Bài học cùng chủ đề
- Bất đẳng thức
- Tìm GTLN, GTNN của một biểu thức
- Bất đẳng thức Cô-si (phần 1)
- Bất đằng thức Cô-si (phần 2)
- Bất đẳng thức Bunhiacopxki
- Các bài toán bất đẳng thức khác
- Chứng minh các bất đẳng thức sử dụng các bất đẳng thức cơ bản
- GTLN, GTNN
- Bất đẳng thức trong các đề thi vào 10
- Các bài toán tìm GTLN, GTNN trong các đề thi vào 10 các tỉnh thành
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
GTLN, GTNN SVIP
Tìm giá trị nhỏ nhất của \(f\left(x\right)=x+\dfrac{1}{x}\) với \(x\ge3\).
Hướng dẫn giải:
Nếu trực tiếp dùng Cô si cho 2 số \(x\) và \(\dfrac{1}{x}\) thì dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi \(x=1\) không thỏa mãn điều kiện \(x\ge3\). Ta cần chọn \(k\) sao cho \(0< k< 1\) để
\(f\left(x\right)=x+\dfrac{1}{x}=\left(1-k+k\right)x+\dfrac{1}{x}=\left(1-k\right)x+\left(kx+\dfrac{1}{x}\right)\)
Có \(k< 1,x\ge3\) nên \(\left(1-k\right)x\ge\left(1-k\right)3\) (1) , đẳng thức xảy ra khi \(x=3\)
và \(kx+\dfrac{1}{x}\ge2\sqrt{k}\) (2), đẳng thức khi \(kx=\dfrac{1}{x}\Leftrightarrow x=\dfrac{1}{\sqrt{k}}\).
Cần chọn \(k\) để \(\dfrac{1}{\sqrt{k}}=3\Leftrightarrow k=\dfrac{1}{9}\) .
Giải: Có \(f\left(x\right)=\dfrac{8}{9}x+\left(x+\dfrac{1}{9}x\right)\ge\dfrac{8}{9}.3+2\sqrt{\dfrac{1}{9}}=\dfrac{10}{3}\)
\(f\left(3\right)=\dfrac{10}{3}\)
Vậy GTNN = \(\dfrac{10}{3}\)
Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left(x\right)=x+\dfrac{1}{x^2}\) với \(x\ge2\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(f\left(x\right)=x+\dfrac{1}{x^2}=\dfrac{6x}{8}+\left(\dfrac{x}{8}+\dfrac{x}{8}+\dfrac{1}{x^2}\right)\)
Với \(x\ge2\) thì \(\dfrac{6x}{8}\ge\dfrac{6}{4}\) và \(\dfrac{x}{8}+\dfrac{x}{8}+\dfrac{1}{x^2}\ge3\sqrt[3]{\dfrac{1}{8}.\dfrac{1}{8}}=\dfrac{3}{4}\)
Suy ra \(f\left(x\right)\ge\dfrac{9}{4},\forall x\ge2\). Hơn nữa \(f\left(2\right)=2+\dfrac{1}{4}=\dfrac{9}{4}\) .
Vậy GTNN = \(\dfrac{9}{4}\) .
Cho \(x,y>0\) thỏa mãn điều kiện \(x+y\le1\) . Tìm GTNN của biểu thức \(P=xy+\dfrac{1}{xy}\).
Hướng dẫn giải:
- Có \(1=\dfrac{1}{16}+\dfrac{15}{16}\Rightarrow\dfrac{1}{xy}=\dfrac{1}{16xy}+\dfrac{15}{16xy}\) nên \(P=\left(xy+\dfrac{1}{16xy}\right)+\dfrac{15}{16xy}\) .
- Vì \(x,y>0;x+y\le1\) nên \(0< xy\le\dfrac{\left(x+y\right)^2}{4}\Rightarrow0< xy\le\dfrac{1}{4}\ge\dfrac{1}{xy}\ge4\) .
- Do đó \(P\ge2\sqrt{xy.\dfrac{1}{16xy}}+\dfrac{15}{16}.4=\dfrac{17}{4}\) .
- Hơn nữa, với \(x=y=\dfrac{1}{2}\) thì \(P=\dfrac{1}{4}+4=\dfrac{17}{4}\) .
- Do đó GTNN = \(\dfrac{17}{4}\) .
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(x+y+z\le\dfrac{3}{2}\) . Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\sqrt{x^2+\dfrac{1}{y^2}}+\sqrt{y^2+\dfrac{1}{z^2}}+\sqrt{z^2+\dfrac{1}{x^2}}\).
Hướng dẫn giải:
-Theo Bunhiacopxki thì
\(\left(1^2+4^2\right)\left(x^2+\dfrac{1}{y^2}\right)\ge\left(1.x+4.\dfrac{1}{y}\right)^2\)
nên \(\left(x^2+\dfrac{1}{y^2}\right)\ge\dfrac{1}{17}\left(x.1+\dfrac{1}{y}.4\right)^2\)
suy ra
\(\sqrt{x^2+\dfrac{1}{y^2}}\ge\dfrac{1}{\sqrt{17}}\left(x+\dfrac{4}{y}\right)\)
Tương tự
\(\sqrt{y^2+\dfrac{1}{z^2}}\ge\dfrac{1}{\sqrt{17}}\left(y+\dfrac{4}{z}\right)\) và \(\sqrt{z^2+\dfrac{1}{x2}}\ge\dfrac{1}{\sqrt{17}}\left(z+\dfrac{4}{y}\right)\)
Cộng theo vế ba bất đẳng thức trên ta được
\(P\ge\dfrac{1}{\sqrt{17}}\left(x+y+z\right)+\dfrac{4}{\sqrt{17}}\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)\)
\(\ge\dfrac{1}{\sqrt{17}}\left(x+y+z\right)+\dfrac{4}{\sqrt{17}}.\dfrac{9}{x+y+z}\) .
Đặt \(t=x+y+z\) (\(0< t\le\dfrac{3}{2}\) ) thì
\(P\ge\dfrac{1}{\sqrt{17}}\left(t+\dfrac{36}{t}\right)\)
- Chú ý rằng \(36=\dfrac{144}{4}=\dfrac{9}{4}+\dfrac{135}{4}\) nên
\(t+\dfrac{36}{t}=t+\dfrac{9}{4t}+\dfrac{135}{4}.\dfrac{1}{t}\ge2\sqrt{\dfrac{9}{4}}+\dfrac{135}{4}.\dfrac{2}{3}=\dfrac{51}{2}\) .
- Do đó \(P\ge\dfrac{1}{\sqrt{17}}.\dfrac{51}{2}=\dfrac{51\sqrt{17}}{17.2}=\dfrac{3\sqrt{17}}{2}\)
- Khi \(x=y=\dfrac{1}{2}\) thì
\(P=\sqrt{\dfrac{1}{4}+4}+\sqrt{\dfrac{1}{4}+4}+\sqrt{\dfrac{1}{4}+4}=\dfrac{3\sqrt{17}}{2}\)
Từ đó GTNN = \(\dfrac{3\sqrt{17}}{2}\)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện
\(\dfrac{1}{1+x}+\dfrac{1}{1+y}+\dfrac{1}{1+z}=2\) .
Tìm GTLN của tích \(P=xyz\).
Hướng dẫn giải:
Từ giả thiết suy ra
\(\dfrac{1}{1+x}=1-\dfrac{1}{1+y}+1-\dfrac{1}{1+z}=\dfrac{y}{1+y}+\dfrac{z}{1+z}\ge2\sqrt{\dfrac{yz}{\left(1+y\right)\left(1+z\right)}}\)
(đẳng thức khi và chỉ khi \(1-\dfrac{1}{1+y}=1-\dfrac{1}{1+z}\Leftrightarrow y=z\) )
Từ đó \(\dfrac{1}{1+x}\ge2\sqrt{\dfrac{yz}{\left(1+y\right)\left(1+z\right)}}\) (1) Tương tự :
\(\dfrac{1}{1+y}\ge2\sqrt{\dfrac{zx}{\left(1+z\right)\left(1+x\right)}}\) (2); \(\dfrac{1}{1+z}\ge2\sqrt{\dfrac{zx}{\left(1+z\right)\left(1+x\right)}}\) (3)
Nhân theo vế (1), (2) và (3) ta có
\(\dfrac{1}{\left(1+x\right)\left(1+y\right)\left(1+z\right)}\ge\dfrac{8xyz}{\left(1+x\right)\left(1+y\right)\left(1+z\right)}\)
suy ra \(xyz\le\dfrac{1}{8}\Leftrightarrow P\le\dfrac{1}{8}\)
Hơn nữa, \(P=\dfrac{1}{8}\Leftrightarrow x=y=z=\sqrt[3]{xyz}=\sqrt[3]{\dfrac{1}{8}}=\dfrac{1}{2}\). Dễ kiểm tra bộ ba số dương này thỏa mãn giả thiết bài toán.
Vậy GTLN= \(\dfrac{1}{8}\)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiên \(x+y+z\le6\). Tìm GTLN cuả biểu thức
\(S=\dfrac{x}{x+1}+\dfrac{y}{y+1}+\dfrac{z}{z+1}\).
Hướng dẫn giải:
Vì \(\dfrac{x}{x+1}+\dfrac{1}{x+1}=1\) nên
\(S=3-\left(\dfrac{1}{x+1}+\dfrac{1}{y+1}+\dfrac{1}{z+1}\right)\)
Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki Svac ta có
\(\dfrac{1}{x+1}+\dfrac{1}{y+1}+\dfrac{1}{z+1}\ge\dfrac{9}{x+y+z+3}\ge\dfrac{9}{6+3}=1\)
(do giả thiết \(x+y+z\le6\) )
Suy ra \(S\le2\) .
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z=\dfrac{x+y+z}{3}=\dfrac{6}{3}=2\).
Vậy GTLN = 2.
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(x+y+z\le6\).
Tìm GTNN của biểu thức \(P=\dfrac{1}{x}+\dfrac{4}{y}+\dfrac{9}{z}\).
Hướng dẫn giải:
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki Svac và giả thiết ta có
\(P\ge\dfrac{\left(1+2+3\right)^2}{x+y+z}\ge\dfrac{36}{6}=6\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z=2\) . Vậy GTNN = 2.
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện
\(\dfrac{3}{x}+\dfrac{5}{y}+\dfrac{4}{z}\le12\).
Tìm GTLN của biểu thức \(S=\dfrac{1}{x+z}+\dfrac{2}{y+x}+\dfrac{3}{z+y}\).
Hướng dẫn giải:
Áp dụng bất đẳng thức \(\dfrac{1}{a+b}\le\dfrac{1}{4}\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\right)\) (với \(a,b>0\) , đẳng thức khi \(a=b\) ) ta có
\(S=\dfrac{1}{x+z}+\dfrac{2}{y+x}+\dfrac{3}{z+y}\)
\(\le\dfrac{1}{4}\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z}\right)+\dfrac{2}{4}\left(\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{x}\right)+\dfrac{3}{4}\left(\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)\)
\(=\dfrac{1}{4}\left(\dfrac{3}{x}+\dfrac{5}{y}+\dfrac{4}{z}\right)\)
\(\le\dfrac{1}{4}.12\)
Vậy \(S\le2\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z=1\).
GTLN = 3.
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(x+y+z\ge6\) .
Tìm GTNN của biểu thức
\(S=\dfrac{x^2+y^2}{x+y}+\dfrac{y^2+z^2}{y+z}+\dfrac{z^2+x^2}{z+x}\).
Hướng dẫn giải:
Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có \(\left(x+y\right)^2\le2\left(x^2+y^2\right)\) suy ra
\(\dfrac{x^2+y^2}{x+y}\ge\dfrac{1}{2}\left(x+y\right)\) , đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y\).
Tương tự với hai hạng tử còn lại của \(S\) . Vì vậy
\(S\ge x+y+z\)
\(\ge6\) (do giả thiết \(x+y+z\ge6\))
Do đó GTNN = 6 (đạt được khi và chỉ khi \(x=y=z=2\) )
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(x+y+z\ge6\).
Timg GTNN của các biểu thức sau
a) \(S_1=\dfrac{x^2}{x+y}+\dfrac{y^2}{y+z}+\dfrac{z^2}{z+x}\)
b) \(S_2=\dfrac{y^2}{x+y}+\dfrac{z^2}{y+z}+\dfrac{x^2}{z+x}\)
c) \(S_3=\dfrac{z^2}{x+y}+\dfrac{x^2}{y+z}+\dfrac{z^2}{z+x}\)
Hướng dẫn giải:
Cả ba phần a), b), c) được làm hoàn toàn tương tự nhau. Ta giải phần c).
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki Svac ta có
\(S_3\ge\dfrac{\left(z+x+y\right)^2}{x+y+y+z+z+x}=\dfrac{x+y+z}{2}\ge3\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z=2\). Vậy GTNN = 3.
Cho \(x,y\) là hai số thực thay đổi tùy ý luôn thỏa mãn điều kiện \(x+y=1\). Tìm GTNN của biểu thức \(P=x^3+y^3\).
Hướng dẫn giải:
Do giả thiết \(x+y=2\) , ta có
\(P=x^3+y^3=\left(x+y\right)\left(x^2-xy+y^2\right)=2\left(x^2-xy+y^2\right)\)
Mặt khác \(x^2+y^2+1^2\ge xy+y.1+1.x=xy+2\)
Suy ra \(x^2+y^2-xy\ge1\)
Suy ra \(P\ge2\)
GTNN = 2 đạt khi \(x=y=1\)
Cho \(x\ge1,y\ge2\). Tìm GTNN của tổng \(S=\left(x+y\right)\left(1+\dfrac{1}{xy}\right)\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(S=x+\dfrac{1}{x}+y+\dfrac{1}{y}=\left(x+\dfrac{1}{x}\right)+\dfrac{3y}{4}+\left(\dfrac{y}{4}+\dfrac{1}{y}\right)\)
\(\ge2+\dfrac{3.2}{4}+2\sqrt{\dfrac{y}{4}.\dfrac{1}{y}}\)
Suy ra \(S\ge\dfrac{9}{2}\) . Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=1,y=2\)
GTNN = \(\dfrac{9}{2}\).
Cho \(x,y,z\in[-1;2]\) thỏa mãn điều kiện \(x^2+y^2+z^2=6\). Tìm GTNN của tổng \(S=x+y+z\).
Hướng dẫn giải:
Từ giả thiết \(x,y,z\in[-1;2]\) suy ra \(\left(x+1\right)\left(x-2\right)\le0\Leftrightarrow x\ge x^2-2\).
Do đó \(S=x+y+z\ge\left(x^2+y^2+z^2\right)-6\)
Theo giả thiết, \(x^2+y^2+z^2=6\), suy ra \(S\ge0\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi trong bộ ba số \(x,y,z\) có hai số bằng -1, một số bằng 2.
Vậy GTNN = 0.
Tìm GTNN của hàm số \(f\left(x\right)=\left(x-1\right)^4+\left(x-3\right)^4+6\left(x-1\right)^2\left(x-3\right)^2\).
Hướng dẫn giải:
Để tính toán được thuận tiện, ta chú ý rằng \(\dfrac{\left(x-1\right)+\left(x-3\right)}{2}=x-2\) , do đó nếu đặt
\(t=x-2\) thì \(x-1=t+1;x-3=t+1\) . Do đó
\(\left(x-1\right)^4=\left(t+1\right)^4=t^4+4t^3+6t^2+4t+1\)
\(\left(x-3\right)^4=\left(t-1\right)^4=t^4-4t^3+6t^2-4t+1\)
\(6\left(x-1\right)^2\left(x-3\right)^2=6\left(t+1\right)^2\left(t-1\right)^2=6\left(t^2-1\right)^2=6t^4-12t^2+6\)
Từ đó \(f\left(x\right)=8t^4+8\ge8\)
GTNN = 8 đạt khi \(t=0\Leftrightarrow x=2\)
Cho \(x,y,z>0\) thỏa mãn điều kiện \(x+y+z=4\) . Tìm GTLN của tổng \(S=\dfrac{xy}{z+4}+\dfrac{yz}{x+4}+\dfrac{zx}{y+4}\).
Hướng dẫn giải:
Do giả thiết \(x+y+z=4\) nên \(z+4=z+\left(x+y+z\right)=\left(z+x\right)+\left(z+y\right)\)
Do đó \(\dfrac{xy}{z+4}=xy.\dfrac{1}{\left(z+x\right)+\left(z+y\right)}\le\dfrac{xy}{4}\left(\dfrac{1}{z+x}+\dfrac{1}{z+y}\right)\)
Làm tương tự đối với hai số hạng còn lại của \(S\) ta được
\(4S\le\dfrac{xy}{z+x}+\dfrac{xy}{z+y}+\dfrac{yz}{x+y}+\dfrac{yz}{x+z}+\dfrac{zx}{y+z}+\dfrac{zx}{y+x}\)
Nhóm các cặp số hạng cùng mẫu, chẳng hạn \(\dfrac{xy}{z+x}+\dfrac{yz}{x+z}=y.\dfrac{x+z}{x+z}=y\) , ta suy ra
\(4S\le x+y+z=4\Rightarrow S\le1\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z=\dfrac{4}{3}\).
Vậy GTLN = 1.
Cho \(x,y,z>0\) thỏa mãn điều kiện \(xy+yz+zx\ge3\). Tìm GTNN của biểu thức \(S=\dfrac{x^3}{y}+\dfrac{y^3}{z}+\dfrac{z^3}{x}\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(S=\dfrac{x^4}{xy}+\dfrac{y^4}{yz}+\dfrac{z^4}{zx}\ge\dfrac{\left(x^2+y^2+z^2\right)^2}{xy+yz+zx}\)
Mà \(x^2+y^2+z^2\ge xy+yz+zx>0\) nên
\(\dfrac{\left(x^2+y^2+z^2\right)^2}{xy+yz+zx}\ge\dfrac{\left(xy+yz+zx\right)^2}{xy+yz+zx}=xy+yz+zx\ge3\)
Suy ra \(S\ge3\) . Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z=1\).
Vậy GTNN = 3.
Cho \(x,y,z>0\) thỏa mãn điều kiện \(x+y+z=1\). Tìm GTNN của biểu thức \(S=\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{4y}+\dfrac{1}{16z}\).
Hướng dẫn giải:
Do giả thiết \(x+y+z=1\) nên
\(S=\left(x+y+z\right)\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{4y}+\dfrac{1}{16z}\right)\)
\(=\left(1+\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{16}\right)+\left(\dfrac{x}{4y}+\dfrac{x}{16z}+\dfrac{y}{x}+\dfrac{y}{16z}+\dfrac{z}{x}+\dfrac{z}{4y}\right)\)
\(=\dfrac{21}{16}+\left(\dfrac{x}{4y}+\dfrac{y}{x}\right)+\left(\dfrac{z}{4y}+\dfrac{y}{16z}\right)+\left(\dfrac{z}{x}+\dfrac{x}{16z}\right)\)
\(\ge\dfrac{21}{16}+2\sqrt{\dfrac{1}{4}}+2\sqrt{\dfrac{1}{64}}+2\sqrt{\dfrac{1}{16}}\)
Suy ra \(S\ge\dfrac{49}{16}\) . Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
\(\left\{{}\begin{matrix}x=2y=4z\\x+y+z=1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{4}{7}\\y=\dfrac{2}{7}\\z=\dfrac{1}{7}\end{matrix}\right.\)
Vậy GTNN = \(\dfrac{49}{16}\)
Cho \(x,y>0\) thỏa mãn điều kiện \(x+y\le1\). Tìm GTLN của biểu thức \(S=\sqrt{x^2+\dfrac{1}{y^2}}+\sqrt{y^2+\dfrac{1}{x^2}}\).
Hướng dẫn giải:
Dự đoán GTLN đạt khi \(x=y\) và \(x+y=1\) tức là khi \(x=y=\dfrac{1}{2}\) .
Khi đó \(x^2=4,\dfrac{1}{y^2}=\dfrac{1}{4}\) suy ra \(x^2=\dfrac{16}{y^2}\) . Vì vậy ta
Giải: Ta có \(\left(1.x+4.\dfrac{1}{y}\right)^2\le\left(1^2+4^2\right)\left(x^2+\dfrac{1}{y^2}\right)\)
hay \(\sqrt{x^2+\dfrac{1}{y^2}}\ge\dfrac{1}{17}\left(x+\dfrac{4}{y}\right)\)
Tương tự \(\sqrt{y^2+\dfrac{1}{x^2}}\ge\dfrac{1}{17}\left(y+\dfrac{4}{x}\right)\)
Cộng theo vế hai bất đẳng thức này ta được
\(S\le\dfrac{1}{17}\left(x+y\right)+\dfrac{4}{17}\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\right)\le\dfrac{1}{17}\left(x+y\right)+\dfrac{4}{17}.\dfrac{1}{4}.\dfrac{1}{x+y}\)
Mà \(x+y=1\) (giả thiết) nên \(S\le\dfrac{2}{17}\) . Đẳng thức đạt được khi và chỉ khi
\(x=y=\dfrac{1}{2}\) . Vậy GTLN = \(\dfrac{2}{17}\)
Cho \(x,y,z>0\) thỏa mãn điều kiện \(x+y+z=1\). Tìm GTLN của biểu thức \(S=\sqrt{x^2+\dfrac{1}{y^2}}+\sqrt{y^2+\dfrac{1}{z^2}}+\sqrt{z^2+\dfrac{1}{x^2}}\).
Hướng dẫn giải:
Theo Bunhiacopxki ta có
\(\left(1.x+9.\dfrac{1}{y}\right)^2\le\left(1^2+9^2\right)\left(x^2+\dfrac{1}{y^2}\right)\) (em hãy giải thích vì sao xét hai bộ số (1;9) và \(\left(x;\dfrac{1}{y}\right)\) ) . Do đó
\(x+\dfrac{9}{y}\le\sqrt{82}.\sqrt{x^2+\dfrac{1}{y^2}}\)
nên \(\left(x+y+z\right)+9\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)\le\sqrt{82}.S\)
Suy ra \(S\ge\dfrac{1}{\sqrt{82}}\left(x+y+z\right)+\dfrac{9}{\sqrt{82}}\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)\)
\(\ge\dfrac{1}{\sqrt{82}}\left(x+y+z\right)+\dfrac{9}{\sqrt{82}}.\dfrac{9}{x+y+z}\)
\(=\dfrac{1}{\sqrt{82}}+\dfrac{81}{\sqrt{82}}\) (do giả thiết \(x+y+z=1\))
\(S\ge\sqrt{82}\)
GTNN = \(\sqrt{82}\) đạt được khi \(x=y=z=\dfrac{1}{3}\) .