Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống của mỗi con người nói riêng và mọi người nói chung thì tình bạn có vai trò hết sức quan trọng, bạn là người tri âm tri kỉ nâng đỡ ta dìu dắt ta trong cuộc sống muôn vàn những khó khăn chông gai trắc trở.
Bạn bè không chỉ là người cùng chúng ta học tập, làm việc mà còn vui chơi, trải nghiệm. Bạn bè cũng là người cho ta thứ tình cảm ấm áp. Người bạn tốt sẽ sẵn sàng ở bên động viên, an ủi, giúp đỡ trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.
Gợi ý:
Tình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bét-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bét-tô-ven sinh năm 1770, tại nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bét-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bét-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.
Vai trò của tình bạn trong cuộc sống
Mở rộng quan hệ xã hội
Tất cả các mối quan hệ trong xã hội đều được hình thành từ một tình bạn. Những người bạn đã giúp chúng ta học được cách trò chuyện, giao tiếp, sự tha thứ và cả tận hưởng sự hạnh phúc.
Bạn là người giúp chúng ta bước ra thế giới bên ngoài để gặp gỡ được nhiều người mới và học hỏi, trau dồi được thêm những điều mới mẻ.
Bạn bè chính là chìa khóa giúp bạn phát triển những mối quan hệ mới ngoài xã hội. Bên cạnh họ, ta có thể thoải mái bộc lộ tất cả mọi cá tính của mình mà không phải kiêng dè, sợ hãi.
+Bạn thân là người luôn bên mình trong cuộc sống.
+Bạn chính là cầu nối của ta đến thế giới khác.
+Bên bạn ta luôn cảm thấy vui vẻ hơn.
+Bất cứ khi nào ta buồn đều có bạn bên cạnh.
#Học tốt.
Cây xanh có vai trò chống hiệu ứng nhà kính cực kì hiệu quả. Hiện tượng nóng lên toàn cầu là kết quả của khí nhà kính quá mức tạo ra do tiêu thụ lượng nhiên liệu hóa thạch gia tăng và do phá hủy rừng nhiệt đới. Việc phá hủy các khu rừng rậm không những làm mất đi cây xanh mà còn tạo nên nhiều khoảng tróng không được che phủ trên mặt đất, làm đất bị đốt nóng, ion hóa, phản nhiệt lại bầu không khí. Không còn cây xanh, lượng õi thải vào không khí cũng giảm, lượng khí cacbonic tăng cao, cát bụi bao phủ làm tăng cường hiệu ứng nhà kính. Trong mấy năm gần đây, trái đất liên tục nóng lên, đe dọa đời sống của hàng trăm triệu người trên trái đất.
Cây xanh làm sạch không khí, làm cho bầu không khí trở nên trong lành hơn. Lá cây có chức năng hấp thụ mùi hôi trong không khí do các ion tự do gây ra. Cây xanh còn có chức năng cản gió, bụi, điều hòa các luồng khí trên trái đất. Không những thế, cây xanh còn làm giảm tiếng ồn, phân tán nguồn nhiệt, tạ nên các vùng mát mẻ dưới bóng che cho các loài sinh vật.
Cây xanh cung cấp oxy dồi dào cho bầu khí quyển duy trì sự sống trên trái đất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy: trong một năm một cây trưởng thành có thể cung cấp đủ oxy cho 18 người. Nếu không có cây xanh thì sự sống trên trái đất không thể tồn tại. Thực vậy, oxi chính là nguồn dưỡng khí duy trì sự sống của mọi sinh vật trên mặt đất. Thiếu oxi, sự sống không thể tồn tại. Ngày nay, lượng oxi trên trái đất có chiều hướng suy giảm trầm trọng, bầu không khí trở nên ngột ngạt, nóng bức. Các loài sinh vật có thể biến đổi để thich nghi, song quá trình này diễn ra rất chậm. Rất nhiều loài sinh vật đã biến mất do lượng khí oxi suy giảm.
Giúp :
-Cây cối giúp chúng ta có không khí trong lành
- Tránh lũ lụt hạn hán
Ta nên :
- Trồng cây gây rừng để không bị lũ lụt hạn hán
Ta không nên :
-Chặt phá cây / rừng
- Đốt cây / rừng
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
Bài thơ cho em nhận ra ý nghĩa của lời chào vô cùng quan trọng. Các cụ vẫn thường nói "Lời chào cao hơn mầm cỗ". Mỗi khi chào hỏi ai đó đối phương sẽ cả thấy được tôn trọng và thấy được thiện chí của mình trong mối quan hệ với người ấy. Lời chào còn là thứ kết nối con người lại với nha, thể hiện sự quan tâm sâu sắc.
Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm nhạc thì tần số sẽ rộng hơn của giọng nói vì nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu được nghe nhạc đúng cách. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai” âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng, sonate của nhạc sỹ thiên tài Betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sỹ thần đồng Mozat, và êm ái trong những tổ khúc của Sube, những Romance, noctuyec của Traikopxki…
Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”.. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.
Trong nhịp sống thanh bình hôm nay, nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần chiến công của dòng âm nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị tinh thần cho các chiến sỹ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay.
“Việt Nam Hồ Chí Minh” câu hát đó đã vỡ òa hòa quyện vào đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước,đoàn chiến sỹ đi trong rực rỡ cờ hoa,cả thế giới đã cảm nhận sâu sắc hơn sự chiến thắng của dân tộc nhỏ bé, anh hùng với hình ảnh vị Lãnh tụ vĩ đại.
Với Bác Hồ kính yêu mỗi người dân Việt Nam tỏ lòng biệt ơn, kính yêu với người không chỉ bằng những trang sử hào hùng, những áng thơ đầy xúc động mà chính những tác phẩm âm nhạc đã được viết lên từ trái tim từ cảm xúc và tình yêu vô hạn đối với người để “thế giới hát về người Việt Nam hát về người” những tác phẩm ngợi ca,dạt dào cảm xúc đó dường như trở thành một dòng nhạc riêng dành cho vị Lãnh tụ kính yêu của người dân Việt Nam.
“Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc vang lên”.. Ta muốn viết nhiều điều, muốn nói nhiều lần để ngợi ca,về quê hương đất nước, về những người mẹ thân yêu, những người con hy sinh vì tổ quốc, và nhiều điều gửi gắm về tình yêu đôi lứa ... hãy để Âm nhạc thay cho lời muốn nói, vô vàn cảm xúc được thăng hoa để kết thành những tác phẩm bất hủ còn vang vọng mãi như “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi. “Du kích sông thao” “Giải phóng điện biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận “Sông Lô” của Nhạc sỹ Văn Cao, “ Lên ngàn” ; “Tình ca” của nhạc sỹ Hoàng Việt; “Chào sông mã Anh hùng” của Xuân Giao “ Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà... đã mãi mãi cho thế hệ mai sau lưu giữ hình ảnh của một thời máu lửa đầy vinh quang và nước mắt của cả Dân tộc. Ai không khỏi xúc động khi nghe giai điệu, lời ca trong bài hát “Người mẹ của tôi”của nhạc sỹ Xuân Hồng để “chia sẻ nỗi buồn” để “soi lại đời con”...với mẹ. Và “ Em vẫn đợi anh về” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp hay “Xa khơi” của Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ.
“Thời hoa đỏ’; “ Mối tình đầu” của Nguyễn Hoàng “Thuyền và biển” của Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu-Thơ Xuân Quỳnh.. ai không khỏi trào lên cảm xúc da diết nhớ mong về những kỷ niệm của riêng mình..có gì diễn tả được toàn diện hơn là âm nhac?! và những kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời con người làm ta nhớ ta quên, nhưng có một điều kỳ diệu khi mỗi kỷ niệm đó được gắn với những giai điệu của một bản nhạc hay lời ca của một ca khúc nào đó thi dù thời gian có trôi đi khi ta gặp lại giai điệu thân quen cùng đó là những kỷ niệm trỗi dậy...
Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống..đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc.Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại.
Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau, sản xuất kích thích tố...Có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca.Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm,và sống cùng với âm nhạc.Điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sư yên thương và luôn có nhiều trái tim nhân hậu.
Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người, Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop, Chachacha, Disco...giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác âm nhạc còn giúp giải Stess là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngày nay âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương và những cú sốc về tình cảm.
Bạn muốn trẻ đẹp, tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu đời ư? hãy đến với âm nhạc, hãy tắm mình trong những bản Tango, vallse, Rumba..và thưởng thức sự yên tĩnh, thư thái với những giai điệu đẹp tiết tấu du dương của làn điệu Ballats, slow...
Các nhà khoa học mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol (hóc môn gây căng thẳng và stress trong máu được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. cảm thấy ăn ngon miệng hơn.và nếu bạn mất ngủ một bản nhạc trữ tình,du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đep..
Tuy nhiên đã có những tác dụng trái chiều khi lạm dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ,yếu đuối,cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc vàng vọt,lời ca phản cảm và vô nghĩa và thậm chí còn nực cười khi bất chợt nghe một câu hát vang lên đâu đó như
“Yêu một người lại nhớ tới hai ba người”..”Tình yêu đến không mong đợi gi và tình yêu đi cung không hề hối tiếc.”. của một ca sỹ nào đó… Phải chăng đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt? Sự kỳ diệu của âm nhạc đến với đời sống con người phải xuất phát từ những cảm xúc thăng hoa, phải chắt lọc cái tinh túy của ngôn ngữ, nghiêm túc với những sáng tạo nghệ thuật thể hiện cái hay cái đẹp của loài người thì điều kỳ diệu đó sẽ tồn tại mãi mãi..
Đã có rất nhiều cảm nhận, phân tích, nghiên cứu về sự kỳ diệu,tác dụng, của âm nhạc đối với con người.Với tôi một giảng viên hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thì điều đó càng thấm đậm và hiện hữu rõ nét trong nhân cách,suy nghĩ và tình cảm của mình để hướng tới mọi sự tốt đẹp nhất của cuộc sống này.Với nghề sư phạm âm nhạc tại trường ĐH SPNT TW hiện nay tôi chỉ mong muốn khi các Sinh viên học Nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật âm nhạc nói riêng tự đánh giá về sự cảm nhận âm nhạc của mình, nhìn lại những suy nghĩ, những hành động, cảm xúc tư duy, những quan niệm sống của mình để luôn có phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp, có cách ứng xử đẹp với mọi người có cảm xúc trước những điều hay đẹp trong cuộc sống và luôn có một tâm hồn cao đẹp và một trái tim nhân hậu.
Gợi ý:
Lửa có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp con người ăn chín, uống sôi, giảm bệnh tật, là nguồn nhiệt năng lượng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu khoa học.
Một người có ý chí, nghị lực là một luôn khát khao vượt qua mọi khó khăn.Vì vậy trong mỗi con người chúng ta phải luôn có ý chí và nghị lực
Trả lời:
⇒Theo em;ý chí,nghị lực giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống,đạt được nhiều thành tựu.