Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2: Thời gian trong lịch sử SVIP
Đồng hồ mặt trời Đồng hồ cát Đồng hồ nến
➤ Lịch sử loài người với muôn vàn sự kiện đã diễn ra vào những khoảng thời gian khác nhau, theo dòng lịch sử, xã hội loài người cũng thay đổi không ngừng. Chúng ta muốn hiểu được và dựng lại lịch sử cần trả lời câu hỏi: Người xưa đã xác định thời gian bằng cách nào nào? Có những cách tính thời gian nào?, Đây cũng chính là nội dung bài học hôm nay các em nhé!
I. Âm lịch, dương lịch
- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng và làm ra lịch. Họ chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút…
- Âm lịch: căn cứ vào sự di chuyển của măt trăng quay quanh trái đất 1 vòng là 1 năm từ 360 đến 365 ngày.
- Dương lịch: căn cứ vào sự di chuyển của trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng là 1 năm 365 ngày + 6 giờ.
II. Cách tính thời gian
- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.
+ Công lịch lấy năm 1 làm năm đầu công nguyên, là năm tương truyền chúa Gie-su ra đời.
+ Trước năm 1 là năm trước công nguyên (TCN).
+ Từ năm 1 trở đi được tính là năm sau công nguyên (SCN).
+ 10 năm được tính là 1 thập kỷ, 100 năm là 1 thế kỷ, 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.
- Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong các cơ quan và văn bản nhà nước. Tuy nhiên, âm lịch vẫn được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây