Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đồ thị quãng đường - thời gian SVIP
1. Đồ thị quãng đường- thời gian cho chuyển động thẳng
Có nhiều cách để mô tả chuyển động của vật, trong đó có thể sử dụng bảng ghi số liệu hoặc đồ thị.
Cách 1: Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường
Ví dụ, bảng dưới đây ghi số liệu mô tả chuyển động của một ca nô.
❓Dựa vào bảng trên để trả lời các câu hỏi sau.
Cách 2: Vẽ đồ thị quãng đường- thời gian
Dựa vào bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian có thể vẽ được đồ thị quãng đường- thời gian (hay gọi là đồ thị \(s-t\)) để mô tả mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của ca nô.
Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc với nhau tại \(O\), gọi là hai trục toạ độ.
- Trục thẳng đứng \(Os\) dùng để biểu diễn độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.
- Trục nằm ngang \(Ot\) biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp.
Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
- Điểm O là điểm xuất phát.
- Lần lượt xác định các điểm còn lại A, B, C, D tương ứng với các quãng đường đi được 15 km, 30 km, 45 km, 60 km.
Bước 3: Nối các điểm O, A, B, C, D ta được đồ thị quãng đường- thời gian.
Đồ thị quãng đường- thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
2. Vận dụng đồ thị quãng đường- thời gian
a. Tìm quãng đường (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật)
Ví dụ: Tìm quãng đường ca nô đi được sau \(t=1,0\) h kể từ lúc xuất phát, ta thực hiện như sau:
- Chọn \(t=1,0\) h trên trục \(Ot\). Từ điểm \(t=1,0\) h, vẽ đường thẳng song song với trục \(Os\), đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B.
- Từ B, vẽ đường thẳng song song với trục \(Ot\), đường thẳng này cắt trục \(Os\) tại giá trị \(s=30\) km, đó là quãng đường ca nô đi được.
Tương tự, ta có thể xác định được thời gian khi biết quãng đường chuyển động.
b. Tìm tốc độ \(v\) từ đồ thị
- Từ đồ thị, xác định quãng đường \(s\) và thời gian \(t\) tương ứng.
- Tính tốc độ của ca nô bằng công thức \(v=\dfrac{s}{t}\).
Từ đồ thị quãng đường- thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây