Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng:
- Việc khai thác rừng bừa bãi gay ảnh hưởng nghiêm trọng: mất rừng, xói mòn đất, gia tăng lũ lụt và hạn hán, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Rừng có vai trò rất quan trọng đối với:
+ Rừng góp phần chống xói mòn đất, tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…
+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; có những thứ gỗ quý như : cẩm lai, giáng hương, kền kền… Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô… Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen…
Rừng đem lại nhiều lợi ích, vì vậy cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí.
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển. Trong rừng cây cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là váo mùa khô, cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
dễ mà
- tuyên truyền , giáo dục , làm cho mọi người,mọi nhà,mọi địa phương nhận thức sâu tác hại và cách hạn chế lũ lụt
- trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn .
-mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường giao thông.
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển. Trong rừng cây cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là vào mùa khô, cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
Tham khảo :
– Về kinh tế :
Biển Việt Nam là vùng biển đảo đầy tiềm năng. Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 – 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 – 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam… hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD
Dọc ven biển Việt Nam có 37 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 30 vạn ha có thể nuôi tôm và 50 vạn ha có thể nuôi cá, trai, sò huyết … Đến nay, tuy sản lượng nuôi trồng thủy sản của ta vẫn còn thấp (35 tấn/1km2), nhưng cũng đã tạo ra một hướng làm ăn mới cho nhiều địa phương ở nước ta.
Do nằm trong vành đại quặng thiếc của Thái Bình Dương, nên Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về sa khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Một nguồn lợi không nhỏ mà biển Việt Nam mang lại là cát thủy tinh có hàm lượng Si02 cao tới 99%, rất có giá trị trong công nghệ chế tạo thủy tinh cao cấp.
Nước biển Việt Nam là một nguồn tài nguyên lớn có thể khai thác, sử dụng. Theo phân tích, mỗi km3 nước biển có 37,5 triệu tấn vật chất thể rắn, trong đó 30 triệu tấn Clrua natri, 4,5 triệu tấn Mage, nhiều nguyên tố Kali, Uranium .. nếu biết tinh chiết nên, giá trị của chúng có thể đạt 1 tỷ USD. Mặt khác, nước biển Việt Nam không chỉ có muối mặn mà còn chứa đựng tiềm năng lớn về năng lượng gió, sóng và thủy triều biển.
Ven bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ … là đại điểm lý tưởng cho việc phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.
Đặc biệt, những điều tra sơ bộ và những phát hiện trong hơn hai thập kỷ qua cho thấy: dưới biển Việt Nam có khoảng 50 vạn km2 vùng đáy biển có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị – Thừa Thiên và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam có thể đạt tới 3 – 4 tỷ thùng dầu và trữ lượng khí là khoảng 50 – 70 tỷ m3. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như: bể trầm tích Cửu Long; Nam Côn Sơn; các bể trầm tích Trung bộ và bể trầm tích Thổ Chu Mã Lai (thuộc vịnh Thái Lan).
– Về giao thông đường biển và an ninh quốc phòng :
Với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đường biển từ lâu đã trở thành con đường vận tải quan trọng của Việt Nam trong việc giao thương hàng hóa trong nước và trên thế giới. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông. Dọc bờ biển nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được các cảng biển. Thêm vào đó với hệ thống sông ngòi dày đặc như hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đông Trường Sơn, sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Cửu Long…,các tuyến đường sông, đường bộ ven biển được xây dựng trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương nội địa Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
Về an ninh, quống phòng. Do đặc điểm địa hình của Việt Nam hẹp về chiều ngang, nhưng lại trải dài, dọc theo Biển Đông, nên Biển Đông – với đặc tính bao bọc toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam của Việt Nam, đã trở thành “lá chắn sườn” trong hệ thống phòng thủ, bảo vệ đất nước của Việt Nam.
Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã cho thấy Biển Đông luôn luôn là hướng tính toán đầu tiên mà kẻ địch lợi dụng để tấn công xâm lược nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, giặc phương Bắc dưới sự thống đốc của Triệu Đà đã dùng thuyền từ ngoài khơi tiến đánh Âu Lạc. Năm 43, Mã Viện (Nhà Hán) đã mang 20000 chiến thuyền sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Năm 939, Hoàng Thao, (con vua Nam Hán) đã dùng một đạo quân đánh vào cửa Bạch Đằng. Năm 1287, quân Nguyên dùng đường biển đánh Đại Việt. Năm 1784, quân Xiêm đưa 200 chiến thuyền và 30 000 quân thủy vào Việt Nam ứng chiến cho Nguyễn Ánh. Và rồi đến giữa thế kỷ 19, nơi gót giầy xâm lược đầu tiên của Thực dân Pháp đặt trên đất nước ta là cảng Đà Nẵng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, sau khi thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng mở cuộc “chiến tranh cục bộ”, nhằm đánh phá miền Bắc XHCN – hậu phương vững chắc của tiền tuyến miền Nam. Trong thời gian đó, qua đường biển, đường bộ và đường không, Mỹ đã tung nhiều toán thám báo, biệt kích xâm nhập miền Bắc, tiến hành các hoạt động do thám, phá hoại. Mỹ cũng đã đưa tàu khu trục xâm nhập vịnh Bắc Bộ, đe dọa, uy hiếp miền Bắc; đồng thời, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho hàng nghìn máy bay chiến đấu, chiến thuật, B52 … xuất kích từ hạm đội 7 và các tàu hàng không mẫu hạm đóng ở ngoài biển Đông, bay vào đánh phá mền Bắc. Đặc biệt, trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến, Mỹ đã tiến hành thả ngư lôi, phong tỏa cảng Hải Phòng và các cửa sông nhằm ngăn chặn không cho tàu nước ngoài và tàu của ta đi lại, vận chuyển hàng hóa trên biển.
Đánh giá vai trò của biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổng kết: “…Do Việt Nam có vị trí quan trọng, lại có bờ biển dài, nhiều sông lớn, nên từ xưa đến nay kẻ địch bên ngoài thường lợi dụng biển và sông để xâm lược Việt Nam. Và cũng ở trên biển, trên sông, trong từng giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm…”.
Từ sự nghiên cứu trên, có thể thấy: Biển Đông là một biển lớn trên thế giới. Biển Đông không những gắn liền với sự phát triển của Việt Nam mà Biển Đông còn là nút giao thông thương mại chiến lược của khu vực và thế giới, là nguồn nguyên liệu và thực phẩm quan trọng , là nơi chứa đựng các triển vọng phát triển, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ bất ổn, do sự cọ sát về lợi ích của các quốc gia ven biển.
Việc trồng rừng ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều tác dụng:
+ Chống xói mòn đất.
+ Tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ quét, lũ lụt
+ Điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…
+ Cung cấp gỗ, tạ việc làm tăng thu nhập,…
Cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên:
- Cây trồng phổ biến là cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè,…
- Những vật nuôi chính ở Tây Nguyên là trâu, bò, voi.
- Đặc điểm sông ở Tây Nguyên:
+ Tây nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
+ Sông lắm thác ghềnh do chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
- Lợi ích của sông ở Tây Nguyên:
+ Phát triển thủy điện.
+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Đặc điểm | Hoàng Liên Sơn | Tây Nguyên |
Thiên nhiên | - Định hình: Cao đồ sộ nhất cả nước, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. - Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm. |
- Định hình: là các cao nguyên xếp tầng như Kon Tum, Lâm Đồng, Lâm Viên,… - Khí hậu: Mát mẻ quanh năm. |
Con người và các hoạt động sinh hoạt sản xuất | - Dân tộc: Thái, Mông Dao,… - Trang phục: Quần áo tự may, may thêu trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ… - Lễ hội: + thời gian:thường vào mùa xuân. + tên một số lễ hội: hội choi núi mùa xuân, hội xuống đồng,… + hoạt động trong lễ hội: thi hát, nms còn, mùa sạp,… - Trồng trọt: Lúa, ngô, chè, rau… - Nghề thủ công: dẹt may thêu, đan nát, đúc, rèn,… - Khai thác khoáng sản: a-pa-tit, đồng, chì kẽm,… |
- Dân tộc: Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng,… - Trang phục: Nam đống khố, nữ quấn khăn. Hoa văn nhiều màu sắc, trang sức bằng kim loại… - Lễ hội: + thời gian: mùa xuân, sau mỗi vụ thu hoạch + tên một số lễ hội: lễ hội cồng chiên, đua voi, hội mùa xuân,.. + hoạt động trong lễ hội: hát, đua voi, uống rượi cần, chơi các loại nhạc cụ,.. - Trồng trọt: cây công nghiệp lâu năm. - Chăn nuôi: Trâu, bò. - Khai thác sức nước và rừng: làm thủy điện và trồng rừng,.. |
Một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
- Trang phục: Nam đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, mang đồ trang sức bằng kim loại.
- Sinh hoạt: sống tập trung thành các buôn làng; tổ chức các lễ hội vào mùa xuân hoặc mỗi vụ thu hoạch: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu, hội xuân,…Họ yêu thích nhạc cụ và sáng tạo ra nhiều loại nhạc dân tộc.
Vì chúng ta yêu thiên nhiên và yêu động vật nên chúng ta phải bảo vệ rừng thiên nhiên và môi trường