K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi  hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.

Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt  thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.

Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.

5 tháng 3 2018

Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.

Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng  hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.

5 tháng 3 2018

1/Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…

Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,

Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…

Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.

Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:

Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:

–   Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!

Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.

Thằng bé lên tiếng kêu la:

–   Ôi làng nước ơi, chó sói!

Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.

Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.

Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.

5 tháng 3 2018

Sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người nên đọc sách là thói quen tốt cần duy trì và phát huy. Nhưng có phải sách nào cũng nên đọc không? Thực tế cho thấy là việc đọc sách cũng cần có sự lựa chọn kĩ càng.

Đọc sách là để bồi dưỡng và nâng cao trình độ của bản thân. Đọc sách cũng là để bồi dưỡng và vun đắp những tình cảm tốt đẹp của con người. Nhưng những trí thức và tình cảm ấy cần phải có sự phù hợp với lứa tuổi. Khi còn học cấp một, chúng em còn nhỏ nên việc học toán bắt đầu từ những con số nhỏ trong phạm vi hàng nghìn, từ những phép tính cộng trừ nhân chia hai, ba chữ số. Việc học văn cũng bắt đầu từ những câu chuyện kể ngây ngô, những bài tiêu vụng về… Trong chương trình cấp hai, mức độ tư duy của chúng em đã cao hơn nên có thể học đến những phép nhân chia đa thức phức tạp, viết những bài văn dài đòi hỏi có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Vì vậy, việc lựa chọn sách đọc phải hợp với lứa tuổi cũng như lựa chọn nội dung học phải phù hợp nhận thức. Cấp một, cấp hai có thể đọc “Những câu chuyện vui về Hóa học / Văn học / Toán học….”, truyện cổ tích, đọc truyện Harry Potter… nhưng không nên đọc những truyện tâm lí tình cảm của người lớn. Đọc những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, trình độ có thể tạo ra “hiệu ứng ngược” trong việc đọc sách. Có nghĩa là khiến người đọc sợ đọc hơn hoặc nảy sinh những tình cảm, suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một học sinh học lực bình thường mà đã phải đọc những cuốn sách nâng cao thì em sẽ thấy quá khó và sợ không dám học nữa. Hoặc mới lứa tuổi cấp hai đã đọc những cuốn tiểu thuyết tình cảm thì dễ yêu trước tuổi, không tập trung vào việc học tập được.

Mặt khác, đọc sách cũng cần có chọn lọc bởi ngày nay, có rất nhiều loại sách có nội dung không lành mạnh trôi nổi trên thị trường, nếu không chọn lọc ta rất dễ bị “nhiễm độc”. Đó là những cuốn sách mang nội dung phản động, kích động lôi kéo tham gia các tổ chức, đảng phái, tôn giáo chính trị không lành mạnh. Đó là những cuốn sách “đen” mang nội dung đồi trụy xấu xa. Vậy là, bên cạnh những loại sách tốt có tác dụng tích cực đối với việc phát triển con người thì lại có những loại sách hạn chế sự phát triển ấy. Đối với loại sách này ta cần lên án, tố cáo và thiêu hủy.

Sách đọc không đơn giản là một vật dụng bình thường, đó còn là một người thầy, một người bạn thân thiết. Trong cuộc sống, ta phải chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi vậy nên cũng cần chọn sách mà đọc.


 

27 tháng 2 2016

Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.

Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng  hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.

chung minh bac ho luon yeu thuong thieu nhi

Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.

Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.

Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.

27 tháng 2 2016

Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.

Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng  hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.

chung minh bac ho luon yeu thuong thieu nhi

Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.

Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.

Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.

22 tháng 2 2017

tham khảo bài mk nha!

Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả những bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêu thương bao la rộng lớn. Ngược lại Người cũng rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, không chỉ những con người sống trên đất nước Việt Nam chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.

Tuy phải gánh vác rất nhiều công việc cùng một lúc nhưng lúc nào Bác cùng dành tình ywwu thương cho các em nhỏ, quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặc khi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việc nhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần, thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múc nước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâm đến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới các em. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ, động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu, Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.

Cách quan tâm tận tình, tỉ mỉ ấy thật lớn lao như tình cảm người cha đối với con, như người ông dành cho những đứa cháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi công tác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một cổng trường. Lúc ấy đúng giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhường đường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đến thăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạn rụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòa nói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi của mình… Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào…

Đến khi sắp hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người, đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, trong di chúc thiêng liêng của mình, Người cũng để lại muôn vàn lời yêu thương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bác xưa” từng nghẹ ngào thốt lên:

“Ô vẫn còn đây của các em

Chồng thư mới mở Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con trẻ

Nên để bâng khuâng gió động rèm”.

Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượt không gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho những cháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư mà cậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chú Nguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là “một cái hôn thật kêu” vô cùng thân thiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồi tâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt… Đáng kinh ngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗi thương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà lao ngồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:

“Oa… oa… oa, cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha”

Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người có cầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng ngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏ nhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tán thưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũng không ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!

Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênh mông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà còn biết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.

Người đã đi xa, rất xa so với chúng ta nhưng tình yêu thương dành cho thiếu niên nhi đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm của Bác thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhất nhưng ấm áp, thiêng liêng đến vô cùng. Mỗi khi nhớ đến Bác không chỉ có các em thiếu nhi mà cả người lớn cũng trào dâng một nỗi nhớ thương đến nghẹn ngào, khôn xiết.

Tham khảo:

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng? Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?...”. Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả những bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêu thương, quý mến rất tha thiết, chân tình. Bởi đâu Bác có được những tình cảm thiêng liêng đáng trân trọng ấy? Bởi Người cũng rất yêu thương những em nhỏ, không chỉ những người cháu Việt Nam chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.

Sinh thời, Bác rất quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặc khi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việc nhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần, thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múc nước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâm đến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới các em. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ, động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu, Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:

 

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.

Sự quan tâm ấy thật như tấm lòng của người ông dành cho những đứa cháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi công tác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một công trường. Lúc ấy đúng giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhường đường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đến thăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạn rụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòa nói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi của mình... Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào... Trong di chúc thiêng liêng của mình. Người cũng để lại muôn vàn lời yêu thương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bác xưa” từng nghẹn ngào thốt lên:

“Ô vẫn còn đây của các em

Chồng thư mới mở Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con trẻ

Nên để bâng khuâng gió động rèm”.

Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượt không gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho những cháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư mà cậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chú Nguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là "một cái hôn thật kêu” vô cùng thân thiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồi tâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt,... Đáng kinh ngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗi thương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà lao ngồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:

 

"Oa... oa... oa, cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha”

Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người có cầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng ngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏ nhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tán thưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũng không ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!

Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênh mông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà còn biết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.

30 tháng 3 2021

đoạn văn mà

30 tháng 3 2021

Trong tim tôi và mọi người như tôi ngĩ thì nói đến thiếu nh là Bác Hồ rõ nhất, không phải do Bác gặp nhiều hay gì hết mà là do trong con người của Bác luôn chan chứa một tình yêu to lớn, đó là yêu thương trẻ em .Bác hồ  dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy. Người dạy cho  chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động .Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm 5 điều Bác hồ dạy 

24 tháng 2 2016

bạn tham khảo bài này nha!!!

     +   Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người.Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở,học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. ”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”. Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai - Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng” ; ”Làm trai đi đó đi đây - Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học, học nữa, học mãi” như lời Lenin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lạ, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người. ”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. ”Học vấn làm đẹp con người” - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

2)Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng  hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được

Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.

Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.

Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.

3)Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Người đã từng nói Người không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng. 

Đó là cách sống lão thực của các bậc hiền triết phương Đông. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng mà Người phải gánh vác trọng trách việc nước. Là một vị Chủ tịch nước nhưng Người vẫn sống như mọi người dân bình thường khác: “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” (Không đề). Nơi Người sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Chúng ta vẫn thường được xem những tấm ảnh quý Bác Hồ trồng cây, tưới cây, chăm sóc cho cây. Chúng ta vẫn thường được nghe các văn nghệ sĩ, các đồng chí của Người kể về tình yêu cây lá, cỏ hoa như Người ngăn lại không cho một nghệ sĩ chụp ảnh bẻ một cành cây chỉ vì nó làm vướng máy hay Người cứu sống một cây bị thối gốc hoặc Người nghĩ cách kéo dài một rễ cây đa...


Hình như đối với Người, cây cối cũng thân thiết như con người, có tâm hồn như con người. Phải chăng vì thế mà cây vú sữa do đồng bào miền Nam tặng Người, Người trồng ở nơi gần nhất có thể để ngày nào Người cũng được nhìn và chăm sóc.

4)Sách cũng giống như người bạn, gần mực thì đen gần đèn thì sáng nên chọn bạn tốt thì cũng giống như chọn sách hay nên có thể giúp bạn tốt hơn còn ngược lại thì...í ọe

Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân. Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi sự tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Như vậy, hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn

14 tháng 4 2021

Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.

8 tháng 3 2021

Sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, đọc sách là thói quen tốt cần được rèn luyện. Tuy nhiên không phải sách nào cũng cũng phù hợp cho ta đọc nên khi đọc sách cần phải có chọn lựa kĩ càng. Việc đọc sách không phù hợp có thể gây “hiệu ứng ngược”, làm cho người đọc sợ đọc hơn hoặc có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Mặt khác, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú để đáp ứng những thị hiếu khác nhau của mọi người. Vì vậy, chúng ta càng cần phải đọc sách có chọn lọc. Bên cạnh những cuốn sách có nội dung bổ ích, vẫn còn những cuốn chứa nội dung không lành mạnh, phản cảm, đồi trụy. Những cuốn sách ấy sẽ làm hoen ố tâm hồn chúng ta, gieo vào lòng người những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Loại sách đó cần phải được loại bỏ vì sự tiến bộ của con người và xã hội. Sách có đem đến hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cả sự lựa chọn của người đọc, hãy biết chọn lựa để có được cho mình nguồn kiến thức bổ ích từ sách.

8 tháng 3 2021

cái này là làm theo ý kiến của tui nghen 

có câu rừng là vàng là bạc là 1 câu tục ngử khái quát  dể hiểu.  nội dung chính  đó là rừng đói vs ta như vằng , như bạc . điều quan trọng nhất là bv thiên hhieen là 1 nhiệm vụ quan trọng của con ng ,là bv đời sống của con ng . những núi rừng ngàn cây , che chắn khỏi dòng lũ .cung cấp nc ,... thử hỏi xem nếu ko có nc thì lằm sao có thể sống yên ổn đc , làm sao ấm no , còn ko có đất thì ta đã ko còn chổ để nghỉ ngơi sau mỏi lần làm vc mệt mỏi đc nữa và lượng khí thải c02 , đất bị ô nhiểm nặng và tài nghuyên có nguy cơ bị cạn kiêtj  . tất cả nhuững vấn  đề trên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sóng của people . vậy mổi chúng ta phải làm gì để bv ngôi nhà chung của chúng ta 

học tốt nghen