Đề thi tỉnh Bình Thuận (chuyên Lê Quý Đôn)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÒA TẠO BÌNH ĐỊNH
KỲ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: ( 3 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời, chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.
(Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao Thế giới về trẻ em Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1997)
1. Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?
2. Biện pháp tu từ nào đươc sử dụng trong câu Tuổi của chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp ấy.
3. Hãy kể tên 2 hoạt động (việc làm) của tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội thể hiện sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với sự phát triển của một đất nước, của toàn nhân loại
Câu 2: (7 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của hai đoạn thơ:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(Đồng chí – 1848 – Chính Hữu)
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Câu | Ý | Nội dung |
1 |
|
|
| a | Vấn đề nghị luận của đoạn văn là những đặc điểm tâm lí và quyền của trẻ em. |
| b | Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn là điệp ngữ và liệt kê. Tác dụng: nêu lên những quyền trẻ em được hưởng. |
| c | Hai việc làm đó là: chăm sóc trẻ em khuyết tật, bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành, bạo lực. |
| d | - Hình thức: đoạn văn ngắn (7-10 dòng) - Nội dung: + Vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước và của toàn nhân loại. + Trẻ em là tương lai của đất nước, là thế hệ tương lai của nhân loại. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là bảo vệ và chăm sóc cho thế hệ tương lai. + Bảo vệ và chăm sóc trẻ em đảm bảo cho sự phát triển bền vững của trẻ em, của đất nước và nhân loại. + Trẻ em được sống trong yêu thương, chăm sóc sẽ phát triển toàn diện, tránh xa những cái xấu, cái ác, học theo điều thiện. + Tạo nên sợi dây liên hệ để mọi trẻ em sinh ra đều được bảo vệ và chăm sóc, là đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. |
2 |
|
|
| 2.1 | Giới thiệu chung -Hai đoạn thơ đều viế về người lính trong chiến tranh, Đồng chí của Chính Hữu viết về người lính chống Pháp, Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết về người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. - Hình tượng người lính là hình tượng phổ biến trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. - Mỗi nhà thơ có cách thể hiện riêng, mang lại nội dung phong phú cho hình tượng người lính. |
| 2.2 | Phân tích 2.2.1: Nội dung a.Người lính chống Pháp -Người lính nổi bật lên với những khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường nhưng vẫn thắm thiết tình đồng chí, đồng đội - Áo rách, quần vá, chân đi đất: thiếu thốn, khó khăn những ngày đầu - Miệng cười buốt giá: trời buốt giá, miệng môi khô, nứt nẻ, nói cười khó khăn, có khi nứt ra, chảy máu nhưng người lính vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội. - Cái siết tay của sự cảm thông và chia sẻ, cái siết tay truyền hơi ấm và sức mạnh. Anh với tôi luôn luôn sóng đôi với nhau, có khi cùng nằm trong một câu thơ, có khi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội. => Tình cảm gắn bó sâu nặng , sự sẻ chia của những người lính dành cho nhau. Sức mạnh của tinh thần lạc quan và hơn hết là sức mạnh của tình đồng chí giúp học vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Tình đồng chí là tình cảm chân thành, mộc mạc, đồng cảm, đồng khổ, đồng đau, đồng thương. b. Người lính chống Mỹ - Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước (biên pháp liệt kê). Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. - Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”. Hình ảnh “trong xe có một trái tim” là cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu nước. => Hai câu cuối đã nêu lên chân lý của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người - Con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và niền tin vững chắc. |
|
| 2.2.2:Nghệ thuật: a.Đồng chí -Lời thơ giản dị, tự nhiên, gàn gũi như lời nói hàng ngày. - Thể thơ tự do. - Hình ảnh chọn lọc, đặc sắc. b. Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Sự tương phản giữa hiện thực tàn khốc và lí tưởng mạnh mẽ của con người. - Sử dụng hình ảnh hoán dụ, biện pháp điệp từ và liệt kê rất đặc sắc |
| 2.3 | Nhận xét a. Tương đồng - Nổi bật hình ảnh người lính với lí tưởng sáng ngời, tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ. - Thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc dạt dào. b. Khác biệt - Đồng chí: chủ yếu khắc họa người lính ở tình đồng chí, ở ý chí vượt qua gian khổ. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: lí tưởng chiến đấu vì giải phóng miền Nam. c. Lí giải - Do yêu cầu sáng tạo. - Hoàn cảnh và trải nghiệm của mỗi nhfa thơ khác nhau. |