K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 DANH SÁCH CÁC THÍ SINH ĐẠT GIẢI SỰ KIỆN: NÊU QUAN ĐIỂM CỦA EM VỀ CÁC YẾU TỐ CẦN CÓ, PHẢI CÓ VÀ NÊN CÓ CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIÁO DỤC.     Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các học viên của Olm. Một ngày nghỉ cuối tuần đang tới với mỗi chúng ta, sử dụng thế nào để hiệu quả và hữu ích nhất là do bản thân mỗi người. Các em đã có dự tính gì cho tuần này chưa. Hãy giành thời gian vào Olm để tìm thấy bao...
Đọc tiếp

 DANH SÁCH CÁC THÍ SINH ĐẠT GIẢI SỰ KIỆN: NÊU QUAN ĐIỂM CỦA EM VỀ CÁC YẾU TỐ CẦN CÓ, PHẢI CÓ VÀ NÊN CÓ CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIÁO DỤC. 

   Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các học viên của Olm. Một ngày nghỉ cuối tuần đang tới với mỗi chúng ta, sử dụng thế nào để hiệu quả và hữu ích nhất là do bản thân mỗi người. Các em đã có dự tính gì cho tuần này chưa. Hãy giành thời gian vào Olm để tìm thấy bao điều thú vị nhé. Nhất là tên của em được nhắc đến trong các giải thưởng. Các em học sinh thân mến, sự kiện nêu quan điểm của em về các yếu tố cần có, phải có và nên có của giáo viên trong giáo dục đã kết thúc. Đây là danh sách những bạn đạt giải. Cảm ơn các em vì những lập trường, quan điểm, suy nghĩ, nguyện vọng rất thiết thực của học sinh đối với giáo viên trong giáo dục.

         Để nhận thưởng các em thực hiện các yêu cầu sau:

Đăng ký nhận thưởng:

Bình luận thứ nhất: Em đăng ký nhận thưởng sự kiện: " Viết quan điểm của em về các yếu tố cần có, phải có và nên có của giáo viên trong giáo dục."

Bình luận thứ hai: Em đăng ký nhận:..... (tiền mặt, coin) Chọn hình thức phù hợp điền vào chỗ chấm tùy theo giải mà các em đạt được.

Sau đó chat với cô qua chat Olm nội dung như đã bình luận và cung cấp số tài khoản để nhận tiền mặt. 

Thời hạn nhận thưởng từ khi có thông báo đến hết 24  giờ 14 tháng 10 năm 2024

Sau thời hạn trên nếu các em không đăng ký, giải thưởng sẽ được thu hồi theo quy định.

Chúc toàn thể các thành viên Olm ngày cuối tuần vui vẻ và an nhiên!

23
12 tháng 10

Bài đạt giải nhất của Lê Bá Bảo Nguyên ctv Olm

12 tháng 10

 Công bố danh sách các thí sinh đạt giải cuộc thi học cùng Olm mỗi ngày học giỏi học hay Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các học viên Olm. Trải qua nhiều tháng thi cử và các trận đấu IQ đầy kịch tính cũng như phần thi tài năng giúp đánh thức năng khiếu tiềm ẩn trong học sinh mà phụ huynh chưa từng nhận ra. Đến nay cuộc thi đã thành công tốt đẹp, ban tổ chức xin gửi lời cảm ơn tới quý phụ huynh, nhà...
Đọc tiếp

 Công bố danh sách các thí sinh đạt giải cuộc thi học cùng Olm mỗi ngày học giỏi học hay

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các học viên Olm. Trải qua nhiều tháng thi cử và các trận đấu IQ đầy kịch tính cũng như phần thi tài năng giúp đánh thức năng khiếu tiềm ẩn trong học sinh mà phụ huynh chưa từng nhận ra. Đến nay cuộc thi đã thành công tốt đẹp, ban tổ chức xin gửi lời cảm ơn tới quý phụ huynh, nhà trường, các em học sinh toàn quốc, lời cảm ơn chân thành về sự tham gia nhiệt tình, trung thực của các em. Cũng như sự cổ vũ quan tâm của phụ huynh, nhà trường. Ban tổ chức xin gửi kết quả cuộc thi và danh sách thí sinh đạt giải. Trân trọng và cảm ơn tất cả. Hẹn gặp lại các thí sinh vào mùa giải năm sau 2025. Danh sách đã được giám đốc phê duyệt và ký ngày 09 tháng 10 năm 2024. Danh sách có hiệu lực kể từ ngày ký. 

10
10 tháng 10

Chúc mừng các bạn đã có tên trên danh sách nha. Chúc các bạn càng cố gắng thêm để đạt nhiều thành tích như vậy hơn nữa. Qua cuộc thi này, em xin cảm ơn các thầy cô đã tổ chức cuộc thi này. Đây là một cuộc thi ý nghĩa và giúp chúng ta hiểu biết thêm về năng khiếu của mình, còn giúp lan toả trang học bổ ích đến nhiều bạn học sinh trên toàn quốc. Cũng nhờ cuộc thi này mà em đã học hỏi được rất nhiều. Em rất vui mừng với kết quả này, và em cảm thấy bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa. Em mong rằng các thầy cô sẽ tạo thêm những cuộc thi bổ ích như vậy nữa. 

10 tháng 10

Chúc mừng mọi người nhé 

Em xin kính chào quý thầy cô và các bạn học sinh OLM! Con tên là Phạm Thị Ngọc Anh, năm nay em học lớp 7, trường THCS Phú Hòa, con đang sinh sống và học tập tại Bình Dương. Điểm số trên lớp của con cũng không khá cao là mấy, so với các bạn trong lớp thì con cũng ở mức khá giỏi. Và sau đó thì con đã tìm hiểu các chương trình học trên các trang nền tảng mạng xã hội như: Facebook, youtube, google,… . Sau một thời gian...
Đọc tiếp

Em xin kính chào quý thầy cô và các bạn học sinh OLM!

Con tên là Phạm Thị Ngọc Anh, năm nay em học lớp 7, trường THCS Phú Hòa, con đang sinh sống và học tập tại Bình Dương. Điểm số trên lớp của con cũng không khá cao là mấy, so với các bạn trong lớp thì con cũng ở mức khá giỏi. Và sau đó thì con đã tìm hiểu các chương trình học trên các trang nền tảng mạng xã hội như: Facebook, youtube, google,… . Sau một thời gian tìm kiếm lâu dài, thì con đã tìm được một chương trình học giáo dục là OLM. Khi con biết đến OLM, con  cảm thấy rất vui mừng vì mình đã tìm được một chương trình học tập. Trong quá trình tìm hiểu thì con biết đến OLM qua các nền tảng mạng xã hội, và con đã bắt đầu học OLM từ đầu tháng 6 năm nay( năm 2024).

Sau 3 tháng hè học tập trên OLM, con cảm thấy OLM thú vị và hay hơn con nghĩ. Con cứ nghĩ rằng OLM là một trang học tập giáo dục thôi, nhưng sau khi học thì con thấy rằng, OLM đã đem đến cho con nhiều bài giảng hay ; thầy cô giảng bài rất dễ hiểu ; nhờ vậy mà điểm số của con ngày càng tiến bộ hơn rất nhiều so với các năm trước con học trên lớp. Ngoài ra, OLM còn có những chương trình về học tập để các bạn học sinh có thể tham gia và nhận các giải thưởng từ OLM như: văn hay mỗi tuần,toán vui mỗi tuần,fun english đều có rất nhiều phần quà hấp dẫn, con đã tham gia các chương trình ấy và em đã nhận được rất nhiều món quà đến từ các thầy cô OLM. Điều mà con cảm thấy thú vị nhất trên OLM chính là con được kết bạn với tất cả các bạn học trên OLM, con có thể vừa kết bạn, vừa nhắn tin hỏi các bạn nhờ sự giúp đỡ khi có bài tập khó, con cũng có thể giúp đỡ các bạn giống như các bạn giúp đỡ mình, nhờ thế mà con đã quên với rất nhiều bạn mà không cần gặp trực tiếp.

Trong quá trình học tập trên OLM, con cảm thấy rằng mình cũng có thể giúp đỡ cho OLM như: Báo cáo với thầy cô OLM về những sai phạm của các bạn học sinh khác trên OLM, …. .

Và sau một thời gian con học trên OLM, con đã đặt được những thành quả học tập như: Tính đné ngày 4/9 lúc 9h15 phút:

- Về học tập trên OLM:

+ Con đã làm được 491 bài làm: trong đó có 4,711câu đúng và 1,179 câu sai.

+ Điểm trung bình: 8

+ Thành tích đạt được: 6077

+ Tổng số bài điểm tuyệt đối: 358

+ Tổng thời gian làm bài: 1 ngày, 16 giờ, 2 phút

+ Tổng thời gian xem video: 9 giờ, 11 phút

+ Hệ thống huy hiệu OLM: Con có 4 mầm non, 3 tân binh, 1 chuyên cần và 1 thông thái

- Về phần hỏi đáp:

+ Tổng điểm hỏi đáp 45SP, 27GP

+ 20GP con được cô Thương Hoài tặng vì đã báo cáo sai phạm của các bạn học sinh khác trên OLM.

-          Về xu và coin:

+ Con có 500 xu vì có 27GP

Con cảm thấy rằng học OLM rất vui và thú vị, nhờ học OLM mà điểm số của con cao hơn các năm trước. Con nghĩ rằng nếu các bạn nào mà còn đang thắc mắc về việc nên lựa chọn chương trình học tập của mình, thì hãy tìm hiểu và đăng kí học OLM đi nhé. Và con cảm ơn tất cả thầy cô OLM đã mang đến nhưng bài học hay, chương trinh bổ ích để chúng con có thể mở ra được tương mơ ước của mình. Con xin chân thành cảm ơn ạ!

 

 

 

 

36

Mình thấy bài viết của bạn rất hay. Chúc bạn luôn chăm ngoan, học giỏi.

5 tháng 9

mình chấm bài này 10 điểm nha !

nhưng còn rất nhiều chỗ viết sai !

đọc hơi dài 1 xíu .

mình xin cảm ơn ! ✿

12 tháng 4

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội nói chung. Dưới đây là một số loại tệ nạn xã hội và tác hại của chúng:
1. Tệ nạn ma túy:
- Ma túy khiến người dùng mất sức khoẻ, tinh thần bị ảnh hưởng, và có thể bị nhiễm căn bệnh HIV/AIDS không thể điều trị.
- Người nghiện ma túy có thể rơi vào lối sống buông thả, vi phạm pháp luật và phạm tội.
2. Tệ nạn mại dâm:
- Mại dâm là hành vi thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định.
- Đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm gồm: người bán dâm, người mua dâm, người chứa mại dâm, người môi giới mại dâm.
- Tệ nạn mại dâm cũng khiến cho người tham gia dễ mắc phải bệnh HIV/AIDS.
3. Tệ nạn cờ bạc:
- Là hình thức tệ nạn xã hội, mà những người mắc tệ nạn lợi dụng mọi hình thức vui chơi giải trí để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
- Các hình thức của tệ nạn cờ bạc bao gồm đánh bài, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, tú lơ khơ, và nhiều loại khác.
4. Tệ nạn mê tín dị đoan:
- Gây tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người tham gia.
5.Tệ nạn rượu bia:
- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội.
=> Để giảm thiểu tác hại của tệ nạn xã hội, cần tập trung vào việc khắc phục và hạn chế chúng thông qua giáo dục, tuyên truyền, và thực hiện các biện pháp phòng chống.

12 tháng 4

Tệ nạn ma túy: ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đua vào cơ thể sống, có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể. Gây cho người sử dụng nó có sự lệ thuộc về tinh thần và thể chất. Nếu đã nghiện mà ngừng sử dụng thuốc sẽ bị làm cho vật vã, gây nên những phản ứng sinh lý bất lợi, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người nghiện. 

  • Một số loại ma túy: tự nhiên (thuốc phiện, cần sa, côca), chiết xuất từ thảo mộc (côcain, moocphin, heroin, mêcalin...), tổng hợp (amphetamine,...)

Tệ nạn mại dâm: mại dâm là hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định. Đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm gồm:

  • Người bán dâm,
  • Người mua dâm,
  • Người chứa mại dâm,
  • Người môi giới mại dâm.

Tệ nạn cờ bạc: là một dạng tệ nạn xã hội, mà những người mắc tệ nạn lợi dụng mọi hình thức vui chơi giải trí để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất. Các hình thức của tệ nạn cờ bạc bao gồm:

  • Đánh bài (đánh chắn, cua cá, cây ba, tổ tôm, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, tú lơ khơ...),
  • Chơi lô, đề, sòng bạc kiểu casino;
  • Cá độ bóng đá, các môn thể thao khác;
  • Chơi cờ bạc game online;
  • Chọi gà
- Các tệ nạn xã hội khác như nghiện rượu, đua xe trái phép, nghiện chơi game,... 
TT
tran trong
Giáo viên
17 tháng 5

3 quyền em được hưởng:

- Quyền được đi học.

- Quyền được vui chơi.

- Quyền được làm có giấy khai sinh.

3 nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện:

- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, ông bà.

- Nghĩa vụ học tập.

29 tháng 7

Quyền Công Dân:

- Quyền bình đẳng trước pháp luật

- Quyền tự do ngôn luận

- Quyền bầu cử và ứng cử

Nghĩa vụ công dân :

- Tuân thủ luật pháp

- Đóng góp thuế

- Học tập

4
456
CTVHS
22 tháng 5

Những việc làm của em để góp phần xây dựng gia đình là :

- Giúp ông bà tưới rau

- Giúp mẹ nấu cơm

- Giúp bố đi chợ

.....

Em đã thể hiện quyền trẻ em bằng những việc làm trong GĐ.

TT
tran trong
Giáo viên
22 tháng 5

Những việc em đã làm góp phần xây dựng gia đình là:

- Giúp đỡ bố mẹ nấu cơm, trông em.

- Thường xuyên hỏi han sức khoẻ ông bà, cha mẹ.

- Giúp đỡ anh chị, em trong gia đình...

Em thể hiện quyền trẻ em bằng việc:

- Bày tỏ quan điểm của bản thân về việc chọn môn học yêu thích.

- Chăm chỉ học tập.

- Thường xuyên luyện tập thể thao...

 

TT
tran trong
Giáo viên
12 tháng 6

Phát triển của mỗi cá nhân là quá trình mà một người trải qua trong suốt cuộc đời, bao gồm cả sự thay đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm, và xã hội. Đây là một quá trình liên tục, bắt đầu từ khi sinh ra và kéo dài đến khi qua đời. Phát triển cá nhân thường được xem xét qua nhiều khía cạnh khác nhau:

  1. Phát triển thể chất: Đây là quá trình thay đổi và trưởng thành của cơ thể con người, bao gồm sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, sự phát triển của các cơ quan và hệ thống cơ thể.

  2. Phát triển tinh thần: Quá trình này liên quan đến sự phát triển về trí tuệ, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, và học hỏi. Nó bao gồm cả việc phát triển kỹ năng nhận thức và khả năng xử lý thông tin.

  3. Phát triển tình cảm: Đây là quá trình thay đổi và trưởng thành về mặt cảm xúc, bao gồm khả năng nhận thức và quản lý cảm xúc của bản thân, cũng như khả năng đồng cảm và hiểu được cảm xúc của người khác.

  4. Phát triển xã hội: Liên quan đến việc phát triển các kỹ năng xã hội, khả năng giao tiếp, tương tác với người khác, và hiểu biết về các quy tắc và vai trò trong xã hội.

  5. Phát triển đạo đức và tâm lý: Quá trình này liên quan đến sự phát triển của giá trị, đạo đức, niềm tin, và thái độ của một người. Nó bao gồm cả việc phát triển khả năng tự nhận thức và hiểu biết về bản thân.

Phát triển cá nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, môi trường, giáo dục, văn hóa, và kinh nghiệm sống. Việc hiểu và hỗ trợ quá trình phát triển cá nhân là quan trọng để giúp mỗi người có thể đạt được tiềm năng tối đa của mình.

TT
tran trong
Giáo viên
22 tháng 6

Nhân vật:

  • Nam (con trai)
  • Bố
  • Mẹ

Bối cảnh: Nam đang ở nhà một mình sau giờ học. Bố mẹ đều đang đi công tác và rất ít khi có thời gian cho Nam. Gần đây, có một tin đồn không tốt về Nam và bố mẹ đã nghe được.

Cảnh 1: Nam ở nhà

Nam đang ngồi ở bàn học, làm bài tập. Cửa mở, bố và mẹ bước vào nhà với vẻ mặt tức giận.

Mẹ: (giọng lớn) Nam, con xuống đây ngay!

Nam: (ngạc nhiên) Có chuyện gì vậy mẹ?

Bố: (giận dữ) Con có biết bố mẹ nghe được gì về con không? Tại sao con lại làm như vậy?

Nam: (bối rối) Con không hiểu bố mẹ đang nói về chuyện gì.

Mẹ: (vẫn giận dữ) Đừng có mà giả vờ! Tại sao con lại để xảy ra chuyện như vậy?

Nam: (thở dài) Bố mẹ nghe ai nói gì? Con thực sự không biết chuyện gì đang diễn ra.

Bố: (không kiềm chế được) Con có biết mình làm bố mẹ xấu mặt thế nào không? Bố mẹ không có thời gian để quan tâm đến những chuyện vớ vẩn này.

Nam: (cảm thấy tổn thương) Bố mẹ lúc nào cũng bận rộn, không bao giờ có thời gian nghe con nói. Nhưng khi nghe người khác nói xấu con thì bố mẹ lại tin ngay.

Mẹ: (giọng lạnh lùng) Con không cần phải đổ lỗi cho ai cả. Hãy tự nhìn lại mình đi.

Nam: (cảm thấy bất công) Bố mẹ có bao giờ lắng nghe con nói chưa? Con cũng có những áp lực của riêng mình.

Bố: (nổi giận, tát Nam một cái) Im ngay! Đừng có mà hỗn láo.

Nam ôm má, nước mắt trào ra, nhìn bố mẹ với ánh mắt đau đớn và thất vọng.

Cảnh 2: Phản ứng của Nam

Nam đứng im một lúc, cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình.

Nam: (giọng run run nhưng kiên quyết) Bố mẹ có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của con không? Con không hoàn hảo, con có thể mắc lỗi. Nhưng con cần bố mẹ lắng nghe và hiểu con, chứ không phải chỉ biết mắng mỏ và đánh đập.

Bố mẹ đứng yên, ngạc nhiên trước sự kiên quyết của Nam.

Nam: (tiếp tục, giọng nghiêm túc) Con hiểu bố mẹ bận rộn và áp lực. Nhưng con cũng cần bố mẹ. Chúng ta là gia đình, chúng ta cần lắng nghe và hỗ trợ lẫn nhau, không phải chỉ trích và làm tổn thương nhau.

Mẹ: (bắt đầu hối hận) Nam, mẹ...

Nam: (giọng buồn) Con không muốn chuyện này tiếp diễn nữa. Con mong bố mẹ hiểu rằng con cũng có những khó khăn riêng. Nếu chúng ta không thể nói chuyện với nhau một cách bình tĩnh và tôn trọng, thì sẽ chẳng bao giờ giải quyết được gì.

