Bài học cùng chủ đề
- Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh
- Kiểm tra học kì 2 - Sở Bắc Giang
- Kiểm tra cuối kì II THPT Phan Thanh Giản - Bến Tre
- Kiểm tra cuối kì II - THPT Phan Đình Phùng
- Kiểm tra học kì II - Đề mẫu
- Kiểm tra cuối học kì II (2022) - Đề tham khảo số 1
- Kiểm tra cuối học kì II (2022) - Đề tham khảo số 2
- Kiểm tra cuối học kì II (2022) - Đề tham khảo số 3
- Kiểm tra cuối kì II (2022) - THPT Lang Chánh (Thanh Hóa)
- Kiểm tra cuối học kì II (2022) - THPT Kinh Môn (Hải Dương)
- Kiểm tra cuối học kì II (2022) - Sở GD & ĐT Bắc Ninh
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Kiểm tra cuối kì II (2022) - THPT Lang Chánh (Thanh Hóa) SVIP
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Công danh đã được hợp (1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then. Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen |
(Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr. 712)
Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên (2) Yên hà: khói sông (3) Bui: chỉ có (4) Chăng: chẳng
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.
Câu 4. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then. |
Câu 5. Anh/ chị hiểu gì về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối?
Câu 6.Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị rút ra từ văn bản trên?
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ: tác giả/ Nguyễn Trãi.
Câu 3. Những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ: ao, bèo, muống, cỏ, sen, phong nguyệt, yên hà.
Tác dụng của phép đối:
- Diễn tả sự phong phú, vô hạn của thiên nhiên và đời sống tâm hồn thanh cao, giàu đẹp, chan hòa với tạo vật của Ức Trai.
- Giúp cho lời thơ hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.
Câu 5.
Tấm lòng của Nguyễn Trãi gửi gắm qua hai câu thơ cuối:
- Tấm lòng trung hiếu đối với cha mẹ, với vua, với dân, với nước.
- Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi luôn bền vững, son sắt, thủy chung.
Câu 6.
- Học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
- Trình bày thuyết phục.
Học sinh có thể tham khảo một vài ý để nêu lên bài học như:
- Sống chan hòa với thiên nhiên, tạo vật.
- Trân trọng những vẻ đẹp quê hương bình dị nhưng gắn bó, sâu sắc, nhiều ý nghĩa.
- Sống trung hiếu.
II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Trích "Truyền kì mạn lục" - Nguyễn Dữ) qua hành động đốt đền, qua cuộc gặp gỡ với Thổ công và hồn ma tên tướng giặc.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nhân vật Ngô Tử Văn trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Trích "Truyền kì mạn lục" - Nguyễn Dữ) qua hành động đốt đền, qua cuộc gặp gỡ với Thổ công và hồn ma tên tướng giặc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên".
* Lai lịch và tính cách
- Lai lịch: Tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính cách: khảng khái, cương trực, nóng nảy thấy sự tà gian thì không chịu được.
-> Xây dựng nhân vật theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại…
* Ngô Tử Văn và hành động đốt đền
- Nguyên nhân: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi
-> Muốn ra tay trừ hại cho nhân dân, mang lại cuộc sống yên bình.
-> Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.
=> Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn.
- Quá trình đốt đền:
+ Trước khi đốt đền: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
-> Thái độ nghiêm túc, kính cẩn.
=> Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh, cương trực, dũng cảm vì dân trừ bạo.
+ Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì...
-> Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường.
=> Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác, quyết tâm trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt.
+ Sau khi đốt đền:
. Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.
. Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền.
. Có ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc.
-> Thổ công bày tỏ ý muốn giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn.
* Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc
+ Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền.
+ Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.
=> Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc.
* Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Thổ công
+ Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
+ Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên Bách hộ họ Thôi.
-> Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.
=> Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời.
=> Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực.
* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính.
- Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách.
- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.