Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mẹ, cái tình người, tình người,...
còn bài văn thì mik ko bt
Trả lời :
Bn tham khảo link này nhé , nhớ phải đọc hết !
Câu hỏi của Nguyễn Đình Vũ - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath
Chúc bn hc tốt <3
Các bài thơ xoay quanh chủ đề quê hương:
"Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình."
( Bức tranh quê - Hà Thu )
"Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ…
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh…
Chị ơi bức tranh
Quê ta đẹp quá!"
( Vẽ quê hương - Định Hải )
a. Em chọn hai chủ đề: Quê hương yêu dấu, Thế giới cổ tích.
b. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan:
- Thế giới cổ tích: Cây tre trăm đốt
+ Tác giả Minh Lâm, NXB Hồng Đức
+ Tóm tắt nội dung: Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho". Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra. Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.
+ Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.
- Quê hương yêu dấu: Quê hương bé nhỏ
+ Tác giả Gael Faye, NXB Trẻ
+ Tóm tắt nội dung: Mỗi đứa trẻ đều có một quê hương để yêu thương. Quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời, nơi cậu sống cùng em gái, với người mẹ của cậu di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Ở khu phố của cậu là nhóm bạn có những đứa con lai Âu chơi với nhau, những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình, và những người hàng xóm đủ chủng tộc đến ngạc nhiên. Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc thành sát thủ của nhau, và cậu bé rơi vào dòng xoáy của những bạo lực và thảm sát hàng loạt. Giữa ngập tràn bạo lực, cái chết và nỗi sa đọa của phẩm giá con người, Gaby tìm cách giữ lấy cho mình phần người còn lại, nhưng thương tích tâm hồn còn mãi...
+ Nhận định về cuốn sách: Câu chuyện đầy cảm xúc viết về số phận nhỏ bé của con người trong quá trình xung đột cũng như hóa giải hậu xung đột của một thảm họa nhân đạo lớn nhất thập niên 1990, khi các quốc gia phương Tây gần như đứng ngoài bỏ mặc mọi sự diễn ra. Nhân vật chính là bản phóng chiếu của tác giả, đứa trẻ đã tới Pháp để thoát khỏi cuộc xung đột, để lại cha mẹ nơi đó, và rồi kể lại câu chuyện hai mươi năm sau... Câu chuyện trải từ trong trẻo đến dữ dội viết bằng bút pháp xuất sắc đã giúp tác phẩm đoạt giải Goncourt Thiếu niên 2016 và nhiều giải thưởng khác của Pháp, góp phần đưa tác giả thành một trong 50 người Pháp nổi bật.
Nhân vật mà tôi cảm thấy ấn tượng và yêu thích nhất khi đọc truyện Gió lạnh đầu mùa là Sơn. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương của những người thân. Nét tính cách của Sơn được thể hiện qua những tình huống cụ thể trong truyện. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ. Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.
"Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi là một bầu không gian lưu trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm "Bảo kính cảnh giới" chứa đựng những nét độc đáo, thấp thoáng niềm tâm sự của tác giả. Bài thơ này có người đặt tên là "Cảnh mùa hè".
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường".
Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi, hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
"Hòe lục đùn đùn. tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời... .
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".
"Chợ" là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tinh cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
"Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn "Nam Phong" gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm "cuồn cuộn nước triều Đông". Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sông thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh "một tấc lòng ưu ái cũ". Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
Tham Khảo
Tiếng hát yêu thương ngọt ngào
Gọi nhau cứu giúp đồng bào
Giúp trẻ thơ đang lạc loài
Người nghèo đói rách lang thang
Vất vả bơ vơ tuổi già
Mắt yếu cô đơn bệnh tật
Khốn đốn không tình thương
Cuộc sống quá thê lương
Tiếng hát ngân nga nồng nàn
Gọi nhau cứu giúp nguy nạn
Bão tố phong ba ngập lụt
Màn trời chiếu đất tan thương
Tiếng hát bao la tình người
Góp sức chung xây cuộc đời
Tiếng hát đi ngàn phương
Để xóa hết đau thương
Xin cho nhau vòng tay nhân ái từ bi
Bao thiên tai cùng nhau góp sức dựng xây
Cho em thơ, người nghèo mái ấm tình người
Cuộc sống an lành, cho người còn có tương lai
Tiếng Hát Yêu Thương Tình Người - Diệu Hiền
Một mái gia đình hạnh phúc êm
Yêu thương ấm áp ngọt môi mềm
Chung tay xây đắp đời nồng thắm
Góp sức di bồi cảnh sắc thêm.
-
Nhân tố ươm mầm an xã hội
Tế bào kết lộc phúc trăm miền
Cây lành thì quả càng thơm thảo
Hạt tốt vun trồng phát triển lên…
bài 2
Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình
Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ
Mới biết hạnh phúc phải đâu nào xa xỉ
Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…
-
Giữ mãi gia đình trong một góc riêng
Để nhớ để mong để âm thầm cầu nguyện:
Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ
Và nụ cười đừng chia cách môi cha…
-
Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà
Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị
Có cả xóm giềng và những người tri kỷ
Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn.
bài 3
Xuân qua én cũng đi qua
Niềm vui ở lại với ta suốt đời
Công thành danh toại rạng ngời
Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban.
-
Đâu là hạnh phúc thế gian
Có Cha có Mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng Cha Mẹ vượt tường khổ đau.
-
Hạnh phúc ơi đến mau mau
Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
Gia đình là lộc bởi trời
Con cái là lộc trong người Mẹ Cha.