Bố mẹ im lặng, cảm thấy có lỗi và suy nghĩ về những lời Nam nói.

Cảnh 3: Sự hòa giải

Bố mẹ tiến lại gần Nam, ánh mắt hối lỗi.

Bố: (giọng nhẹ nhàng hơn) Bố xin lỗi, Nam. Bố đã sai khi không lắng nghe con trước.

Mẹ: (ôm Nam) Mẹ cũng xin lỗi con. Mẹ đã không nghĩ đến cảm xúc của con.

Nam: (khẽ cười, nước mắt vẫn còn trên má) Con chỉ mong chúng ta có thể hiểu nhau hơn. Con cũng yêu bố mẹ.

Ba người ôm nhau, cảm nhận sự ấm áp và tình yêu gia đình. Họ quyết định sẽ dành thời gian nhiều hơn để lắng nghe và hiểu nhau.

22 tháng 7

Sự khác biệt văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách chào hỏi, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cách con người thể hiện sự tôn trọng, thân thiện và lịch sự khi gặp gỡ.

- Hình thức chào hỏi đa dạng: Mỗi nền văn hóa có những hình thức chào hỏi riêng biệt, phản ánh giá trị và quan niệm của họ. Ví dụ, người Nhật Bản cúi đầu thể hiện sự tôn kính, trong khi người phương Tây bắt tay thể hiện sự bình đẳng. Người Eskimo cọ mũi để thể hiện sự thân mật, trong khi người Maori ở New Zealand cọ mũi để chào hỏi.

- Ngôn ngữ chào hỏi phong phú: Ngôn ngữ chào hỏi cũng đa dạng không kém. Người Việt Nam có câu "Xin chào" lịch sự, trong khi người Pháp có "Bonjour" trang trọng. Người Hàn Quốc có nhiều cách xưng hô và chào hỏi khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ và tuổi tác, trong khi người Mỹ thường sử dụng "Hi" hoặc "Hello" thân thiện.

- Khoảng cách giao tiếp và tiếp xúc cơ thể khác biệt: Khoảng cách giao tiếp cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa. Người châu Á thường giữ khoảng cách xa hơn để thể hiện sự tôn trọng, trong khi người Mỹ Latinh lại thích đứng gần và chạm vào người đối diện để thể hiện sự thân thiện. Việc tiếp xúc cơ thể cũng khác nhau, từ cái bắt tay ở phương Tây đến cái ôm ở Mỹ Latinh và việc cọ mũi ở một số bộ tộc châu Phi.

TT
tran trong
Giáo viên
22 tháng 7

Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đáng kể đến phong cách chào hỏi, phản ánh các giá trị, chuẩn mực, và cách giao tiếp của từng nền văn hóa. Dưới đây là một số khía cạnh chính để phân tích:

1. Hình thức chào hỏi
  • Chào hỏi bằng cách bắt tay: Ở nhiều quốc gia phương Tây, như Mỹ và châu Âu, bắt tay là cách chào hỏi phổ biến. Nó thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng giữa hai người.
  • Chào hỏi bằng cách cúi đầu: Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cúi đầu là cách chào hỏi thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn. Độ sâu của cúi đầu còn phụ thuộc vào mối quan hệ và bối cảnh.
  • Chào hỏi bằng cách ôm hoặc hôn má: Ở nhiều quốc gia Latinh và châu Âu, như Pháp và Tây Ban Nha, ôm hoặc hôn má là cách chào hỏi phổ biến, thể hiện sự thân thiện và gần gũi.
2. Mức độ gần gũi và thân mật
  • Văn hóa cá nhân: Các nền văn hóa như Mỹ và Đức thường coi trọng không gian cá nhân, do đó, các hình thức chào hỏi thường ít thân mật hơn, chẳng hạn như bắt tay.
  • Văn hóa cộng đồng: Ở các quốc gia như Brazil và Ý, mọi người thường có xu hướng chào hỏi một cách thân mật hơn, như ôm hoặc hôn má, do họ coi trọng mối quan hệ cộng đồng và sự gần gũi.
3. Ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ
  • Ngôn ngữ cơ thể: Trong một số văn hóa, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ khi chào hỏi rất quan trọng. Chẳng hạn, người Ấn Độ thường chắp tay trước ngực và cúi đầu khi chào hỏi, gọi là "Namaste".
  • Ánh mắt: Ở nhiều nơi, duy trì ánh mắt trong khi chào hỏi thể hiện sự trung thực và tôn trọng, nhưng ở một số nơi khác, như Nhật Bản, việc tránh ánh mắt có thể là dấu hiệu của sự kính trọng. 4. Lời chào hỏi
  • Cụm từ chào hỏi: Mỗi nền văn hóa có các cụm từ chào hỏi khác nhau, chẳng hạn như "Hello" ở Anh, "Hola" ở Tây Ban Nha, và "Nǐ hǎo" ở Trung Quốc.
  • Tần suất chào hỏi: Ở một số nơi, việc chào hỏi là một phần quan trọng của giao tiếp hàng ngày và có thể diễn ra nhiều lần trong ngày, trong khi ở những nơi khác, nó chỉ xảy ra trong những dịp đặc biệt.
  • 5. Tác động của hiện đại hóa và toàn cầu hóa
  • Sự thay đổi: Hiện đại hóa và toàn cầu hóa đã làm thay đổi phong cách chào hỏi ở nhiều nơi. Ví dụ, việc bắt tay dần trở nên phổ biến hơn ở nhiều quốc gia châu Á, nơi trước đây chủ yếu sử dụng cúi đầu hoặc chắp tay.
  • Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông: Phương tiện truyền thông đại chúng và du lịch quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cách mọi người chào hỏi và giao tiếp.
  • 6. Ý nghĩa xã hội và tâm lý
  • Xây dựng mối quan hệ: Chào hỏi là cách thức đầu tiên để xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, và quốc gia. Nó phản ánh sự tôn trọng và thiện chí, tạo nền tảng cho sự hiểu biết và hợp tác.
  • Nhận diện văn hóa: Cách chào hỏi là một phần của bản sắc văn hóa, giúp mọi người nhận diện và tự hào về nguồn gốc văn hóa của mình.
  • Sự khác biệt văn hóa trong phong cách chào hỏi không chỉ phản ánh các giá trị văn hóa mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của giao tiếp và sự hiểu biết giữa các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau. Việc hiểu và tôn trọng sự khác biệt này giúp cải thiện mối quan hệ và tạo sự hòa hợp trong xã hội đa văn hóa.

22 tháng 7

Chế độ hôn nhân ở Việt Nam được coi là tiến bộ bởi vì nó đề cao các giá trị bình đẳng, tự do và nhân văn.

Đầu tiên, chế độ hôn nhân Việt Nam đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc lựa chọn bạn đời, quyết định sinh con, quản lý tài sản chung và tham gia các hoạt động xã hội. Không còn tình trạng "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", nam nữ có quyền tự do tìm hiểu, yêu thương và quyết định kết hôn dựa trên tình cảm của mình.

Thứ hai, hôn nhân ở Việt Nam dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Không ai được ép buộc kết hôn, dù là do áp lực gia đình hay xã hội. Quyết định kết hôn phải xuất phát từ tình yêu và sự đồng thuận của cả hai bên.

Thứ ba, chế độ hôn nhân Việt Nam công nhận và bảo vệ hình thức hôn nhân một vợ một chồng. Điều này không chỉ phù hợp với thuần phong mỹ tục mà còn giúp đảm bảo quyền lợi và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Thứ tư, luật pháp Việt Nam có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của con cái, đảm bảo các em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đầy đủ. Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Cuối cùng, chế độ hôn nhân Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của những người yếu thế, như phụ nữ và trẻ em. Luật pháp nghiêm cấm bạo lực gia đình và phân biệt đối xử, đồng thời có những biện pháp hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.