viet doan ke ve viec ve sinh duong lang ngo xom ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Một số việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người:
- Giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà những lúc bố mẹ mệt hoặc ốm đau.
- Mẹ mệt thì xoa đầu, nắn bóp chân tay cho mẹ.
- Em bị ngã hay vấp thì nâng em lên và dỗ dành em.
- Giúp đỡ các cụ già, em nhỏ khi qua đường nhiều xe cộ.
- Chia sẻ cho các bạn nghèo hơn những quyển vở cái bút
- Tặng quần áo dư thừa cho các bạn miền núi khó khăn.
Có bao giờ bạn thấy hiện lên từ trong mớ bòng bong kí ức một kỉ niệm nhỏ bé làm bạn mỉm cười một mình và vô cớ cảm thấy hạnh phúc? Bạn có biết cái ý nghĩ muốn làm cho mọi người vui vẻ bắt đầu từ đâu? Tôi đã tự hỏi như thế mỗi khi nhớ lại một buổi chiều tan trường xa xôi nhưng cứ vấn vương mãi trong tâm trí.
Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái...
Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.
— Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?
Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.
— Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.
Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.
Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muôn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.
— Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.
Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:
— Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.
— Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.
— Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.
Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.
— Con... — Tôi ngập ngừng. — Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.
Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.
Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.
Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đả nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi. Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn.Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Tuần trước, mẹ phải đi công tác xa nhà. Bố đã thay mẹ chăm sóc cho em. Bố đã sắp xếp công việc để đưa, đón đến trường. Khi về nhà, em còn được ăn rất nhiều món ngon do bố nấu. Tối đó, bố hướng dẫn em học bài. Em cảm thấy rất yêu thương bố của mình
Bn tham khảo bài này nha :
Một hôm nào đó như bao hôm nào, Lượm bỏ thư vào bao và khoác lên bước nhanh như con chim chích nhỏ bước trên đường quê. Nhưng bây giờ con đường Lượm đi không phải con đường nắng mà Lượm phải đi qua con đường có những chiến tranh đẫm máu ,ác liệt và biết bao nhiêu chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc. Nhưng Lượm không sợ nguy hiểm, Lượm luôn băng qua bom đạn dể làm nhiệm vụ của mình. Bỗng có tiếng nổ súng,Lượm ngã trên cánh đồng tỏa thơm mùi lúa. Lượm như chìm vào giấc ngủ và không bao giờ tỉnh giấc nhưng Lượm còn mãi với dân tộc và trở thành bất tử
Đọc mấy cái này mà suýt khóc lun , Lượm ...
Tk mh nha , mơn nhìu !!!
~ HOK TỐT ~
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
Trong câu chuyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh", nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Chàng đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với Thủy Tinh có tính hung hăng. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu thì Sơn Tinh cũng không hề nao núng mà kiên trì bốc núi, dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ, em rất khâm phục. Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió, lũ lụt hằng năm.
ủa, dễ mà chị, em biết tả
đoạn văn kể về 2 nhân vaạt cổ tích thì chị tả truyện cổ tích: đẽo cày giữa đường, còn cái truyền thuyết gì mà aayys ấy em chỉ biết truyền thuyết về hồ ly tinh thui, cái còn lại em xin chuồn ạ
Từ nhiều năm nay, các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Liên Quan - trung tâm của huyện Thạch Thất luôn được quan tâm quét dọn vệ sinh, cắt tỉa cây xanh tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Tại các xã, nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm cũng được đảm bảo sạch đẹp nhờ ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh chung đã được nâng lên đáng kể. Ông Nguyễn Trần Vượng - Chủ tịch UBND xã Hương Ngải chia sẻ, thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014", xã đã xây dựng kế hoạch triển khai, tập trung vào các nội dung: Xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai, an toàn giao thông... Trong đó tập trung thực hiện tốt phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch đẹp. Qua hơn một tháng phát động thi đua (từ tháng 3/2014), đến nay, các thôn, cụm dân cư thường xuyên tiến hành tổng vệ sinh môi trường, tập trung vào các địa bàn trọng điểm như khu vực chợ, Quán làng, bia Văn chỉ...
Theo UBND huyện Thạch Thất, đến nay, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ rác thải được thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 80%. Trong năm 2013, UBND huyện chỉ đạo kiểm tra 47 đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện. Qua đó, bên cạnh một số xã làm tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải, vệ sinh môi trường như Hương Ngải, Thạch Xá, Đại Đồng, Dị Nậu, vẫn còn một số xã chưa thực hiện tốt như xã Lại Thượng, Canh Nậu… Đặc biệt, huyện đã đầu tư trang bị xe goòng để chứa rác thay vì làm các bãi rác tập trung. Đây là giải pháp hữu hiệu với các địa phương không bố trí được diện tích xây dựng bãi rác tập trung và góp phần giảm ô nhiễm môi trường.Ông Phí Đình Phùng - Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Thạch Thất cho biết, trong kế hoạch đã xây dựng, một trong những nội dung quan trọng triển khai "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014" là thực hiện tốt phong trào thi đua vệ sinh đường làng, ngõ xóm tại các xã, thị trấn hàng tuần, hàng tháng. Qua đó, tạo thành nếp sống, thói quen tốt trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, thực hiện tốt phong trào tổng vệ sinh hàng tuần tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học...
Hôm ấy là ngày chủ nhật, xóm em phát động phong trào: “Làm sạch đường làng, ngõ xóm”.
Mới sáng sớm tinh mơ, nhà nào nhà nấy đã ra trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em và mẹ được bác trưởng thôn phân công vệ sinh một đoạn đường. Em quét rất cẩn thận, moi từng cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác và hốt rác vào sọt. Chẳng mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Bác trưởng thôn đi kiểm tra lại một lần. Bác dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ lao động.Em rất vui vì đã làm được một việc tốt dù đó là một việc rất nhỏ góp phần làm sạch, đẹp môi trường.
hok tốt#