K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2018

Gulliver du ký" là cuốn sách được cả thế giới đọc trong mấy thế kỷ qua và đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng. Đặc biệt, bạn đọc nhỏ tuổi rất yêu thích những câu chuyện phiêu lưu tưởng tượng kỳ thú, đưa các em đến thế giới của những người tí hon, bé chỉ bằng ngón chân cái, nhưng có cuộc sống chẳng khác gì những người bình thường, rồi lại được đến đất nước của những người khổng lồ, một thế giới kỳ diệu nơi những con người đầy lòng nhân ái, ngay thẳng. Ở đó, con khỉ to bằng con voi và có lần Gulliver phải rút kiếm ra chiến đấu với hai con chuột định xông vào ăn thịt mình... "Gulliver du ký" là cuốn sách của mọi lứa tuổi. Trẻ em tìm thấy ở đó những câu chuyện kỳ lạ, có người tốt, kẻ xấu. Người lớn thì rút ra được những bài học về cách xử thế ở đời. Những nhà tư tưởng thì tìm thấy những lời phê phán chua chát cái xã hội nhỏ nhen là nước Anh đã đương thời, đúng như tầm vóc tí hon của người nước Lilliput và ca ngợi tâm hồn trong sáng, cao đẹp của những người khổng lồ xứ Brobdingnag.

"Gulliver du ký" của Jonathan Swift (1667-1745), được in lần đầu năm 1726 và nhanh chóng được cả thế giới biết đến. Cuốn sách ra đời đã gần ba thế kỷ nhưng đến nay vẫn được nhiều thế hệ độc giả yêu thích và tìm đọc. "Gulliver du ký" là cuốn sách chiến đấu. Nó chống lại những những kẻ thống trị là giai cấp phong kiến và tư sản xấu xa, tàn ác, phản kháng chế độ xã hội bất công, ca ngợi lòng khoan dung, độ lượng và chủ nghĩa nhân đạo. Nhưng tất cả những ước mơ của tác giả chỉ là những tưởng tượng trong thế giới ảo nên ông dễ đi đến bi quan, chán nản.

"Gulliver du ký" là một tác phẩm châm biếm. Tác giả dùng tiếng cười, nhiều khi chua chát, để phê phán thói hư tật xấu của triều đình Lilliput. Nhiều lúc tưởng như ông bênh vực, ca ngợi nước Anh: "Tổ quốc vinh quang", "niềm tự hào của vũ trụ"... nhưng sự thật đó là những lời mỉa mai, chỉ trích sâu sắc. Cũng có khi, tưởng như ông chê bai người nước Brobdingnag "dốt nát", "thiển cận", nhưng sự thật lại là những lời ca ngợi lòng nhân ái, trung thực của những người khổng lồ.

"Gulliver du ký" là một cuốn chuyện "du ký" kể về những cuộc phiêu lưu của Gulliver, có nhiều cảnh tượng hấp dẫn, kỳ thú, nửa như thật, nửa như tưởng tượng, những câu chuyện dí dỏm nhưng mang ý nghĩa sâu xa. Những cảnh tả con tàu trong bão tố hay những con vật khổng lồ, thành phố và cung điện tí hon, chứng tỏ tài năng, óc quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Chính gì vậy, tất cả mọi người - nhất là trẻ em - sẽ còn đọc mãi "Gulliver du ký" của Jonathan Swift.

ĐỖ ĐỨC HIỂU

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2008

Phần I: Cuộc Du Lịch Đến Xứ Lilliput

Chương 1

Tác giả kể vài ba câu chuyện về bản thân và gia đình - Ông đã ham thích du lịch như thế nào - Đắm tàu - Tác giả thoát chết - Ông bơi được vào bờ biển nước Lilliput - Ông bị cầm tù và giải vào nội địa.

Chương 2

Vua nước Lilliput và đoàn tùy tùng quý tộc đến thăm tác giả lúc bị giam cầm - Miêu tả đức vua, con người và y phục - Những nhà bác học được chỉ định để dạy tiếng Lilliput cho tác giả - Vì tính tình hiền hậu, tác giả được ưu đãi người ta khám xét túi áo, kiếm và súng lục bị tịch thu.

Chương 3

Tác giả giải trí cho đức vua và nam nữ quý tộc một cách hết sức lạ lùng - Miêu tả những trò vui ở cung đình Lilliput - Tác giả được tự do với một số điều kiện.

Chương 4

Miêu tả thủ đô Lilliput, thành phố Mildendo, và cung điện nhà vua. - Câu chuyện trao đổi giữa tác giả và tổng trưởng về việc quốc gia - Tác giả đề nghị phụng sự nhà vua trong chiến tranh.

