủy sản
- Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu là: tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển,...
- Các mô hình nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa), nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc được áp dụng rộng rãi.
=> Vì vậy, sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng tăng nhanh.
- Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây