Bài học cùng chủ đề
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Nam Định năm 2022 - 2023 (Trắc nghiệm)
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Nam Định năm 2022 - 2023 (Tự luận)
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Hà Nội năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Đà Nẵng năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 - 2023
- Đề thi thử trường THCS & THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội 2022-2023
- Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Nghệ An năm 2022-2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Huế năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2022 - 2023
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Nghệ An năm 2022-2023 SVIP
(2,5 điểm).
a) Tính $ {A}=\sqrt{81}-\sqrt{36}+\sqrt{49}$.
b) Rút gọn biểu thức ${P}=\left(\dfrac{1}{\sqrt{ {x}}-1}-\dfrac{1}{\sqrt{ {x}}}\right) . \dfrac{ {x}-\sqrt{ {x}}}{2022}$, với ${x}>0$ và ${x} \neq 1$
c) Xác định các hệ số $ {a},\,{b}$ của hàm số $ {y}= {ax}+{b}$, biết đồ thị của hàm số đi qua điểm $ {M}(-1 ; 3)$ và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $-2$.
Hướng dẫn giải:
a) $A =\sqrt{81}-\sqrt{36}+\sqrt{49}$
$=\sqrt{9^2}-\sqrt{6^2}+\sqrt{7^2}$
$=9-6+7$
$=10$
Vậy $A=10$.
b) $P=\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{1}{\sqrt{x}}\right) . \dfrac{x-\sqrt{x}}{2022}$, với $x>0$ và $x \neq 1$.
$P =\left(\dfrac{\sqrt{x}-(\sqrt{x}-1)}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}\right) . \dfrac{x-\sqrt{x}}{2022}$
$=\left(\dfrac{\sqrt{x}-\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}\right) . \dfrac{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}{2022}$
$=\dfrac{1}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)} . \dfrac{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}{2022}$
$=\dfrac{1}{2022}$
Vậy $P=\dfrac{1}{2022}$.
c) Xét hàm số $y=a x+b$.
Đồ thị hàm số đi qua điểm $M(-1 ; 3)$
$\Rightarrow 3=a .(-1)+b$
$\Leftrightarrow-a+b=3$
Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $-2$.
$\Rightarrow$ Thay $x=0, y=-2$ vào hàm số ta được:
$-2=a .0+b$
$\Leftrightarrow b=-2$
Thay $b=-2$ vào $(1):-a+(-2)=3 \Leftrightarrow a=-5$
Vậy $a=-5 ; b=-2$.
(2 điểm)
a) Giải phương trình $2 x^2-9 x+10=0$
b) Cho phương trình $x^2+3 x-1=0$ có hai nghiệm phân biệt $x_1,\, x_2$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức $T=\dfrac{3\left|x_1-x_2\right|}{x_1^2 x_2+x_1 x_2^2}$
Hướng dẫn giải:
a) $2 x^2-9 x+10=0$ (1)
Ta có: $\Delta=b^2-4 a c=(-9)^2-4 . 2 . 10=1>0$
$\Rightarrow$ Phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt: $\left[\begin{aligned}x=\dfrac{-b+\sqrt{\Delta}}{2 a}=\dfrac{9+\sqrt{1}}{2.2}=\dfrac{5}{2} \\ x=\dfrac{-b-\sqrt{\Delta}}{2 a}=\dfrac{9-\sqrt{1}}{2.2}=2\end{aligned}\right.$
Vậy tập nghiệm của phương trình (1) là $S=\left\{\dfrac{5}{2} ; 2\right\}$.
b) $x^2+3 x-1=0(2)$
Phương trình (2) có $2$ nghiệm phân biệt $x_1, x_2$, theo định lí Vi-et ta có: $\left\{\begin{aligned}x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}=-3 \\ x_1 x_2=\dfrac{c}{a}=-1\end{aligned}\right.$
Ta có $T=\dfrac{3\left|x_1-x_2\right|}{x_1^2 x_2+x_1 x_2^2}=\dfrac{3\left|x_1-x_2\right|}{x_1 x_2\left(x_1+x_2\right)}$
Xét $\left|x_1-x_2\right|^2=x_1^2+x_2^2-2 x_1 x_2=\left(x_1+x_2\right)^2-4 x_1 x_2=(-3)^2-4 .(-1)=13$
$\Leftrightarrow\left|x_1-x_2\right|=\sqrt{13}\left(\right.$ vì $\left.\left|x_1-x_2\right| \geq 0\right)$.
Thay số vào $T$ ta được: $T=\dfrac{3 . \sqrt{13}}{-1 .(-3)}=\sqrt{13}$.
Vậy $T=\sqrt{13}$.
(1,5 điểm)
Trong kỳ SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam, thú sao la được chọn làm linh vật. Một phân xưởng được giao sản xuất $420$ thú nhồi bông sao la trong một thời gian dự định để làm quà tặng. Biết rằng nếu mỗi giờ phân xưởng sản xuất thêm $5$ thú nhồi bông sao la thì sẽ rút ngắn được thời gian hoàn thành công việc là $2$ giờ. Tính thời gian dự định của phân xưởng?
Hướng dẫn giải:
Gọi thời gian dự định để sản xuất $420$ thú nhồi bông của phân xưởng là $x(x>2)$ (giờ).
Theo dự định mỗi giờ phân xưởng sản xuất được $\dfrac{420}{x}$ (thú nhồi bông).
Thời gian thực tế hoàn thành công việc là $x-2$ (giờ).
Thực tế mỗi giờ phân xưởng sản xuất được $\dfrac{420}{x-2}$ (thú nhồi bông).
Theo đề bài thì thực tế mỗi giờ phân xưởng sản xuất thêm $5$ thú nhồi bông so với dự định nên ta có phương trình:
$\dfrac{420}{x-2}-5=\dfrac{420}{x}$
$\Rightarrow 420 x-5 x(x-2)=420(x-2)$
$\Leftrightarrow 5 x^2-10 x-840=0$
$\left[\begin{aligned} x=-12 \text{ (L)} \\ x=14 \end{aligned}\right.$.
Vậy thời gian dự định của phân xưởng là $14$ giờ.
(3,0 điểm)
Cho tam giác $ {ABC}$ vuông tại $ {C}( {AC}< {BC})$, đường cao $ {CK}$ và đường phân giác trong $ {BD}( {K} \in {AB}, {D} \in {AC})$. Qua $ {D}$ kẻ đường thẳng vuông góc với $ {AC}$ cắt $ {CK}, {AB}$ lần lượt tại $ {H}$ và $ {I}$.
a) Chứng minh $CDKI$ là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh $ {AD} . {AC}= {DH} . {AB}$.
c) Gọi $ {F}$ là trung điểm $ {AD}$. Đường tròn tâm $ {I}$ bán kính $ {ID}$ cắt $ {BC}$ tại $ {M}( {M}$ khác $ {B})$ và cắt $ {AM}$ tại $ {N}( {N}$ khác $ {M})$. Chứng minh $ {B}, {N}, {F}$ thẳng hàng.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh $CDKI$ là tứ giác nội tiếp.
Ta có: $D I \perp A C \Rightarrow \widehat{C D I}=90^{\circ}$
$C K \perp A B \Rightarrow \widehat{C K I}=90^{\circ}$
Xét tứ giác $CDKI$ ta có: $\widehat{C D I}=\widehat{C K I}=90^{\circ}$
Mà hai góc này là hai góc có đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh $ {CI}$
$\Rightarrow C D K I$ là tứ giác nội tiếp (ĐPCM).
b) Chứng minh: $A D . A C=D H . A B$
$BD$ là phân giác $\widehat{A B C} \Rightarrow \dfrac{B A}{B C}=\dfrac{D A}{D C}$ (t/c tia phân giác) $\Rightarrow \dfrac{A D}{A B}=\dfrac{D C}{B C}$
Xét $\triangle D C H$ và $\triangle C B A$ ta có:
$\widehat{H D C}=\widehat{B C A}=90^{\circ}$
$\widehat{D C H}=\widehat{C B A}(\text { cùng phụ } \widehat{H C B})$
$\Rightarrow \triangle D C H \backsim \triangle C B A(\text { g.g })$
$\Rightarrow \dfrac{D H}{A C}=\dfrac{D C}{B C}$
Từ (1) và (2)
$\Rightarrow \dfrac{A D}{A B}=\dfrac{D H}{A C} \Rightarrow A D . A C=D H . A B$ (ĐPCM)
c)
Ta có: $I D \perp A C ; B C \perp A C \Rightarrow I D / / B C$
Gọi $I M \cap A C=\{E\}$
$\triangle I B M$ cân tại $ {I} \Rightarrow \widehat{I B M}=\widehat{I M B}$
Mà $\widehat{A I D}=\widehat{I B M}$ (đồng vị)
$\widehat{E I D} =\widehat{I M B} \text { (so le trong) }$
$\Rightarrow \widehat{A I D} = \widehat{E I D}$
$\Rightarrow I D$ là phân giác $\widehat{A I E}$ mà $I D \perp A E(g t)$
$\Rightarrow \triangle I A E$ cân tại $ {I} \Rightarrow \widehat{I A E}=\widehat{I E A}$
Xét $\triangle A D N$ và $\triangle A M D$ có $\widehat{A}$ chung; $\widehat{A D N}=\widehat{A M D}$ (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung $ {DN}$ )
$\Rightarrow \triangle A D N \backsim \triangle A M D(g . g) \Rightarrow A D^2=A N . A M$
(1 điểm)
Giải phương trình $\sqrt{ {x}^2+1}+3=\left(\dfrac{1}{ {x}}-3\right)\left(\sqrt{9 {x}^2-6 {x}+2}+3\right)$.
Hướng dẫn giải:
Điều kiện $x \neq 0$.
Nhận thấy $V T=\sqrt{x^2+1}+3>0$, với mọi $x \neq 0$.
Khi đó để phương trình có nghiệm thì vế phải của (1) phải lớn hơn $0$.
Hay $\left(\dfrac{1}{x}-3\right)\left(\sqrt{9 x^2-6 x+2}+3\right)>0$
$\Leftrightarrow \dfrac{1}{x}-3>0 \text { do }\left(1 \sqrt{(1-3 x)^2+1}+3>0 \quad \forall x \neq 0\right)$
$\Leftrightarrow \dfrac{1-3 x}{x}>0 \Leftrightarrow 0<x<\dfrac{1}{3} .$
Ta có $\sqrt{x^2+1}+3=\left(\dfrac{1}{x}-3\right)\left(\sqrt{9 x^2-6 x+2}+3\right)$
$\Leftrightarrow x \sqrt{x^2+1}+3 x=(1-3 x)\left(\sqrt{(1-3 x)^2+1}+3\right)$
$\Leftrightarrow x\left(\sqrt{x^2+1}+3\right)=(1-3 x)\left(\sqrt{(1-3 x)^2+1}+3\right) .$
Đặt $1-3 x=t$ điều kiện $t>0$.
Khi đó phương trình trở thành:
$x\left(\sqrt{x^2+1}+3\right)=t\left(\sqrt{t^2+1}+3\right)$
$\Leftrightarrow \sqrt{x^4+x^2}-\sqrt{t^4+t^2}+3 .(x-t)=0$
$\Leftrightarrow \dfrac{\left(\sqrt{x^4+x^2}-\sqrt{t^4+t^2}\right)\left(\sqrt{x^4+x^2}+\sqrt{t^4+t^2}\right)}{\sqrt{x^4+x^2}+\sqrt{t^4+t^2}}+3(x-t)=0$
$\Leftrightarrow \dfrac{\left(x^4-t^4\right)+\left(x^2-t^2\right)}{\left(\sqrt{x^4+x^2} \sqrt{t^4+t^2}\right)}+3(x-t)=0$
$\Leftrightarrow \dfrac{(x-t)(x+t)\left(x^2+t^2\right)+(x-t)(x+t)}{\sqrt{x^4+x^2}+\sqrt{t^4+t^2}}+3(x-t)=0$
$\Leftrightarrow(x-t)\left(\dfrac{(x+t)\left(x^2+t^2+1\right)}{\sqrt{x^4+x^2}+\sqrt{t^4+t^2}}+3\right)=0 \text {. }$
$\Leftrightarrow x-t=0 \quad \text { do } \dfrac{(x+t)\left(x^2+t^2+1\right)}{\sqrt{x^4+x^2}+\sqrt{t^4+t^2}}+3>0$
$\Leftrightarrow x=t$
Suy ra $x=1-3 x \Leftrightarrow x=\dfrac{1}{4}$ (thoả mãn).
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{1}{4}$.