Bài học cùng chủ đề
- Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 1)
- Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 2)
- Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 3)
- Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống
- Video Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 1)
- Video Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 2) SVIP
I. BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
2. Địa hình
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm => Các quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ => Bề mặt địa hình bị thay đổi. Ở một số khu vực đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các dạng hang động, thung khô và các cánh đồng các-xtơ như ở Quảng Bình, Hà Giang, Ninh Bình, Quảng Ninh,...
- Quá trình xâm thực - bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành địa hình:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
•
•
+ Bồi tụ ở vùng đồng bằng:
•
•
3. Sông ngòi
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước sông theo mùa.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên đất liền: nước ta có khoảng 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.
- Sông nhiều nước, giàu phù sa:
+ Tổng lượng nước của sông ngòi nước ta khoảng 839 tỉ m3/năm.
+ Tổng lượng phù sa của các hệ thống sông khoảng 200 triệu tấn/năm.
- Chế độ nước theo mùa: do có chế độ mưa theo mùa.
+ Chế độ nước sông trong năm chia hai mùa với một mùa lũ và một mùa cạn. Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
+ Chế độ mưa thất thường => Chế độ dòng chảy cũng thay đổi thất thường.
4. Đất và sinh vật
a. Đất
- Trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình hình thành đất đặc trưng là quá trình feralit.
+ Điều kiện nhiệt, ẩm cao => Các quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ => Tạo ra một lớp đất dày.
+ Mưa nhiều => Rửa trôi các chất ba-dơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, Na+, K+) => Đất chua và tích tụ ô-xít sắt (Fe, O,) và ô-xít nhôm (Al,O), tạo ra màu đỏ vàng nên loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng.
- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ a-xít => Đất feralit là loại đất chính ở vùng đổi núi nước ta.
- Một số nơi ở trung du và miền núi có sự phân hóa mùa mưa - mùa khô sâu sắc => Làm tăng cường thêm quá trình tích tụ ô-xít sắt, ô-xít nhôm => Tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.
b. Sinh vật
- Thảm thực vật rừng có lượng sinh khối lớn và năng suất sinh học cao.
+ Trong rừng, các thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
+ Thực vật phổ biến là các loài thuộc . các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu,....
+ Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới như công, trí, gà lôi, vẹt, khi, vượn, nai, hoẵng,...
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến ở nước ta là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
+ Do ảnh hưởng của gió mùa => Nước ta có các loại rừng nhiệt đới gió mùa khác nhau, từ rừng nhiệt đới gió mùa thưởng xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, trảng cỏ, cây bụi,...
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây