Đề thi thử chuyên ngữ tổ hợp khoa học xã hội
ĐỀ THI TỔ HỢP KHOA HỌC XÃ HỘI – Đề số 6
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ mộng mị đồng nghĩa với từ nào dưới đây?
A. Mơ màng | B. Mê man |
C. Say sưa | D. Mơ mộng |
Câu 2: Sắp xếp các câu sau đây theo trình tự logic:
(1) “Nơi anh đến là biển xa. Nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình yêu quê nhà…”
(2) Những câu hát ấy vang lên qua loa phát thanh phường, dù ngắn ngủi nhưng khiến con bồi hồi, xúc động vô cùng.
(3) Dẫu biết rằng khoảng cách giữa đất liền và Trường Sa xa lắm, nhưng con tin, ở nơi ấy, ba sẽ cảm nhận được tình cảm sâu sắc của cô con cái yêu.
(4) Con liền cầm bút viết lá thư gửi tới ba, con nhớ ba thật nhiều.
A. 1 – 2 – 3 – 4 | B. 4 – 2 – 1 – 3 |
C. 3 – 1 – 4 - 2 | D. 1 – 2 – 4 – 3 |
Câu 3: Từ nào đồng nghĩa với từ vun vút trong đoạn văn sau:
Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tung tăng bơi lội, khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền, lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn.
A. Rào rào | B. Băng băng |
C. Hăm hở | D. Phần phật |
Câu 4: Phép liên kết nào được sử dụng trong đoạn văn sau:
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ phàng, một hồi rồi tạnh hẳn.
A. Phép nối | B. Phép thế |
C. Phép lặp | D. Phép tương phản |
Câu 5: Từ nào sử dụng sai trong câu dưới đây?
Hắn hét lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
A. hét | B. tiếng |
C. tống | D. bụng |
Câu 6: Nghĩa hàm ẩn của câu in đậm trong đoạn văn sau là gì?
Ăn vụng gặp nhau
Cả hai vợ chồng nhà kia đều có tính hay ăn vụng. Một hôm, người vợ đi làm đồng về thấy trong bếp có nồi xôi đậu vừa chín tới. Đang đói, chị ta một nắm, đứng nép sau cánh cửa ăn vụng chồng. Chưa ăn hết thì chồng về. Vừa bước vào cửa, ngửi thấy mùi xôi thơm phức, anh chồng cũng muốn ăn lắm, nhưng sợ vợ viết. Trông trước trông sau chỉ có xó cửa là kín nhất, anh ta nắm một nắm to định mang vào đó ăn. Vừa kéo cánh cửa ra thì bắt gặp vợ cũng đang đứng đó ăn xôi. Anh ta hoảng hốt kêu lên:
- Ơ kìa, u mày đấy à!
Trông thấy tay vợ còn cầm nắm xôi, anh ta nhanh trí nói tiếp:
- Tôi tưởng u mày ăn hết rồi, lấy cho thêm nắm nữa đây này!
(Truyện cười dân gian)
A. Cách nói trách móc người vợ có tật xấu là hay ăn vụng.
B. Đánh trống lảng, bào chữa cho hành động ăn vụng của anh chồng.
C. Thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu tính cách người vợ.
D. Không cần phải ăn vụng, ra bếp mà ngồi ăn cho đàng hoàng.
Câu 7: Câu nào dưới đây là lời đối thoại?
A. – Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!
B. – Hà, nắng gớm, về nào…
C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
D. Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
Câu 8: Câu nào dưới đây là câu có hàm ý?
A. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
B. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
C. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
D. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
Câu 9: Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” là:
A. Tục ngữ
B. Quán ngữ
C. Ca dao
D. Thành ngữ
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 10 đến câu 15
Trong lịch sử đã và đang xuất hiện những tài năng mà ánh sáng trí tuệ của họ còn soi rọi mãi về sau. Cuộc đời của họ ít gặp những nỗi gian lao. Họ sáng tạo nhẹ nhàng, tự nhiên như hoa nở ban mai, như chim hót lúc bình minh.
Nhưng bên cạnh những con người đó, có những con người có một cuộc đời khác hẳn. Đêmôxten nói ngọng và hay xấu hổ, đã hàng ngày ngậm sỏi, gào thi với sóng biển, cuối cùng trở thành nhà hùng biện vĩ đại thời cổ. M.Lômônôxốp, con người khổng lồ, phải khắc phục nỗi tủi cực “lớn xác rồi mà vẫn chưa biết đọc” và đã trở thành nhà bác học Nga vĩ đại. Van Hốp (Hà Lan), người mắc bệnh tâm thần, nhờ kiên trì đấu tranh với bệnh tật, đã trở thành nhà bác học lừng danh, có công xây dựng thuyết hóa học không gian và được giải thưởng Nôben đầu tiên về hóa học. Pontriaghin bị mù hai mắt từ năm còn học lớp 6, nhưng vẫn kiên trì khắc phục khó khăn và tiếp tục học, cuối cùng trở thành nhà toán hoạc xuất sắc và Viện sĩ chính thức Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
Nhiều tài năng trong số này, ngay từ bé, thậm chí khi đã lớn rồi, vẫn bị rầy la là kém cỏi hoặc “bất tài”, Giêm Oát bị coi là “học trò kém của lớp”, còn Niu – tơn thì không được thầy cho học giáo trình vật lý và toán học trung học. Linne bị coi là một thằng đần. Oanto Xcốt đã có lần bị một giáo sư gọi là “một thằng thộn và mãi mãi là một thằng thộn”. Đác-uyn bị đuổi khỏi trường đại học Ê-đin-bua vì không có khả năng học tập và Anhxtanh bị trượt khi thi vào Trường Đại học Bách khoa Đuyrich…
Thế nhưng, những con người “bất tài” đó cuối cùng cũng đã có những cống hiến lớn lao và trở thành những thiên tài để lại những dấu tích bất hủ trong nền văn hóa loài người. Vậy bí quyết thành công của họ là ở chỗ nào? Sức mạnh nào đã thôi thúc họ vượt khó để đi đến thành công. Rõ ràng, đó là nhờ ý chí.
(Sức mạnh của ý chí – Thế Trường, dẫn theo Nguyễn Quang Ninh, Sdd, tr.143)
Câu 10: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
A. Nghị luận | B. Báo chí |
C. Tự sự | D. Biểu cảm |
Câu 11: “Họ sáng tạo nhẹ nhàng, tự nhiên như hoa nở ban mai, như chim hót lúc bình minh.”
Từ “họ” trong câu trên đồng nghĩa với từ nào?
A. Thiên tài | B. Rèn luyện |
C. Thiên tài bẩm sinh | D. Thiên tài do rèn luyện |
Câu 12: Theo người viết, thiên tài được hình thành là do đâu?
A. Do bẩm sinh | B. Do bẩm sinh và rèn luyện |
C. Do rèn luyện. | D. Do người khác cho |
Câu 13:
Câu “Nhiều tài năng trong số này, ngay từ bé, thậm chí khi đã lớn rồi, vẫn bị rầy la là kém cỏi hoặc “bất tài”.
Và câu “Thế nhưng, những con người “bất tài” đó cuối cùng cũng đã có những cống hiến lớn lao và trở thành những thiên tài để lại những dấu tích bất hủ trong nền văn hóa loài người.”
Liên kết với nhau bởi phép liên kết nào?
A. Phép thế | B. Phép lặp |
C. Phép nối | D. Phép trái nghĩa |
Câu 14: Theo tác giả, yếu tố nào khiến những người bất tài có những đóng góp lớn lao và trở thành thiên tài?
A. Ước mơ | B. Ý chí |
C. May mắn | D. Sức khỏe |
Câu 15: Câu văn nào dưới đây đã khái quát được chủ đề của cả đoạn văn?
A. Trong lịch sử đã và đang xuất hiện những tài năng mà ánh sáng trí tuệ của họ còn soi rọi mãi về sau.
B. Họ sáng tạo nhẹ nhàng, tự nhiên như hoa nở ban mai, như chim hót lúc bình minh.
C. Sức mạnh nào đã thôi thúc họ vượt khó để đi đến thành công. Rõ ràng, đó là nhờ ý chí.
D. Nhiều tài năng trong số này, ngay từ bé, thậm chí khi đã lớn rồi, vẫn bị rầy la là kém cỏi hoặc “bất tài”.
Đọc đoạn văn sau và trả lời từ câu 16 đến câu 20:
Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao. Chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn phải bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí.
