Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (Phần 1) SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
– Sinh ngày 20 tháng 3 năm 1809, mất ngày 21 tháng 2 năm 1852.
– Ông là một văn sĩ, một nhà soạn kịch, phê bình gia người Nga gốc Ukraina.
– Ông đã cống hiến cho văn học Nga và thế giới hàng chục tác phẩm kiệt xuất với rất nhiều bí ẩn riêng tư và đầy tính thời đại. Gô-gôn được coi là nhà văn hiện thực đầu tiên của ngôn ngữ Nga và là người dẫn đầu của Trường phái Tự nhiên.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Người tù binh Kavkaz, Nhật ký một người điên, Cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết,...
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: được trích từ các lớp đầu của Hồi IV trong vở kịch Quan thanh tra.
– Thể loại:
– Phương thức biểu đạt chính:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Sự kiện chính
– Nhận nhầm một vị khách vãng lai là “quan thanh tra”, các quan chức địa phương sợ hãi tập trung tại nhà thị trưởng bàn chuyện đối phó.
– Họ lần lượt vào yết kiến “quan thanh tra” cùng “vi thiềng”, nịnh hót và nói xấu nhau.
– Mới đầu vị khách tưởng quan chức địa phương “tốt bụng” và “hiếu khách” nên coi số tiền nhận được là “vay mượn,” sau khi biết người ta nhận nhầm mình là quan lớn, y quyết định vay thêm và sẽ cao chạy xa bay.
2. Tình huống kịch
– Tình huống: quan chức địa phương nhầm tưởng Khle-xta-kốp là quan thanh tra, còn Khle-xta-kốp thì nhầm tưởng quan chức địa phương là “tốt bụng” và “hiếu khách”. Việc trao tiền và nhận tiền được thực hiện theo sự nhầm tưởng ấy của mỗi bên. Tình huống này bắt nguồn từ nỗi sợ hãi thái quá của các quan chức địa phương khi “quan thanh tra” bất ngờ đến, lí trí bị tê liệt, khiến họ trở nên điếc, mù, không thể nhận thức một cách thật hiển nhiên, dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại. Sự nhầm lẫn đó đã tạo ra những diễn biến bất thường, làm bộc lộ bản chất, tính cách phi lí của các nhân vật.
=> Đây là tình huống đặc trưng của hài kịch.
3. Xung đột kịch
– Xung đột bên ngoài: giữa các quan chức địa phương với Khle-xta-kốp, xuất phát từ sự nhầm lẫn, tạo nên tình huống hài kịch: các quan chức nhầm Khle-xta-kốp là nhân vật “tai to mặt lớn”, trong khi khán giả nhận thức được các nhân vật đang diễn trò và lợi dụng sự nhầm lẫn này.
– Xung đột bên trong: (tác giả không nêu trực tiếp nhưng người đọc có thể liên tưởng xung đột giữa nhân dân và chính quyền), thể hiện qua thái độ sợ hãi, vô trách nhiệm, quan liêu và ngu dốt của các quan chức. Thói vô trách nhiệm, quan liêu và ngu dốt của họ khiến nhân dân khốn đốn. Đây là xung đột quan trọng, mang tính nội tại, bộc lộ tư tưởng của vở kịch: lối sống của các quan chức không tương thích với quan niệm của nhà viết kịch về sự tồn tại đúng đắn, bổn phận công dân, chức phận cao đẹp của con người.
4. Ngôn ngữ (độc thoại)
– Lưu ý: vai trò của lời nói riêng (độc thoại) trong việc bộc lộ bản chất nhân vật trong tác phẩm kịch: trong tác phẩm kịch, do không có người kể chuyện, việc hiểu tính cách, bản chất của nhân vật chỉ có thể dựa vào ngôn ngữ giao tiếp, bao gồm đối thoại, độc thoại và bằng thoại của nhân vật. Lời nói riêng (độc thoại) là một hình thức của độc thoại, trong đó nhân vật tự nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình mà không để ai khác nghe thấy. Đây là một trong những hình thức có khả năng bộc lộ rõ bản chất nhân vật. Thông qua lời nói riêng, độc giả/khán giả có thể nhìn thấy rõ hơn tâm trạng, suy nghĩ, động cơ hành động và bản chất thực sự của nhân vật, khác với cách nhìn nhận bề ngoài khi giao tiếp với nhân vật khác.
– Lời độc thoại của các nhân vật:
+ Chánh án: Trời, tôi bị đưa ra toà rồi. Họ mang xe đến bắt tôi rồi.
=> Khiếp nhược trước pháp luật vì không thực hiện đúng trách nhiệm của một chánh án.
+ Trưởng bưu điện: Thế mà Ngài không làm hộ chút nào; Ngài hỏi han mọi chuyện lừng li từng tí.
=> Kính sợ, sùng bái mọi biểu hiện nhỏ nhặt của cấp trên.
+ Kiểm học: Lúc nào cũng rụt rè như cái thằng chết tiệt thế này, hỏng hết cả!
=> Hoảng hốt, thiếu tự tin trước cấp trên, không dám nêu ý kiến và không biết trình bày gãy gọn vấn đề gì.
+ Khle-xta-kốp: Ta thử hỏi vay lão trưởng bưu điện này ít tiền xem sao.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây