Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý viết đoạn văn:
1. Mở đoạn: giới thiệu, dẫn dắt vấn đề.
2. Thân đoạn: giải quyết vấn đề:
- Giải thích thế nào là tình yêu quê hương.
- Nêu hiện trạng và đánh giá về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ ngày nay:
+ Tiếp nối truyền thống cha ông, họ vẫn là những người yêu nước (chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể như: các bạn trẻ tình nguyện đến khu cách li chống dịch Covid 19, các bạn trẻ có nhiều cống hiến cho kinh tế - văn hóa - xã hội của nước nhà,...) -> Đây là điều đáng tự hào, cần được gìn giữ, phát huy.
+ Bên cạnh đó, vẫn có những cá nhân sống quay lưng với quê hương, đất nước (chứng minh bằng dẫn chứng như: cá nhân theo các tổ chức phản động,...) -> Đây là điều đáng phê phán, loại bỏ.
- Làm thế nào để thế hệ trẻ luôn yêu quê hương, đất nước?
+ Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm bồi đắp, giáo dục cho thế hệ trẻ.
+ Nên đẩy mạnh các chính sách khen thưởng, khích lệ những bạn trẻ có đóng góp cho đất nước.
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề + Liên hệ bản thân.
Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.
Trong mạch kê của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thòi thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho bọn trẻ ngây ngất. Ở mạch kể xen với tả này, hai cây phong chỉ được phác qua đôi nét nhưng là nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”... Ở đoạn sau, chất họa sĩ của người kể chuyện càng rõ nét khi tả “cảnh chân trời xanh thẳm”, cành “thao nguyên hoang vu”, cảnh “làn sương mờ đục”, “dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc”...
Ai-Ma -Tốp là một nhà văn nước cộng hòa vùng trung á thuộc Liên Xô trước đây. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thời kì bấy giờ. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Những tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm "hai cây phong"là một trong những tác phẩm rất suất sắc của ông. Tác phẩm được trích trong "người thầy đầu tiên",trong đoạn trích truyện hai cây phong được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa.
Trước tiên tác phẩm đặc biệt ở cách kể và ngôi kể trong chuyện nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi cùng tâm sự chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc với người đọc. Do đó ngôn từ hình ảnh chấp chới lúc ẩn lúc hiện lúc thực lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên những trò chơi ngày bé được hiện lại những suy nghĩ sây lắng những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên theo mỗi câu chữ. Câu chuyện kể về tôi thì lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngôi chúng tôi thì chỉ ở quá khứ. Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trò là người kể chuyện được tác giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tôi tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong đó. Căn cứ vào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn.
Hình ảnh so sánh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy được dường như ánh sáng của quê hương và những hồi ức những trải nghiện trên quê hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây để chúng tự tin bước đi trên chính bước chân của chúng đến những miền đất xa lạ và trong số đó chắc hẳn có nhân vật chính của tác giả hay chính là tác giả. Hai cây phong lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên núi từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Với họa sĩ tình yêu quê hương đã chan hòa gắn bó tình thương nhớ hai cây phong đầu làng. Mỗi lần về thăm quê nhà thì họa sĩ đã đưa mắt nhìn hai cây phong quen thuộc và coi đó chính là bổn phận đầu tiên của mình. Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nỗi nhớ với một nỗi buồn da diết nên càng về tới gần nhà lại càng nhớ. Đứa con ấy thầm tự hỏi lòng mình "ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sao cho nhanh được về tới làng chóng lên tới đồi để được đến với hai cậy phong. Và niềm hạnh phúc biết bao nhiêu đối với đứa con lâu ngày mới được trở về được đứng mãi ở dưới gốc cây để được nghe thấy tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất. Đúng là một mối quan hệ khăng khít của tác giả đối với quê hương đối với tuổi thơ mình. Dường như đó cũng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ đối với tất cả chúng ta hãy nhớ đến quê hương nhớ đến tuổi thơ mình bởi đó chính là nền tảng để tạo nên chúng ta ngày hôm nay.
Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ với các mắt mấu các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên.
Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Tác phẩm gợi cho chúng ta những kỉ niệm ấy và từ khi nào nó bỗng hiện lên một cách vô thức khi ta đọc những kỉ niệm đáng nhớ của nhà văn. Hai cây phong đối với tác giả đó chính là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi học trò ,tuy đã là quá khứ đã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giả đang cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại với nhà thơ. Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy -sen và cô bé An-t -nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-t-Nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích. Hình ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm trạng đan xen của người nghệ sĩ.
Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.
Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau:
- Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt: đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa tôi đều đưa mắt nhìn cây phong thân thuộc đầu tiên
- Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiêng đung đưa mời chào chúng tôi đến.
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-ve-dong-cam-xuc-cua-nhan-vat-toi-h1993
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
1. Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Dẫn dắt đi vào vấn đề
2. Thân bài
* Khái quát
- Giới thiệu sơ lược nội dung truyện: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi đầu tiên tựu trường trong cuộc đời.
- Ấn tượng về câu chuyện: Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
* Cảm nghĩ
- Mạch cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học
+ Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học → Chất thơ trữ tình lan tỏa mạch văn
+ Nhân vật tôi có cảm giác trang trọng và đứng đắn: đi học là tiếp xúc với một thế giới lạ , khác hắn với đi chơi, đi thả diều
+ Không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và trang nghiêm…. Và nhân vật tôi trải lòng mình để quan sát xung quanh, cảm nhận về ngôi trường mới.
+ Buổi đầu đến trường, cũng như bao đứa trẻ khác, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi nghe gọi tên
+ Khi vào lớp, nhân vật "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng .
- Nhận xét:
+ Nhân vật tôi đã khơi dậy trong lòng bao người hình dáng ngày đầu đến trường trong kí ức. Những hình ảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc không thể quên…
+ Những cảm nhận tinh tế, những cảm xúc nhẹ nhàng trong buổi tựu trường của nhân vật tôi như những thước phim chậm nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người. Một đứa trẻ ngày đầu đến trường cũng như bao đứa trẻ khác với những bồi hồi, lo lắng, những mong đợi, và cả hi vọng, niềm tin cho mai sau
3. Kết bài
Nêu ấn tượng của bản thân về nhân vật Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân
Bài viết:
Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi học trò. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh đã nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình với những kỉ niệm trong sáng và hồn nhiên.
Nhân vật nhớ về ngày khai trường là nhớ về khung cảnh thiên nhiên những ngày đầu đến lớp. Đó là khoảng thời gian cuối thu khi các loài cây thay lá, sương và làn gió thu lành lạnh khiến lòng người như bồi hồi hơn khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Và chính hình ảnh của những em nhỏ rụt rè theo mẹ đến lớp đã tác động trực tiếp, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi học trò trong tâm hồn đến nhân vật “tôi”.
Con đường làng quen thuộc, gắn bó với cả tuổi thơ sao hôm nay như thay đổi, bởi từ nay đó không chỉ là con đường gắn với những trò chơi nghịch ngợm mà sẽ là con đường đi tới lớp, co đường ấy trở nên khác lại trng mắt trẻ thơ vì lí do vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”. Nhớ về ngày đến lớp, tác giả nhớ đế những từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến quyển vở mới trên tay. Tất cả đều cho thấy sự thay đổi và lớn khôn trong suy nghĩ của một cậu bé về một ngày bắt đầu đến lớp nhưng vẫn toát nên nét hồn nhiên, đáng yêu của một đứa trẻ.
Nhớ về ngày khai giảng, tác giả nhớ đến hình ảnh về sân trường. Không gian đầy mới lạ mới cậu học trò lần đầu đến lớp, cậu cảm thấy mình như nhỏ bé trước khung cảnh ngôi trường vừa xinh xắn và có nét oai nghiêm. Rồi khi có tiếng trống tập trung trên sân trường, tất cả đều bỡ ngỡ, cảm thấy chơ vơ vì tất cả đều lạ lẫm với âm thanh ấy. Vì vậy mà không chỉ nhân vật Tôi, các cô cậu học trò mới đều e sợ đứng nép bên người thân, như những con chim non bắt đầu rời tổ nhìn về bầu trời rộng mở phía trước. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời. Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.
Tâm trạng của nhân vật còn thể hiện khi bước vào không gian lớp học – ngôi nhà thứ hai với mỗi đứa trẻ khi đến trường. Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
Những diễn biến trong tâm trạng của nhân vật đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi nét hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ trong ngày đầu đến lớp mà còn khiến chúng ta như thấy hình ảnh của mình nhiều năm về trước. Chính nhờ nghệ thuật khắc họa nhân vật vô cùng tinh tế và chân thật, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đã mang đến những xúc cảm và lay động tâm hồn người đọc về những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người.
Tôi đi học là câu chuyện tuy không mới nhưng đã để lại trong lòng người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của ngày đầu tựu trường. Qua đó, em như được sống lại với những kí ức của tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ trong ngày đầu tiên đến lớp của mình
Tham khảo ạ!!!
ruyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
Tham khảo:
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
cây phong ?
Tham khảo:
Là một tác phẩm nỗi tiếng của nhà văn Nga Ai-ma-tốp, Người thầy đầu tiên đã đem lại cho tác giả giải thưởng Lênin. Đồng thời đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc qua hình ảnh hai cây phong. Đoạn trích Hai cây phong nằm ở phần đầu thiên truyện với hình ảnh tiêu biểu là hai cây phong sinh đôi trên đồi cao chính là biểu tượng của làng Ku-ku-rêu, là vẻ đẹp tâm hồn của lớp trẻ, là sự gắn bó giữa cây và người, giữa người thầy đầu tiên và những người tiếp bước thầy. Từ hai cây phong ấy, tầm nhìn của lớp trẻ xa dần, rộng thêm, tương lai của chúng cũng vì thế mà rộng mở. Đúng như ai đó đã nhận định: Ngọn cây và tầm nhìn.
Tài năng sáng tạo nghệ thuật của Ai-ma-tốp được thể hiện trong đoạn văn bằng ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, thời gian hiện tại xen lẫn với hồi tưởng quá khứ, nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi, cùng tâm sự, sẻ chia từng suy nghĩ, cảm xúc với người đọc. Do đó, ngôn từ, hình ảnh cứ chấp chới bay lượn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực, lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên, những trò vui tuổi trẻ được kể lại, những suy nghĩ sâu lăng, những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên sau mỗi câu, mỗi chữ.
Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật tôi, người họa sĩ đã vẽ lại hình ảnh hai cây phong mà từ xa nhìn lại ngỡ như thấy những ngọn hải đăng đặt trên núi. Ngọn hải đăng đứng bên bờ biển tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bén. Còn hai cây phong kia cũng đã từng làm nhiệm vụ chỉ lối dẫn đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Nghệ thuật so sánh của nhà văn vô cùng có ý nghĩa. Vì cứ thế, mỗi lân về quê, tôi – người họa sĩ, người kể chuyện – xác định bổn phận đầu tiên là từ xa đưa ánh mắt tìm hai cây phong thân thuộc. Và cứ mỗi lần như thế, tôi lại mong sao chóng về tới làng, chóng được lên đồi đứng với cây, đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất.
Bên cạnh hai cây phong đứng sừng sững, hiên ngang trên đôi cao như một biểu tượng tâm hồn quê hương còn có hình ảnh một người con yêu quê hương da diết. Nhờ tình yêu ấy mà tôi – nhân vật kể chuyện nghe được tiếng nói riêng, những lời ca êm dịu của hai cây phong, hai sinh thể sống động như con người. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật phải chăng đó là một sáng tạo trong nghệ thuật đặc sắc của Ai-ma-tốp, để rồi kể, miêu tả với hàng loạt những liên tưởng, so sánh, nhân hóa âm thanh tiếng nói của hai cây phong. Dù ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả, lay động lá cành không ngớt tiếng rì rào… có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ bãi cát…, có khi… thì thầm… nồng thắm… như một đốm lửa vô hình, có lúc khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào… Và khi mây đen kéo đến thì hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Phải là một người mang một tâm hồn nghệ sĩ hài hòa hai tố chất hội họa và âm nhạc, thì mới vẽ lại được những đường nét, sắc màu, nghe lại được những âm thanh trầm bỗng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của những vẻ đẹp mà hai cây phong đã phô ra, đã chuyển tới. Hai cây phong qua cảm nhận của người nghệ sĩ đã hiện lên với hình hài cao lớn, hiên ngang, với đường nét lá cành uyển chuyển, nhất là với tiếng reo đa âm thanh… kì diệu. Phải chăng đó là hình ảnh của quê hương, cũng là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, dẻo dai, kiên hùng bất khuất mà vẫn dịu dàng, thân thương của những con người làng Ku-ku-rêu. Khi người họa sĩ đứng dưới gốc cây nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất. Đoạn văn có nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng hình, tượng thanh sinh động có tác dụng truyền cảm tới người đọc, hấp dẫn như một khúc hát tâm tình mà sâu lắng. Để rồi người nghe phải thốt lên rằng: ôi! Tình yêu quê hương trong tâm hồn Ai-ma-tốp đã ngây ngất hòa quyện cùng với đất trời, cây lá, hòa quyện cùng với con người quê hương!
Theo dòng hồi tưởng, kí ức tuổi thơ về hai cây phong lại hiện về trong tâm trí của nhân vật tôi. Ngôn ngữ lời văn đã có sự chuyển đổi, từ hiện tại tới cách cảm nhận của một người đã trưởng thành trở lại với những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm và thơ mộng. Hoài niệm về tuổi thơ về quê hương bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Đọc đến đây, người đọc cứ ngỡ là Ai-ma-tốp đang bé lại để sống với một kỉ niệm tuyệt vời. Vào một ngày nào đó của năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè, tôi – người kể chuyện – lên cao, cao nữa, cao mãi, cao lẽ cao tới gần ngọn cây và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất… trèo lên cao làm chấn động vương quốc loài chim. Một lời kể, một nhận xét sao mà ngây thơ và thú vị đến thế! Các cậu bé giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh hết cả vương quốc này, vòm cây xanh, bầu trời rộng. Từ độ cao ngang tầm cánh chim bay, các cậu đã nhìn thấy cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la ánh sáng. Đến những dòng này, nhân vật tôi mờ đi nhường chỗ cho chúng tôi hiện lên choán lấy tất cả. Tại sao lại phải chuyển đỗi mạch kể như vậy nhỉ? Phải chăng nhà văn muốn thay đổi điểm nhìn, muốn hóa thân thực sự vào thế giới tuổi thơ để cảm nhận những vẻ đẹp thơ mộng của quê hương mình. Và thế là từ ngọn cây, làng Ku-ku-rêu của đất nước Cư-rư-gư-xtan đã hiện ra: đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt… Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất thế gian, ngồi đây chúng tôi chỉ thấy như căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Và xa hơn nữa là dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh…
Từ vị trí ngọn cây phong của làng, các cậu bé được sống trong những giây phút hạnh phúc đến ngây ngất chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ… Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe… Quả thật, trong những giây phút ấy, ở những đỉnh cao ấy, tầm nhìn của tuổi thơ được mở rộng, chiều suy nghĩ được khơi sâu, cả tâm hồn và trí tuệ như đang cùng cất cánh để cảm nhận biết bao vẻ đẹp rộng dài, lắng nghe biết bao điều thiêng liêng, kì thú. Có phải nhà văn muốn nói, nhờ hai cây phong lớn cao, vững vàng, nâng đỡ, dìu dắt những chú bé làng Ku-ku-rêu lên tận đỉnh ngọn để mở rộng tầm nhìn, vươn tới bao nhiêu điều bổ ích mà điều bỗ ích nhất là giàu có thêm tâm hồn và trí tuệ. Chỉ bằng một kỉ niệm tuổi thơ cụ thể, một nhân vật cụ thể, nhà văn đã thức tỉnh trong lòng người đọc biết bao kỉ niệm êm đềm, thân thương về quê hương, đất nước khi còn thơ cũng như đã về già. Ta bắt gặp tình cảm nhớ quê hương da diết của Tế Hanh qua dòng sông quê mẹ với biết bao kỉ niệm thời thơ ấu qua những dòng thơ:
… Bạn bè tôi tụm năm tụm bày
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mờ nước ôm tôi vào dạ…
(Nhớ con sông quê hương -Tế Hanh)
Xúc động biết bao! Sau bao năm bôn ba năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước cho dân tộc, Bác trở về với nắm đất trong tay:
… Kìa bóng Bác đang ôm hôn hòn đất
Trong màu hồng hình đất nước phôi thai…
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Ôi! Quê hương là mảnh đất thân thương, là dòng sông thơ mộng, là con đò nhỏ, là cây bưởi, cây phong…! Tất cả đều gần gũi với đời thường nhưng bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha!
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này… Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi gọi là Trường Đuy-sen… Đến những dòng văn xuôi này, nhân vật kể chuyện lại một lần nữa chuyển giọng kể. Từ chúng tôi, nhân vật xưng tôi. Đây chính là những dòng văn dẫn vào câu chuyện kể về những con người kì diệu của quê hương mình. Đây là những tâm niệm của người họa sĩ đi xa trở về được gặp lại hai cây phong, được sống lại với kí ức tuổi thơ mộng mơ, lãng mạn để rồi luôn nhớ tới và biết ơn những người đi trước, mở đường và gieo trồng những hạt giống, vun xới cho cây cối, giáo dục và thức tỉnh con người lớn lên. Đó là tâm niệm của một tấm lòng nhân hậu, biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây, để chúng ta yêu quý và trân trọng! Từ sự cảm nhận những vẻ đẹp của hai cây phong, Ai-ma-tốp – người họa sĩ – đã kể về một kỉ niệm tuổi thơ rất đẹp mà giàu ý nghĩa: Ngọn cây và tầm nhìn. Nghĩa là cây càng vươn cao, trưởng thành bao nhiêu, tằm mắt (sự hiểu biết) càng được mở rộng bao nhiêu, nhưng đừng quên gốc rễ, cội nguồn của mình.
Đoạn trích hai cây phong được viết qua cái nhìn và dòng hồi tưởng về tuổi thơ đầy mơ mộng và sâu lắng của một họa sĩ. Đó là những trang viết chứa chan thi vị, đã thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên quê nhà, những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, lòng biết ơn người thầy đầu tiên của mình, của quê hương mình. Tất cả đã làm nên chất thơ của truyện. Từ hai cây phong của xứ người, chúng ta không thể không nhớ tới những cội nguồn của đất nước: cây đa, giếng nước, dòng sông, lũy tre làng ở Việt Nam. Đó chẳng phải là hồn quê hương sao?
Cảm nhận về hình ảnh hai cây phong và nhân vật tôi trong đoạn trích Người thầy đầu tiên