(Theo Nguyễn Khắc Viện, Ngữ văn 11, Tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 16: Từ dũng khí (in đậm) trong văn bản đồng nghĩa với từ nào dưới đây?
A. Dũng cảm | B. Khí thế |
C. Hào hùng | D. Độc lập |
Câu 17: Theo tác giả, yếu tố để hình thành khoa học gồm những gì?
A. Có tinh thần tranh luận, tiếp thu, phản biện và có chính kiến của mình.
B. Không ngại khó ngại khổ, chạm tới lĩnh vực mới mẻ, chưa ai làm.
C. Phải được tạo ra bởi bộ óc thiên tài, do bẩm sinh và rèn luyện.
D. Nghiên cứu những vấn đề an toàn, đã có người đi mở đường.
Câu 18: Đoạn văn trên được viết theo kiểu nào?
A. Diễn dịch | B. Quy nạp |
C. Tổng – phân – hợp | D. Song hành |
Câu 19: “Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao.”
Hai câu trên được liên kết với nhau bởi phép liên kết nào?
A. Phép thế | B. Phép lặp |
C. Phép nối | D. Phép liên tưởng |
Câu 20: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“Khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với … … ….”
A. óc sáng tạo | B. lòng tự trọng |
C. óc dân chủ | D. ý chí, niềm tin |
Câu 21:
Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do:
A. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
B. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
C. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và ít phù sa.
Câu 22: Hạn chế lớn nhất của biển Đông là:
A. Tác động của cơn bão nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc
B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. Tài nguyên sinh vật biển đang suy giảm nghiêm trọng.
D. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất, núi lửa.
Câu 23: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào thời gian nào?
A. Ngày 21.7.1954
B. Ngàu 2.9.1945
C. Ngày 19.8.1945
D. Ngày 2.7.1976.
Câu 24: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của?
A. Hồ Chí Minh
B. Tổng bộ Việt Minh
C. Ban thường vụ Trung ương Đảng
D. Đội tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân.
Câu 25: Chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” do ai đề ra?
A. Ngô Đình Diệm
B. Nguyễn Cao Kỳ
C. Nguyễn Văn Thiệu
D. Trần Trọng Kim
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...
Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mĩ Dạ)
Những câu thơ trên gợi nhắc cho em nhớ tới tác phẩm nào trong chương trình Ngữ Văn 9? Cảm nhận của em về hình tượng những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên bằng đoạn văn khoảng 10 câu.
Câu 2:
Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Cây lược đã giúp gỡ rối những gì trong lòng ông Sáu? Viết đoạn văn từ 150 – 200 từ nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con trong chiến tranh.
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. B
2. D
3. B
4. C
5. C
6. B
7. A
8. D
9. D
10. A
11. C
12.B
13. B
14. B
15. C
16. A
17. A
18. B
19. B
20. C
21. C
22. A
23. B
24. C
25. A
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Đoạn thơ gợi nhắc đến hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
- Những cô gái mở đường trong khổ thơ trên như bức tượng đài bất tử về người lính mở đường. Để khơi thông cho tuyến giao thông huyết mạch, giữ cho con đường hành quân của bộ đội ta được thông suốt mà các vai trò của các cô gái mở đường vô cùng quan trong. Trong đoạn thơ, hình ảnh các cô gái mở đường hiện lên với những phẩm chất đẹp đẽ:
+ Yêu nước (Lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa)
+ Dũng cảm, không sợ hi sinh (Đánh lạc hướng quân thù. Hứng lấy luồng bom)
+ Cái chết trở thành bất tử (Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái / Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá) => Tuy các cô đã hi sinh nhưng tên tuổi và công lao, tấm gương các cô gái mở đường còn được lưu truyền mãi.
Câu 2:
- Cây lược đã giúp gỡ rối tâm trạng của ông Sáu vì ông:
+ Hối hận vì đã chót đánh mắng con khi về nghỉ phép.
+ Thương nhớ con gái vì cuộc hội ngộ diễn ra quá ngắn ngủi.
- Tình cảm cha con trong chiến tranh:
+ Tình cảm của bé Thu dành cho cha.
+ Tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu
+ Bé Thu không nhận ra cha là điều dễ hiểu và có thể cảm thông. Điều này càng tố cáo tội ác của chiến tranh và làm sâu đậm thêm tình cảm cha con đẹp đẽ, thiêng liêng ấy.