Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (6.5 điểm) SVIP
(1.0 điểm)
Phân tích tác dụng của hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường trong câu thơ sau: “Em nhớ anh nát cả ruột gan”.
Hướng dẫn giải:
- HS nêu được tên hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tạo ra những kết hợp từ trái logic.
- HS phân tích được đặc điểm của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong câu thơ:
+ nát: đối tượng bị tác động cơ học bị vỡ vụn ra hoặc bị giập, mềm nhão hay nhàu đến biến dạng.
+ nhớ: là trạng thái trừu tượng, không thể tác động cơ học làm nát ruột gan.
→ Kết hợp từ trái logic để diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt, da diết, đau đáu khôn nguôi.
(1.0 điểm)
Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về các dòng thơ “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,/ Bằng con chẫu chuộc thôi.”.
Hướng dẫn giải:
HS diễn giải, lập luận sao cho hợp lí, đảm bảo tính mạch lạc và sức hấp dẫn, thuyết phục cho đoạn văn, đồng thời thể hiện được thái độ, quan điểm, đặc trưng cá nhân rõ nét.
Có thể chú ý đến một số điểm sau:
- Các hình ảnh được đem ra so sánh là các con vật bé nhỏ, tội nghiệp: thân con bọ ngựa, con chẫu chuộc.
- Tiếng thở dài, than thân, trách phận đầy tuyệt vọng, đớn đau cho số phận của người con gái: bị ép duyên, không thể cầu cứu, bấu víu vào đâu, chỉ còn biết xót xa, thở than, đau xót.
- Tình cảm của người đọc dành cho nhân vật: đồng cảm, xót thương, oán trách các hủ tục khắt khe đã chia rẽ tình yêu của đôi trẻ…
(0.5 điểm)
Ghi lại một câu ca dao nói về người phụ nữ mở đầu bằng thân em hoặc em như.
Hướng dẫn giải:
HS chọn ghi được một câu ca dao nói về người phụ nữ mở đầu bằng cụm từ thân em hoặc em như, ví dụ:
+ Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
+ Em như quế giữa rừng/ Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.
(4.0 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bàn về quan niệm hôn nhân sắp đặt
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề; phối hợp các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu để tạo tính chặt chẽ, logic, thuyết phục.
Dưới đây là một cách triển khai:
- Xác định lập trường, quan điểm của người viết với vấn đề nghị luận (không ủng hộ, không đồng tình).
- Giải thích quan niệm: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân tức là cha mẹ sẽ lựa chọn người hôn phối cho con cái và con cái buộc phải nghe theo sự sắp xếp ấy. Những cuộc hôn nhân sắp đặt như vậy thường không dựa trên cơ sở của tình yêu, và người con gái thường là phía thiệt thòi, phụ thuộc hơn khi hầu như không có quyền quyết định hay phản đối. Quan niệm này rất phổ biến trong thời kì phong kiến.
- Bàn luận: vì sao không đồng tình?
+ Hôn nhân thiếu vắng hình bóng của tình yêu thường sẽ khó khăn để cảm nhận niềm vui, hạnh phúc.
+ Hôn nhân sắp đặt có thể vô tình chia cắt đôi lứa (trường hợp người nam hoặc người nữ đã có đối tượng mình yêu).
+ Hôn nhân sắp đặt gần như bị chi phối toàn bộ bởi quan điểm của cha mẹ, nhưng điều đó chưa chắc đã phù hợp với cuộc đời của con cái.
+ Hôn nhân sắp đặt sẽ tước đi quyền tự do, bình đẳng chính đáng của con người.
+ Không phải không nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ là bất hiếu. Vì nếu cuộc hôn nhân đó không hạnh phúc thì cha mẹ đã vô tình đẩy phần đời còn lại của con mình vào bi kịch, và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng có thể bị rạn nứt.
+…
- Liên hệ bản thân về nhận thức và hành động.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.