Điều kiện nào để thành phố Huế trở thành phố du lịch ? Hãy giới thiệu 2 địa danh nổi tiếng của thành phố Huế cho bạn bè quốc tế biết đến?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
* Thành phố Huế nổi tiếng với các điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước: Chợ Đông Ba, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Điện Hòn Chén, Kinh thành Huế, Thành Châu Hóa, Chùa Thiên Mụ….
* 1. Đại Nội Huế
2. Những lăng tẩm ở cố đô Huế
đúng thì tick cho mình nhé cảm ơn
Tham khảo nhé:
Điều kiện giúp thành phố Huế trở thành phố du lịch vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp,có nhiều giá trị nghệ thuật cao như:Đền miếu,Thành quách,Cung đình,...còn có nhà vườn,hát dân ca trên sông,..
2 địa danh nổi tiếng ở Huế là:chùa Thiên Mụ,nhà lưu niệm Bác Hồ.
Chúc bạn học tốt.
Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và nhà Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
bạn tham khảo xem có được chưa nhé
chúc bạn học tốt
Huế nằm ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Đây là thành phố nằm ở trung tâm của đất nước, trên trục Bắc – Nam của các tuyến đường bộ, được sắt, đường biển và đường hàng không. Có đường biên giới với Lào, trong đó phía Đông giáp biển, phía Tây Nam giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng và phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị. Huế nằm ở vị trí thuận lợi, hội tụ cả vẻ đẹp của sông, núi, đồi và biển cả. Thành phố nằm ở vị trí có điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phong phú, tạo nên một không gian hấp dẫn, có sông, có núi, có biển. Ngoài ra còn là trung tâm kết nối các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: động Phong Nha – Kẽ bàng, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Kiểu khí hậu, thời tiết ở Huế như thế nào? Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nên thời tiết Huế chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa đông. Mùa khô bắt đầu từ tháng 5 kéo dài cho đến hết tháng 9, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 27 – 29 độ C, các tháng cao điểm (5, 6) nóng nhất lên tới 38 – 40 độc C. Còn mùa lạnh sẽ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với đặc trưng mưa nhiều, thời tiết khá lạnh, nhiệt độ từ 20 – 22 độc C, có thể thấp hơn. Huế có một mùa mưa và một mùa nắng rõ rệt. Huế có một kiểu khí hấu khá khắc nghiệt nhưng người dân đã biết cách biến nó trở thành một “đặc trưng” để phát triển du lịch. Vẫn có những điểm thích hợp cho cả việc tham quan vào mùa mưa, hệ thông nhà hàng, quán café hay khách sạn cũng được thiết kế theo chủ đề. Vì thế dường như chưa bao giờ thành phố nãy vãn khách.
THAM KHẢO
Thành phố Huế nổi tiếng với các điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước: Chợ Đông Ba, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Điện Hòn Chén, Kinh thành Huế, Thành Châu Hóa, Chùa Thiên Mụ….
Thành phố Huế được gọi thành phố du lịch vì có nhà vườn,những kiến trúc giá trị nghệ thuật cao như:Cung Đình,thành quách,đền miếu,lăng tẩm...trong đó còn có hát dân ca trên sông...
Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và đông-bắc Thái-lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói, Thừa Thiên- Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền trung và cả nước. Trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia.
Là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây nhất, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên- Huế lập hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới. Có độ dài 80 km, dòng sông trong xanh uốn lượn giữa những cánh rừng, đồi núi, đồng lúa và chảy qua thành phố để rồi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Ðôi bờ sông là hệ thống lăng tẩm của các đời vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyền thống độc đáo. Cạnh sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn có dãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp một mầu xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng. Ðến Huế, du khách sẽ có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An... hoặc thực hiện một tua du lịch thăm Vườn quốc gia Bạch Mã, một khu rừng nguyên sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Bên cạnh thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác như thú vui ngồi thuyền thưởng thức những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng trong tà áo dài tím và vành nón trắng che nghiêng. Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước...
Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên- Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, v.v. Tỉnh tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua khủng hoảng và thiên tai, đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện ở mức độ tăng trưởng bình quân 17%/năm và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biến tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng cao mức thu nhập của nhân dân. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu đều tăng so với các năm trước. Năm 2004, du lịch Thừa Thiên - Huế đón hơn 760 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có 265 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 26,2% so với năm 2003, doanh thu đạt 370 tỷ đồng, tăng 32%.
Tỉnh không ngừng đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của du khách đang ngày càng tăng lên. Toàn tỉnh hiện có hơn 104 cơ sở lưu trú gồm 2.821 phòng, trong đó có hơn 50% tổng số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế với một khách sạn ba sao, ba khách sạn bốn sao vừa được nâng hạng và ba khách sạn 5 sao cùng hai khu vui chơi đang được triển khai xây dựng. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển thuyền du lịch, ta-xi, ô-tô các loại không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng.
Năm 2005, tỉnh chủ trương đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai 22 dự án phát triển du lịch với tổng giá trị 656,6 tỷ đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2004. Một số dự án lớn sẽ được triển khai là khu du lịch sinh thái tổng hợp Hồ Phú Bài, khu tưởng niệm di tích Chín Hầm, dự án làng xanh Lăng Cô, dự án đồi Vọng Cảnh, khu biệt thự cao cấp và khách sạn quốc tế thấp tầng ở Lăng Cô, khu du lịch sinh thái biển Lăng Cô - Cảnh Dương - Tư Hiền. Chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng ngày càng được nâng cao, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn, nhất là Liên hoan (Festival) Huế, tạo ấn tượng tốt và giúp quảng bá du lịch Thừa Thiên- Huế đến nhiều vùng đất nước và ở nước ngoài.
Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra đón hai triệu lượt khách, trong đó có gần 50% là khách quốc tế trong năm 2010. Ðể đạt mục tiêu trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tư. Trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế. Bước đầu, đã hình thành ba cụm du lịch chính, tập trung vào các địa bàn quan trọng: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, A Lưới, Phong Ðiền và thị trấn Thuận An. Bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên - Huế ở các thị trường được đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.
Thành phố Huế nổi tiếng với các địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khác du lịch trong và ngoài nước: Chợ Đông Ba, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Điện Hòn Chén, Kinh thành Huế, Thành Châu Hóa, chùa Thiên Mụ, ...
Học tốt!!!
- Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế: Thành Châu Hóa, nhà lưu niệm Bác Hồ, Kinh thành Huế, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, Chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén.
- Mô tả cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng sông Hương. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.
- Đà Lạt có không khí trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều công trình phục vụ cho nghỉ ngơi và du lịch.
- Ví dụ: Rừng thông quanh năm xanh tốt, hồ Xuân Hương, nhiều thác nước nổi tiếng, nhiều khách sạn, sân gôn, biệt thự...
Tham khảo:
Được mệnh danh là thành phố năng động và thân thiện, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ quan trọng của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, TP. Hồ Chí Minh nằm ngay trung tâm của miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đô thị đông dân nhất cũng như giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, với nhiều khu công nghiệp hiện đại. Đồng thời, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây…
giúp mình với ạ,mik bí ý tưởng và cần tham khảo. Mình cảm ơn
@Nguyễn Ngọc Diệp cậu chép câu trả lời ở dưới đúng không?
Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và đông-bắc Thái-lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói, Thừa Thiên- Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền trung và cả nước. Trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia.
Là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây nhất, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên- Huế lập hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới. Có độ dài 80 km, dòng sông trong xanh uốn lượn giữa những cánh rừng, đồi núi, đồng lúa và chảy qua thành phố để rồi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Ðôi bờ sông là hệ thống lăng tẩm của các đời vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyền thống độc đáo. Cạnh sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn có dãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp một mầu xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng. Ðến Huế, du khách sẽ có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An... hoặc thực hiện một tua du lịch thăm Vườn quốc gia Bạch Mã, một khu rừng nguyên sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Bên cạnh thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác như thú vui ngồi thuyền thưởng thức những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng trong tà áo dài tím và vành nón trắng che nghiêng. Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước...
Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên- Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, v.v. Tỉnh tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua khủng hoảng và thiên tai, đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện ở mức độ tăng trưởng bình quân 17%/năm và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biến tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng cao mức thu nhập của nhân dân. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu đều tăng so với các năm trước. Năm 2004, du lịch Thừa Thiên - Huế đón hơn 760 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có 265 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 26,2% so với năm 2003, doanh thu đạt 370 tỷ đồng, tăng 32%.
Tỉnh không ngừng đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của du khách đang ngày càng tăng lên. Toàn tỉnh hiện có hơn 104 cơ sở lưu trú gồm 2.821 phòng, trong đó có hơn 50% tổng số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế với một khách sạn ba sao, ba khách sạn bốn sao vừa được nâng hạng và ba khách sạn 5 sao cùng hai khu vui chơi đang được triển khai xây dựng. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển thuyền du lịch, ta-xi, ô-tô các loại không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng.
Năm 2005, tỉnh chủ trương đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai 22 dự án phát triển du lịch với tổng giá trị 656,6 tỷ đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2004. Một số dự án lớn sẽ được triển khai là khu du lịch sinh thái tổng hợp Hồ Phú Bài, khu tưởng niệm di tích Chín Hầm, dự án làng xanh Lăng Cô, dự án đồi Vọng Cảnh, khu biệt thự cao cấp và khách sạn quốc tế thấp tầng ở Lăng Cô, khu du lịch sinh thái biển Lăng Cô - Cảnh Dương - Tư Hiền. Chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng ngày càng được nâng cao, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn, nhất là Liên hoan (Festival) Huế, tạo ấn tượng tốt và giúp quảng bá du lịch Thừa Thiên- Huế đến nhiều vùng đất nước và ở nước ngoài.
Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra đón hai triệu lượt khách, trong đó có gần 50% là khách quốc tế trong năm 2010. Ðể đạt mục tiêu trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tư. Trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế. Bước đầu, đã hình thành ba cụm du lịch chính, tập trung vào các địa bàn quan trọng: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, A Lưới, Phong Ðiền và thị trấn Thuận An. Bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên - Huế ở các thị trường được đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.
Còn 2 địa danh nổi tiếng là Chùa thiên Mụ và Núi Ngự Bình nhé
Học tốt ^^