Kiểm tra giữa học kì I trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Hà Nội (2018 - 2019)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG | ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KÌ I – LỚP 10 Năm học 2018 – 2019 | |
(Đề kiểm tra có 01 trang) | Bài kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau!
Tôi hỏi nước: Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau!
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau!
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?”
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ?
Câu 3: Từ lối sống của đất, nước và cỏ, anh (chị) rút ra bài học gì về lối sống của con người?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Anh (chị) hãy hóa thân vào nhân vật An Dương Vương trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” để kể lại bi kịch nước mất nhà tan.
-----------------HẾT------------------
PHẦN I.
Câu 1:
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là: Tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng:
- Nhân hóa: xưng hô với vật (đất, nước, cỏ) như với người./ Lời đáp của vật: "chúng tôi".
- Ẩn dụ: "tôn cao nhau", "làm đầy nhau", "đan vào nhau" => ẩn dụ để chỉ những cách đối xử nhân văn trong cuộc sống.
- Câu hỏi tu từ: "Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?" được điệp lại hai lần, vang lên không để hướng tới một đối tượng cụ thể nào mà như một câu hỏi lớn đối với nhân loại nói chung. Câu hỏi tu từ nhắc nhở, cảnh tỉnh con người về sự xuống cấp, băng hoại của những hệ giá trị đạo đức trong cuộc sống.
Câu 3:
PHẦN II.
Hóa thân vào nhân vật An Dương Vương để kể lại câu chuyện:
- Hóa thân vào nhân vật An Dương Vương thì tất yếu người kể cần xưng tôi, đứng ở điểm nhìn của nhân vật để kể lại câu chuyện.
- Câu chuyện kể cần đạt được những chi tiết, sự kiện chính trong truyện:
+ An Dương Vương xây thành đắp lũy, tạo vũ khí để chống giặc.
+ An Dương Vương chủ quan khinh địch không lo phòng bị mà quá tin tưởng, dựa dẫm vào sức mạnh vạn năng của nỏ thần nên Trọng Thủy đánh tráo lúc nào không hay.
+ An Dương Vương phải tháo chạy, tự tay chém đầu con gái yêu khi sứ Thanh Gianh quy kết Mị Châu là giặc.
- Lời kể lưu loát, chau chuốt, có thể khai thác diễn biến tâm lí của nhân vật.