hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em rất thích giàn mướp trước nhà nội em. Những buổi trưa hè ngồi dưới giàn mướp mát rượi, hoa mướp vàng rực rỡ mời gọi bướm ong đến tìm hương, hút mật rồi đậu trái, cho những trái mướp ngọt lành. Bữa cơm có bát canh mướp thì còn gì ngon bằng. Cái vị thơm của mướp hòa cùng mùi thơm của hạt cơm nóng dẻo làm nên một mùi vị khó quên.
(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)
Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.
Hẳn mọi người dân Việt Nam đều biết đến ích lợi đa dụng của cây chuối. Không chỉ cho quả ăn thơm, ngon ngọt và giàu dinh dưỡng, cây chuối còn cho con người lá dung để gói bánh, gói xôi. Vào ngày Tết, bánh tét, bánh dày, bánh gai đều gói bằng lá chuối. Lá chuối tươi xanh mát một góc vườn còn làm thơm chõ xôi, làm tươi xanh dĩa bánh ít trong ngày giỗ kị. Lá chuối khô dùng gói bánh gai, bánh mật, giữ ẩm cho bánh đa, bánh tráng không bị vỡ giòn. Lá chuối trong kĩ thuật ẩm thực đã là nét đặc sắc, có vị ngon riêng của món ăn Việt. Màu xanh của lá chuối trên bàn ăn còn là niềm tự hào về một đất nước trong lành, mộc mạc hiếu khách và đậm nét trữ tình. Chặt buồng để ăn qua rồi, người nông dân còn dùng thân chuối để chăn nuôi gia súc. Tiến xa hơn nữa, ngành mĩ nghệ xuất khẩu đã bện dây chuối phơi từ bẹ chuối, sản xuất những mặt hàng đẹp và đắt giá không ngờ: ghế bành, sô-pha, giỏ xách… Trong tất cả bộ phận của cây chuối, không có một phần nào bị vứt bỏ. Chuối là loại cây dễ trồng và có giá trị cao, dễ sử dụng là thế.
LÀ BN BÈ,K CHO MK NHA
Tạo hóa sinh ra thiên nhiên, vạn vật và con người ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu. Trong thiên nhiên rộng lớn, có biết bao nhiêu loài cây, loài hoa, mỗi loại lại mang trong mình những vẻ đẹp và giá trị riêng. Cây cối ngoài tác dụng cung cấp oxi cho con người trong quá trình quang hợp thì còn rất nhiều những công dụng khác như làm thuốc chữa bệnh, làm đẹp, làm đồ dùng,…và cây dừa chính là một loại cây mang trong mình tất cả những tác dụng đó.
Cây dừa được trồng chủ yếu ở miền Tây đặc biệt là tỉnh Bến Tre, nhưng ở miền Bắc dừa cũng là một loại cây được trồng phổ biến. Kể đến tác dụng của cây dừa, thì chúng ta phải kể đến tác dụng trên từng bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả,..Từ xa xưa, các cụ thường dùng lá dừa để lợp mái nhà, mái bếp đặc biệt là ở vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, thân dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ và nó còn được dùng để đánh răng. Đối với cây dừa, bộ phận có nhiều tác dụng nhất và ngày nay được mọi người vô cùng quan tâm đó là quả dừa. Trước kia, các bà, các mẹ dùng gáo dừa để múc nước gội đầu hoặc đồ thủ công mỹ nghệ, dùng xơ dừa để làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn và còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón. Còn bây giờ, các chị chủ yếu dùng nước dừa như một loại nước uống giải khát rất ngon, bổ và lại làm đẹp da. Phần cùi dừa thì dùng để làm các món ăn như thịt kho dừa, hoặc dùng để làm mứt dừa vào các dịp lễ Tết, sẽ hấp dẫn vô cùng. Cùi dừa có vị béo và bùi, trẻ con cũng rất thích được ăn món này. Đặc biệt là các món được chế biến từ cùi dừa như kẹo dừa, thạch dừa,..Tôi nhớ có lần bố tôi bảo nếu bạn nào muốn răng nhanh rụng khi thay răng mà không muốn bị đau thì ăn kẹo dừa, khi đó răng sẽ theo kẹo dừa và bị rụng ra. Đến mùa đông lạnh, được ăn món cơm nóng với thịt kho dừa thơm nức thì thật là tuyệt vời!
Cây dừa được biết đến là một loại cây có rất nhiều lợi ích và giá trị. Hiểu được điều đó, tôi thấy yêu thiên nhiên hơn và thêm nâng niu những thứ đang tồn tại xung quanh mình.
Vào mùa hè em thích nhất là cây chanh. Cây chanh là một loại cây có rất nhiều lợi ích. Lá chanh nhỏ và dày nhưng có mùi thơm rất đặc biệt. Người ta thường cho lá chanh vào thức ăn để át đi mùi tanh và tạo nên hương vị thơm ngon của thực phẩm. Đặc biệt là quả chanh nó có vị chua nhưng ăn vừa mát lại vừa bổ. Những trưa hè nóng bức nếu có một cốc nước thì thật là sảng khoái.
Ở ngay đầu làng em có hai cây bàng cổ thụ. Cho đến bây giờ cũng không mấy người trong làng biết rõ hai cây này đã được trồng từ bao giờ, nhưng ngắm kĩ chúng, người ta hiểu rằng chúng đã nhiều tuổi lắm. Cả hai cây đều có gốc to nổi lên những u lớn xù xì. Thân bàng vươn cao. Cây nào cũng có 3 tán lá. Tán ở dưới cùng là tán lá to nhất, về mùa thu, bàng bắt đầu rụng lá và đến cuối đông thì chỉ còn trơ trụi những cành. Lúc này nhìn cây bàng thấy giống hệt những chiếc sừng hươu lớn. Nhưng vào đầu xuân những mầm non đã nhú ra và chỉ vài chục ngày sau lá đã phấp phới trên cành. Càng vào mùa hạ, cái nắng càng gay gắt thì lá bàng càng xanh tốt. Những tán bàng lớn lợp kín lá xanh xòe rộng ra tỏa bóng mát xuống cả một khu đất rộng, ở dưới bóng mát của tán bàng, trẻ con thường tới chơi đùa, đánh đáo, nhảy dây. Những người lớn đi làm đồng về hoặc đi chợ về thường ghé chân vào ngồi nghỉ dưới gốc bàng, đón nhận ngọn gió mát thổi từ cánh đồng vào cho mau khô đi những giọt mồ hôi trên trán. Cây bàng không cho quả ngon như cây xoài, cây vải nhưng lại quý ở chỗ tán lá trở thành cái ô xanh đem lại cho con người những giây phút nghỉ ngơi mát mẻ, dễ chịu. Bởi thế mà mọi người đều quý hai cây bàng lớn đó, có lẽ nó sẽ còn đứng mãi ở đầu làng như hai người bạn thân thiết của dân làng.
Tham Khảo:
Cây ổi là một cây trồng có rất nhiều lợi ích. Là cây thân gỗ, thì những cành khô, gãy của cây có thể đem đi nhóm lửa. Lá ổi già thì thường được dùng để chặn ở phần trên của các hũ muối dưa, muối cà. Lá ổi non thì được dùng như một phương thuốc đông y, giúp giảm tiêu chảy, cũng như hỗ trợ các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa. Đặc biệt, cây ổi sẽ cho trái quanh năm. Trái ổi khi chín thì ăn vừa giòn lại ngọt thanh. Rất dễ ăn lại tốt nữa. Em rất quý cây ổi nhà mình.
Tham khảo:
Đoạn văn nói về lợi ích của cây khế:
Nhà em có trồng một cây khế ở cạnh bờ ao. Tán cây rộng và dày tạo ra cả một vùng râm mát cho em và các bạn ngồi chơi vào những ngày hè. Cây mỗi vụ cho rất nhiều quả khế. Khế còn xanh thì đem bóp gỏi, nấu canh chua. Trái chín thì ăn vừa ngọt lại còn mát. Đặc biệt nhất là lá khế. Nhìn thì bình thường, nhưng nó có tác dụng giúp giảm các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa hay dị ứng ngoài da. Phần cành cây, mỗi khi nó bị gãy do gió bão, hay được bố tỉa bớt cho gọn cây, thì sẽ đem phơi khô làm củi đốt. Toàn bộ cây khế đều đem lại lợi ích tuyệt vời cho gia đình em.
Nhà em có một ao sen. Cứ đến mùa sen là hoa nở thơm ngát cả một vùng trời. Hương sen quyến rũ làm ngây ngất người qua đường. Hoa sen rất đẹp, không những thế nó còn rất có ích. Cánh sen có thể giúp người ta ướp trà sen, hay cốm sen, tạo ra mùi vị thơm ngon, mát dịu làm cho món ăn trở nên độc đáo, tinh túy. Đài sen thì có những hạt để ăn sống thì bùi bùi, ngậy ngậy rất ngon. Nếu không thì có thể dùng để nấu chè sen. Chè sen là một món ăn rất thú vị, thể hiện sự sành ăn của người dân nước ta. Chè sen vừa bùi vừa thanh, nó giúp giải nhiệt, mát gan, cho cơ thể con người trong những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, hạt sen còn được dùng làm mứt sen tiếp đãi bạn bè, người thân trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Có thể nói, hoa sen là một loài hoa vừa đẹp, vừa thơm lại vô cùng hữu ích với cuộc sống của con người.
Bạn tham khảo nhé :
Hoa cúc được chơi theo nhiều cách, có thể cắm bình, lọ, bát hoặc trồng trong bồn chậu để trang trí trong nhà, đặt trên đôn ghế hay ngoài sân, ngoài hiên, trên ban công. Vào ngày tết, ngày lễ, hoa cúc cắm trên bàn thờ. Hoa cúc còn dùng để ướp trà, lây hương pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt. Không chỉ có ý nghĩa về mặt y học, hoa cúc có ý nghĩa về mặt nghệ thuật. Người xưa ví cúc như một biểu tượng tâm hồn thanh cao của những người muốn xanh lánh vòng danh lợi. Ngày nay, vẻ đẹp của cúc cũng làm trào dâng bao cảm xúc của các thế hệ các nhà thơ ở Việt Nam.
Tham khảo:
Em rất yêu cây bàng. Cây bàng không những là người bạn chứng kiến những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò mà nó còn làm cho cảnh trường em thêm đẹp. Mỗi độ hè về, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng em nô đùa, cho chúng em những chùm qủa bàng vàng ươm mùi thơm ngào ngạt. Cắn một miếng thật to vào cái cùi dầy dầy, cảm nhận được cái vị chát mà không đắng, chua nhưng lại rất ngọt đang lan tỏa khắp vòm miệng. Cái vị đó hình như giống ô mai, hình như giống vị của những miếng mứt ngày Tết. Chỉ hình như thôi vì nó chẳng rõ ràng và chẳng gì có thể sánh được cả.
Đoạn văn nói về lợi ích của cây hoa hồng lai:
Muôn hoa đều tô điểm cho đời thêm vui tươi, rực rỡ. Hoa hồng lại đặc biệt chiếm vị trí cao trong ngành trang trí. Nét kiều diễm, lộng lẫy của hoa hồng đem lại cho cảnh trí xung quanh một nét sang trọng, tinh tế, lịch sự. Trong sân nhà, chậu hoa hồng khoe sắc thắm và tỏa hương làm bố em vui thích, khỏe khoắn hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hoa hồng còn là một vị thuốc nam dễ uống. Khi em bị ho cảm nhẹ, mẹ cắt một vài nụ hồng và chưng cách thủy với đường cho em uống. Chỉ một vài chén thuốc thơm như thế là em khởi bệnh ngay. Người ta cất tinh dầu hoa hồng để làm nước hoa – một sản phẩm đắt tiền mà không một ai không biết. Thế mới biết, nàng hồng mảnh dẻ ấy chẳng phải chỉ biết khoe bộ áo váy kiêu sa của mình. Nàng hồng còn đem lại cho đời biết bao lợi ích.
tham khảo
hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt.
Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Cứ như thế, cây bưởi đã gắn bó với cuộc sống của chúng ta từ những điều giản đơn nhất.
Nhìn những chiếc lá hình bầu dục to bằng chiếc muỗng ăn cơm và hàng răng cưa như những nét hoa văn bao bọc lấy bên ngoài của từng chiếc lá, đã thấy một sự kiêu kỳ đáng yêu của loài hoa. Ở gần gốc, màu lá xanh đậm, lên đến ngọn thì màu lá chuyển dần sang sắc tím của trời chiều. Đây đó những nụ hoa to bằng đầu đũa vươn mình lên cao như muốn phô bày dáng vẻ kiêu sa, quyền quý của mình. Và kia, một đoá hồng, đang độ hàm tiếu còn ngậm một giọt sương long lanh. Sắc hồng đang mới được phô vài ba cánh, tuy chưa nhiều nhưng cùng đủ cho nhiều loài hoa ghen tị. Mẹ bảo: “ Hoa hồng là chúa của các loài hoa.” Em nghĩ mẹ nói đúng. Hương thơm của hoa cùng là một quà tặng của tạo hóa dành cho loài hoa này. Vừa dìu dịu, thanh tao, không ngạt ngào mà chỉ thoang thoảng. Em rất yêu bông hồng. Cứ mỗi lúc học bài mệt mỏi là em lại ra ngắm hoa. Em cứ ước làm sao mỗi buổi sáng, cây cho em một bông hồng tươi nở.
Dưới gốc đa này, người làng em đưa tiễn nhau đi xa, bịn rịn lưu luyến. Và cũng dưới gốc da này, người làng em thường dừng chân nghỉ lại sau buổi làm đồng. Những con trâu nằm hóng mát lim dim mắt, chậm rãi nhai làm phì ra hai bên mép những bọt bông trắng xốp. Ôi! Cây đa đầu làng, một hình ảnh gợi nhớ về quê hương, về cội nguồn trong tâm thức của những người con xa quê.
Bài làm 2
(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)
Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.
Read more: http://vanmau.edu.vn/viet-ve-loi-ich-cua-mot-loai-cay-ma-em-biet/#ixzz57dXSLCPM