Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Thứ nhất: Thực hiện Điều lệ, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên. Điều này thể hiện tính kỉ luật của Đội viên với tổ chức của mình.
Thứ hai: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu lớn lên là công dân tốt và Đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện việc thực thi những yêu cầu của Đội, của gia đình và nhà trường. Đây cũng là yêu cầu của sự phát triển về năng lực, phẩm chất và kết quả trong quá trình Đội viên ở trong tổ chức Đội.
Thứ ba: Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, giúp đỡ nhi đồng trở thành Đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Đây là trách nhiệm của Đội viên cới tổ chức của mình, giúp Đội phát triển về số lượng, chất lượng, đồng thời cũng thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cá nhân Đội viên trong quá trình chăm lo xây dựng lực lượng dự bị của Đội
Trước lúc đi xa, Bác để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng bằng những tình cảm đặc biệt: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.Những tình cảm ấy của Bác đối với dân tộc đã khiến nhà thơ Tố Hữu phải thốt lên: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế. Ôm trọn non sông mọi kiếp người”. Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người” có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời Bác từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác Hồ bón cơm cho em nhỏ, hình ảnh Người vui Tết Trung thu với các em thiếu niên, nhi đồng thật gần gũi, giản dị mà chan chứa yêu thương! Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu... mãi mãi khắc sâu, trở tài sản vô giá đối với thế hệ măng non nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Trước cảnh “vận nước gian nan”, Người đã đau lòng tận mắt chứng kiến cảnh: “Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa. Sức còn yếu, tuổi còn thơ. Mà đã khó nhọc cũng như người già. Có khi lìa mẹ, lìa cha. Đi ăn ở với người ta bên ngoài...”. Vì vậy, cùng với quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tháng 7-1926, Bác đã có ý định gửi một số thiếu nhi tiêu biểu - lực lượng cách mạng kế cận, chủ nhân tương lai của đất nước - sang đào tạo ở Liên Xô. Trước khi đưa các em sang, Bác quan tâm đến một vấn đề rất nhỏ là khí hậu vì thiếu nhi Việt Nam đã quen với khí hậu khô nóng. Người đã hỏi các bạn Liên Xô rằng đến tháng nào thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu rét? Bác lo các em không dễ thích nghi vì “Tuyết Mát-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần”! Khi trở về Pác Pó - Cao Bằng hoạt động, trong các bài thơ vận động cách mạng, thiếu nhi là đối tượng được Bác Hồ quan tâm đặc biệt: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan/ Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…”. Bác luôn dành tình thương yêu đặc biệt, động viên thế hệ măng non của đất nước qua các lá thư nhân ngày Quốc tế thiếu nhi: Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới. Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô... Nhưng nước Việt Nam ta, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Cho nên, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến. Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng.“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây. Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”.
Trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày Tết Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác đã bày tỏ tình cảm của mình đối với thiếu nhi bằng lời lẽ rất giản dị, thắm đượm tình thương yêu: “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? Bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”. Hay “Trung thu trăng sáng như gương/Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”… Bức thư đã thể hiện được sự quan tâm, thương yêu hết mực của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ thơ - chủ nhân tương lai của đất nước.
Mỗi bài thơ, bức thư, câu nói của Bác, bên cạnh tình yêu thương bao la còn là những lời chỉ bảo, dặn dò từng li từng tí đối với thiếu nhi: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng...”. Người động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân một nước độc lập, tự do: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tháng 5-1961, Bác gửi thư chúc các cháu thiếu nhi cả nước cùng 5 lời dạy của Người: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã, đang và sẽ được các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam khắc ghi, tiếp thụ và xem đó là kim chỉ nam cho sự phấn đấu.
Không chỉ gửi gắm tình cảm qua mỗi bức thư, bài thơ, lời căn dặn mà Bác còn khẳng định vai trò của thiếu nhi Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà: “Người lớn cứu nước đã đành. Trẻ em cũng góp phần mình một tay. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tuỳ theo sức của mình”. Trong thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân ngày Quốc tế thiếu nhi năm 1951 Bác viết: Ngày 1-5, ngày của những người lao động thế giới tỏ tình đoàn kết, đấu tranh. Còn ngày 1-6 “là ngày của các cháu nhi đồng trong thế giới tỏ tình đoàn kết và sức đấu tranh của mình...”. Hình thức đấu tranh của các cháu nhi đồng mà Người đưa ra rất cụ thể, thiết thực. Đó là, các cháu cần phải “thi đua học tập, thi đua tăng gia sản xuất; thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh, tử sĩ. Thế là các cháu đấu tranh”. Bác còn khuyên nhủ: “Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau” và là đoàn kết, thương yêu giữa nhi đồng trong nước với nhau, cũng như bạn bè thiếu nhi trên thế giới. Bác gọi “đó là tinh thần quốc tế”. Mà có tinh thần quốc tế thì thế giới sẽ không có áp bức, không có chiến tranh, không có xung đột mà chỉ có tình thân ái, giúp đỡ, giữ gìn và hưởng thụ hạnh phúc, hòa bình và dân chủ. Tình của Bác thật dạt dào, cao cả! Ý của Bác thì vô cùng sâu sắc, thể hiện tầm nhìn xa, thấy rộng của người đứng đầu đất nước. Những lời căn dặn, khuyên nhủ, dạy bảo của Bác đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi và giá trị thực tiễn sâu sắc.
Những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, hướng vào Nam, khi nhân dân “thành đồng Tổ quốc” đang ngay đêm sống rên xiết dưới gót giày của đế quốc Mỹ và tay sai, nỗi thương nhớ các cháu thiếu nhi miền Nam luôn cồn cào trong tim Bác. Trong thư gửi các cháu miền Nam năm 1965, Bác ao ước: “Bắc Nam sẽ sum họp một nhà/ Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung/ Nhớ thương các cháu vô cùng/ Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi”.
Bác luôn nhắc các cháu thiếu nhi các trường miền Nam phải “yêu lao động, giữ kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, phải tự lực cánh sinh... thi đua học tập, thi đua trong mọi việc...”. Trong những năm cuối đời, trên bàn làm việc của Người thường có một cái phong bì để những tấm ảnh các cháu dũng sĩ miền Nam. Mỗi khi có khách quý nước ngoài đến thăm, Bác thường đem ra giới thiệu. Bác nói các cháu này đã được đồng bào miền Nam bầu là dũng sĩ, các cháu ấy đã làm được những việc mà trước đây chúng tôi ở tuổi ấy không làm được!
Bác là người đầu tiên coi thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng. Bác còn ân cần nhắc nhở thiếu nhi: Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9-1945, Bác viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu. Vì vậy, sinh thời Bác luôn luôn nhắc nhở mọi người phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng và Người xác định trách nhiệm chăm sóc, giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Bác khẳng định: Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt. Tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng. Xác định được vai trò quan trọng của lực lượng hậu bị, Bác Hồ thường nhắc nhở các cấp, các ngành, đoàn thể phải làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục thiếu nhi.
Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc năm 1950, Bác chỉ rõ: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hoá. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra già cả”. Bác cũng căn dặn người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên) về nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng: Yêu quý các em là phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em “5 điều yêu”: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công; nuôi dạy các em phát triển sức khỏe, trí óc, thành trẻ em có “4 tính tốt”: hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà... và có tư cách của con người mới: Không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan. Đồng thời, phải khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành công dân có tài, có đức, xứng đáng là người chủ của nước nhà. Người yêu cầu: “Đừng dạy các em thành những ông cụ non... Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”. Trong bài viết “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân ngày 1-6-1969, Bác viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên, nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”. Bác nhắc nhở các gia đình, các đoàn thể phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc và giáo dục các cháu, làm cho các cháu ngày càng khoẻ mạnh và tiến bộ. Các tỉnh, thành uỷ cần phải phụ trách và đôn đốc việc này cho có kết quả.
Bác Hồ của chúng ta là vậy: “Chỉ biết quên mình, cho hết thảy. Như dòng sông đỏ nặng phù sa”. Tình yêu thương rộng lớn của Bác Hồ không chỉ dành cho thiếu nhi Việt Nam mà còn dành cho cả thiếu nhi trên toàn thế giới. Đó là lòng nhân ái, tình yêu thương bao la của Người giành cho nhân loại. Ghi nhận tình cảm bao la, vĩ đại của Bác, Tiến sĩ Sử học, nhà báo E.V Cô-bê-lép viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng yêu quý thiếu nhi. Người đã dành tất cả tấm lòng yêu thương của người ông cho hàng triệu trẻ em Việt Nam mà Người đã gọi trìu mến là các cháu”.
Trước lúc đi xa, qua “Di chúc” thiêng liêng, Bác gửi muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng bằng những tình cảm đặc biệt: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.
Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ rất tin tưởng vào lực lượng này đối với tương lai đất nước. Lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng mọi thời đại. Lời dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” của Bác Hồ đã, đang và sẽ tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân ta học tập, làm theo với phương châm “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”! Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng với danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ” như sinh thời Người hằng mong.
Đội viên là thành viên của tổ chức Đội, trước hết phải thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất: Thực hiện Điều lệ, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên. Điều này thể hiện tính kỉ luật của Đội viên với tổ chức của mình. Thứ hai: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu lớn lên là công dân tốt và Đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện việc thực thi những yêu cầu của Đội, của gia đình và nhà trường. Đây cũng là yêu cầu của sự phát triển về năng lực, phẩm chất và kết quả trong quá trình Đội viên ở trong tổ chức Đội. Thứ ba: Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, giúp đỡ nhi đồng trở thành Đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Đây là trách nhiệm của Đội viên cới tổ chức của mình, giúp Đội phát triển về số lượng, chất lượng, đồng thời cũng thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cá nhân Đội viên trong quá trình chăm lo xây dựng lực lượng dự bị của Đội
Con người chúng ta phải cố gắng thích nghi với môi trường sống khi không may bị rơi vào hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Điều đó cho thấy, tập thích nghi với môi trường sống là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh. Dễ hoà nhập và có thêm các mối quan hệ. Mỗi người nên tập thích nghi với mọi điều kiện môi trường sống
con ngoan trò giỏi mệt lắm đừng thấy thế mà lao vào
Các bạn có biết không,cha mẹ là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi conngười.Chúng ta được sống và đang có mặt trên trái đất này không phải là do trờiđất tạo hóa ra mà là do công ơn sinh thành của cha mẹ.Người mẹ đã chín thángmười ngày cưu mang ta và sự cơ cực,khó nhọc lăn lội"bán mặt cho đất ,bánlưng cho trời"của người cha.Dù những cơn đau,cơn sốt cứ rình rập mãi nhưngngười cha vẫn không ngại gian lao để kiếm từng đồng,từng đồng một về mua sữa,mua cháo,mua đồ cho con.Tất cả người cha,người mẹ đều đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhân đứa con sắp được chào đời.Tuy không nói ra nhưng trong tâm,trong lòng của người vẫn mong đứa con của mình sẽ trở thành"con ngoan" của gia đình,"trò giỏi'của nhà trường,xã hội.Vậy mọi người có hiểu"con ngoan, trò giỏi" là như thế nào không?
Con ngoan là đứa con luôn đem lại sự hài lòng và niềm vuicho cha mẹ chúng ta.Niềm vui ấy không phải là sự giàu sang,những thứ giá giá mà người con mang về cho cha mẹ mà niềm vui ấy chỉ đơn giản là khi thấy con mình học hành tốt,thấy con của mình hiểu để,thấy con khỏe mạnh mỗi lúc trưởng thành,thấy con biết vâng lời,thấy con biết yêu thương mọi người,biết kính trên nhường dưới và quan trọng là cha mẹ muốn con cái mình biết những đứa con là tất cả đối với những người cha,người mẹ thì đích thực đối với cha mẹ đó đúng là một đứa con ngoan.
Vậy các bạn hãy suy nghĩ lại về những hành động và việc làmcủa mình đi! Có khi nào bạn nhìn thấy chữ"buồn" trên khuôn mặt của mẹ,của cha chưa?Chắc chắn là chưa rồi vì khi chúng ta không để tâm đến nhữngsuy nghĩ của cha,của mẹ thì mới nhận ra được điều ấy.Thường ngày,chúng ta chỉ thấy gương mặt tươi cười của cha mẹ mà chúng ta đâu biết rằng trên khuôn mặttươi cười ấy chứa đựng biết bao nhiêu sự cực khổ,phải "một nắng,hai sương"làm lụng vất vả để cho chúng ta co một cuộc sông đầy đủ,sung túc.Tớimột ngay nào đó,khi bạn đang chập chững bước ra đời thì đôi lúc các bạn sẽ vấp ngã,bạn khóc thì cha mẹ sẵn sàng đỡ bạn lên.Nhưng lại một ngày,từng bước chân của bạn vững vàng hơn,bạn làm những việc làm sai trái thì cha mẹ lúc chỉ biết khuyên răng bạn thôi,họ không thể đánh bạn hay la mắng bạn như hồi nhỏ nữa vìhọ muốn cho bạn biết tự biết suy nghĩ về những việc làm sai trái cua mình và học cũng không thể đỡ bạn mỗi khi bạn vấp ngã được.
Các bạn hãy nhìn nhận trực tiếp vào vấn đề đi.Tại sao chúng ta cùng học một lớp,cùng học một trường,cùng trang lứa,cùng một giáo viên dạy nhưng tại sao những người bạn của mình lại học rất giỏi còn mình học rất kém?Cuối năm,các bạn vinh dự được lên bục nhận giấy khen còn mình thì ngồi ở dưới nhìn lên và hỏi"Tại sao lại như vậy?".Nhưng thời trôi qua,bạn lạiquên nó và bỏ nó vào quá khứ rồi tiếp tục cuộc sống hiện tại.Nhưng không có quákhứ làm sao có hiện tai cũng như không có cây làm sao có lá.Rồi một ngày,cha mẹgià yếu thì ai sẽ là người lo lắng,chăm sóc cho bạn nữa đây.Vì thế hạnh phúc trước mắt thì ta phải nắm giữ chúng đừng để nó đi mất rồi mới chạy đi tìm nó thi lúc đó đã quá muộn màng rồi.Trên đời,ai cũng có một lần được làm cha,làm mẹ nên hãy nhớ"ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,đừng làm buồn lên mắt mẹ nghe không".
Trò giỏi là người luôn vâng lời thầy cô,được thầy cô giáo yêu mến.Trước hết là phải lễ phép với thầy cô giáo sau đó là thành tích học tập cao,biết giúp đỡ bạn bè,chăm chỉ,cần cù và phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
Qua đây, các bạn nên ra sức học tập,tu dưỡng đạo đức,rènluyện bản thân để trở thành "con ngoan,trò giỏi".Và hãy để câu nói này ở trong tim của mình nhé.Dù chỉ một góc nhỏ của tim bạn thôi nhưng nó sẽ giúp bạn trong cả đoạn đường đời còn lại.
Thông điệp :
- Bố là người dạy bảo ta ngoan ngoãn nên người.
Bài học :
- Bố dạy bảo ta nên ta phải ngoan ngoãn không phụ lòng mong đợi của bố mình.
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con
Cuộc sống bao giờ cũng trải một con đường đầy những thử thử thách, chông gai cho bất kì ai trên đời này. Ai suy nghĩ tích cực, lạc quan, biết biến khó khăn thành cơ hội sẽ là người chiến thắng.
Em đã học tập theo bài học trên qua hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay, thời buổi cần phải học online thay vì được nghe giảng trực tiếp trên lớp. Điều ấy gần như làm cho sự học tập của em bị cản trở một phần nào đó. Trước tình hình như thế, em đã đề ra những điều mà mình cần làm để có thể tiếp tục học tập rèn luyện tốt trong hoàn cảnh này như ôn lại kiến thức mình vừa học bằng cách lên mạng coi thêm bài giảng/ mẹo làm bài, tự rèn luyện cho mình ý thức học tập vào khung giờ rảnh,.. Dù ngày tháng học online không phải là điều em muốn nhưng nó đã cho em sự tự giác trong học tập và tinh thần tự học tự lực của em.
Khép lại, mỗi chúng ta đều cần có tinh thần tự học và ý chí quyết tâm học giỏi để rèn luyện bản thân ngày càng phát triển hoàn thiện.
bài thơ nào vậy bn?