Bài học cùng chủ đề
- Đề thi thử TN THPTQG 2021 - Sở Hưng Yên
- Đề kiểm tra học kì II - Sở Bình Thuận
- Đề thi thử TN THPT QG trường THPT Lạc Long Quân - Khánh Hòa
- Đề thi thử TN THPT QG 2021
- Đề khảo sát chất lượng lớp 12 - Sở Thanh Hóa
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Nam Định
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Phòng GD&ĐT quận Tân Phú
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề thi và Hướng dẫn giải đề thi THPT Quốc gia năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi thử TN THPT QG trường THPT Lạc Long Quân - Khánh Hòa SVIP
I. Đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hy vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hy vọng cho chúng ta có thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…
Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó.
Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được…
Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hy vọng là điều kì diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó có thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất…
Đừng bao giờ mất hi vọng!
(Trích Luôn mỉm cười với cuộc sống –
Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ, 2011, tr.05)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, hy vọng có thể tìm thấy ở đâu? (0.5 điểm)
Câu 3: Nêu tác dụng của phép điệp từ “hy vọng” được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Đừng bao giờ đánh mất hi vọng. Vì sao? (1.0 điểm)
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận.
Câu 2: Theo tác giả, hy vọng có thể tìm thấy ở trong mỗi chúng ta.
Câu 3: Điệp từ “hy vọng” được lặp lại 10 lần trong đoạn trích có tác dụng.
- Khẳng định “hy vọng” tồn tại ở nhiều thể, dạng khác nhau nhưng có sức sống mãnh liệt, dài lâu.
- Nêu bật vai trò to lớn, quan trọng của hy vọng trong cuộc sống, nó có thể đem đến niềm tin, mang lại ánh sáng vào những nơi tăm tối, có sức mạnh tuyệt diệu với con người.
- Gửi gắm thông điệp / lời nhắn nhủ đừng bao giờ đánh mất hy vọng.
- Tăng tính liên kết cho văn bản.
Câu 4: Đừng bao giờ đánh mất hi vọng.
Sau đây là gợi ý:
- Đồng ý vì:
+ Cuộc sống có nhiều khó khăn, chúng ta phải có hy vọng mới có năng lượng và niềm tin để duy trì cuộc sống.
+ Hy vọng giúp con người lạc quan, chiến thắng nghịch cảnh.
+ Mất đi hy vọng thì không có ý chí, quyết tâm chiến đấu, không có tinh thần lạc quan -> không thể đứng lên mỗi khi gặp khó khăn.
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của niềm hy vọng trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của người lính trong đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. |
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.89)
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Ý nghĩa (= giá trị / tác dụng) của niềm hy vọng trong cuộc sống.
- Giải thích: hy vọng là có niềm tin, có khát khao, mơ ước vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.
- Bàn luận: Ý nghĩa của niềm hy vọng trong cuộc sống.
Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. - Thomas Carlyle
Nếu không phải nhờ hy vọng, trái tim sẽ tan vỡ. - Thomas Fuller
Khi còn thở, ta còn hy vọng. - Barack Obama
Những ngày tháng vàng son ở trước chúng ta, không phải ở sau ta. - William Shakespeare
+ Làm cho chúng ta sống với tâm thế lạc quan, yêu đời. “Có hy vọng thì dám mơ ước”.
+ Khi gặp thử thách, chông gai, chúng ta có niềm tin sẽ vượt qua, có ý chí, có bản lĩnh vững vàng, tạo động lực cho con người hướng tới kết quả tốt đẹp. (Diễn viên Quốc Tuấn, Thomas Fuller)
+ Truyền hi vọng, tạo được động lực cho mọi người xung quanh. (Nick Vujicic)
- Phản đề (mở rộng – nâng cao)
+ Phê phán những người không có hy vọng, luôn bi quan, chán nản.
+ Hy vọng không có nghĩa là ảo tưởng, chỉ biết mơ mộng mà không bắt tay vào biến ước mơ thành hiện thực.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng: tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây, là nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp.
Đặc điểm sáng tác:
+ Là người đa tài (biết vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn) nhưng nổi bật hơn cả là nhà thơ
+ Hồn thơ trung hậu thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, thơ mang vẻ đẹp hào hoa, phóng thoáng, đậm chất lãng mạn. Có khả năng cảm nhận và diễn tả tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật tài hoa, đặc biệt thủ pháp tương phản của chủ nghĩa lãng mạn. Sự kết hợp giữa âm nhạc, hội họa tạo nên những câu thơ như những bức họa Đường – Tống
- Bài thơ “Tây Tiến”: sáng tác năm 1948.
+ Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu 1947. Đơn vị bao gồm những thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp, Quang Dũng nằm trong binh đoàn ấy.
+ Nhiệm vụ của đơn vị là hành quân lên phía Tây biên giới Việt – Lào giữ vùng biên cương, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chiến trường Điện Biên (Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947)
+ Địa bàn hoạt động rộng lớn ở vùng Tây Bắc kéo dài xuống cả Sông Mã (Thanh Hóa) cơ sở vật chất thiếu thốn, địa hình phức tạp, bệnh sốt rét rừng hoành hành.
+ 1948 binh đoàn này giải thể, thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Những ngày chiến đấu nhiều đồng đội ngã xuống nơi biên cương, khi rời xa đơn vị, với nỗi nhớ da diết và tình đồng đội thúc giục, tác giả viết nên bài thơ tại làng Phù Lưu Chanh.
- Khái quát vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 3 của bài thơ, khắc họa bức tượng đài về người lính Tây Tiến.
2. Phân tích: Vẻ đẹp bi tráng của người lính
a. Hiện thực chiến trường “Rải rác biên cương mỗ viễn xứ”
- “Rải rác” đảo ngữ nhấn mạnh hiện thực, không né tránh hiện thực mất mát hi sinh, cái bi được gợi lên như chính sự thật tàn khốc về những nấm mồ gợi cảm giác xót xa đau đớn làm cho câu thơ trầm buồn.
- Nhưng cái bi không hoàn toàn nhấn chìm cảm xúc của con người bởi lớp từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” -> biến nấm mồ hoang sơ vùng biên giới thành nấm mồ chí tôn nghiêm, bích hằng.
b. Lý tưởng đầy bi tráng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
- “Đời xanh” hoán dụ cho tuổi trẻ, tuổi thanh xuân đầy sức sống, niềm tin, quãng đời đẹp nhất. Xuân Diệu từng tiếc nuối “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
- “Chẳng tiếc đời xanh” là một thái độ dứt khoát hiến dâng tuổi trẻ cho đất nước, tinh thần quyết tử cho Tổ quốc sinh.
- Đây là lý tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến, dứt áo ra đi, bỏ lại đằng sau tất cả nỗi niềm riêng tư – một sự hi sinh hiến dâng đầy bi tráng hào hùng. Đây như một lời thề với Tổ quốc, khác với mộng công danh của người chinh phu. Lý tưởng có sự gặp gỡ với Chính Hữu, sau này là Nguyễn Đình Thi:
“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
(Đồng chí)
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
=> Xuất thân khác nhau nhưng chung lý tưởng quên mình vì Tổ quốc.
c. Cái chết – sự hi sinh “Áo bào thay chiếu anh về đất - Sông Mã gầm lên…”
- “Áo bào” – nhiều ý nghĩa
+ Sự thật Tây Tiến thiếu cả chiếu để chôn người chết
+ Sự kết hợp giữa “áo” - cái bình thường và “bào” – tấm áo chiến đấu phi thường của võ tướng ra trận
-> Bình dị mà thiêng liêng trang trọng. Đây là tấm áo người lính mặc từ lúc chiến đấu tới lúc hi sinh. Sự kết hợp tạo từ mới vừa chân thực cảm động không hề xa lạ mà vẫn thấy được chất anh hùng của người lính.
- “Về đất” nói giảm nói tránh cái chết sự hi sinh của người lính
+ Trong tác phẩm đã cái chết được nói tới nhiều lần nhưng chưa lần nào sử dụng trực tiếp “chết” hay “hi sinh” như “và anh chết khi anh đang đứng bắn” – Lê Anh Xuân mà sử dụng các hình ảnh ẩn ý “không bước nữa, bỏ quên đơi” để giảm bớt nỗi đau -> biện pháp nói giảm, nói tránh.
+ “Về đất” còn thể hiện cái chết nhẹ nhàng, thanh thản đúng như lý tưởng “chẳng tiếc đời xanh” cho “Tổ quốc quyết sinh”.
+ Sự kết hợp với “áo bào” – trở về với đất mẹ, với quê hương, hòa linh hồn vào hoa cỏ sông núi thành hồn thiêng đất nước. Chết không mất đi mà là hóa thân thành và tiếp tục sự sống cõi khác -> cảm hứng ngợi ca, khẳng định sự bất tử.
- Nhân hóa “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
+ Sông Mã đầu bài thơ là tiếng gọi hoài vọng về quá khứ, là điểm nhớ đầu tiên. Ở đây, sông Mã là biểu tượng cho quê hương, đất nước và đồng đội cất tiếng chào vĩnh biệt người lính đã hi sinh trầm hùng. Người đi “chẳng tiếc đời xanh” nhưng người ở lại trong lòng rạn vỡ. Để miêu tả nỗi đau, Quang Dũng đã sử dụng âm thanh của một tiếng gầm trầm uất. Đó là biểu tượng tột cùng của nỗi đau, tạo ra một khoảng trống khó bù đắp về tình cảm.
+ “Khúc độc hành” – lên đường đơn độc tô đậm nỗi đau của người ở lại đồng thời mang sắc thái thiêng liêng như lời thề sẽ tiếp nối lý tưởng, con đường của những đồng đội đã mất
=> Câu thơ đầy mất mát, đau đớn nhưng cũng đầy trầm hùng chứ không hề bị lụy, bi thương
3. Tổng kết
Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người
-> Cảm hứng bi tráng tạo nên sức sống của hình tượng người lính.