Chương 5

Nhờ một diệu kế, tác giả đánh tan cuộc xâm lăng - Đức vua phong cho tác giả một tước cao danh dự - Đại sứ nước Blefuscu cầu hòa - Dinh hoàng hậu cháy - Tác giả cứu hỏa.

Chương 6

Nhân dân Lilliput - Khoa học, luật pháp và phong tục - Giáo dục, thiếu nhi - Tác giả sống như thế nào ở xứ sở này - Tác giả bảo vệ một bà phu nhân.

Chương 7

Tác giả suýt bị kết án tử hình, vội trốn sang nước Blefuscu. Nước này nghênh tiếp tác giả như thế nào.

Chương 8

Gặp dịp may mắn, tác giả dời Blefuscu và, sau mấy phen nguy hiểm yên lành trở về Tổ quốc.

Phần II: Cuộc Du Lịch Đến Xứ Brobdingnag

Chương 1

Một trận bão lớn - Chiếc xuồng đi tìm nước ngọt – Tác giả thăm dò hòn đảo, bị bỏ quên trên đảo - Tác giả bị một thổ dân bắt và đưa về nhà một chủ trại - Cuộc đón tiếp và những chuyện sau đó - Miêu tả dân cư trên đảo.

Chương 2

Chân dung cô con gái ông chủ trại - Người ta mang tác giả ra chợ bán, rồi mang lên thủ đô - Chi tiết cuộc hành trình.

Chương 3

Tác giả được lệnh phải vào triều đình - hoàng hậu mua tác giả của ông chủ trại - Hoàng hậu giới thiệu tác cả với đức vua - Bàn luận với những nhà bác học của hoàng thượng - Sửa soạn một căn phòng cho tác giả - Tác giả trở thành thân cận của hoàng hậu và bảo vệ danh dự cho tổ quốc - Xung đột với gã lùn của hoàng hậu.

Chương 4

Miêu tả xứ sở - Đề nghị vẽ lại những bản đồ địa lý tốt hơn - Cung điện nhà vua - Mấy cảnh lượng thủ đô - Tác giả đi du lịch như thế nào - Miêu tả ngôi đền to nhất.

Chương 5

Tác giả gặp nhiều bước gian truân - Một tột phạm bị tử hình - Tác giả trổ tài trong nghề hàng hải.

Chương 6

Mấy sáng kiến làm vui lòng vua và hàng hậu - Tài chơi nhạc của tác giả - Nhà vua hỏi về nước Anh - Lời đáp của tác giả - Nhận xét của nhà vua.

Chương 7

Lòng yêu nước của tác giả - Tác giả đề đạt với vua một kiến nghị có lợi - Kiến nghị bị bác bỏ - Sự dốt nát của nhà vua về vấn đề chính trị - Việc giáo dục thiếu sót và thiển cận ở xứ này - Luật pháp - Đời sống quân sự và các đảng phái trong nước.

Chương 8

Tác giả theo vua và hoàng hậu đi chơi biển - Những chi tiết về việc tác giả dời bỏ xứ này - Trở về nước Anh.

Tập 2 - Lới giới thiệu

"Gulliver du ký" là một cuốn sách gồm bốn phần: "Gulliver đến nước Tí hon", "Gulliver đến nước Khổng lồ", Gulliver đến nước Laputa, Balnibarbi, Luggnagg, Glubbdubdrib, và Nhật bản", "Gulliver đến nước Ngựa-người".

Trước đây, Nhà xuất bản Kim Đồng đã dịch in hai phần đầu, tức là hai cuộc phiêu lưu của Gulliver đến nước Tí hon và Khổng lồ.

Lần này, Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ in tiếp hai phần sau.

Ở hai cuộc phiêu lưu sau, vẫn bằng giọng văn vừa hài hước vừa châm biếm, tác giả miêu tả chuyến đi đến Laputa, Balnibarbi, Luggnagg, Glubbdubdrib, và Nhật bản gặp toàn những điều trái với đạo lý, với cuộc sống bình thường, tiếp xúc với những con người dốt nát, kỳ quặc, thiển cận và chuyến đi đến nước Ngựa-người, tiếp xúc với những con người chưa hoàn chỉnh: Ngựa-người, dị dạng, nhưng lại rất tốt, rất trung hậu.

Ở chuyến đi này, tác giả đả kích kịch liệt những thói hư tật xấu của con người chứa chất trong giới quý tộc nước Anh.

Phải nói rằng, ở hai chuyến đi sau, tính triết lý cao hơn, châm biếm sâu cay hơn và do đó có phần cao hơn so với hai phần trước. (Ở hai cuốn phiêu lưu trước, trẻ em sẽ dễ cảm nhận hơn, ít phải suy nghẫm hơn trong khi đọc).

Tuy vậy, toàn bộ các chuyến phiêu lưu của Gulliver đều rất nên in cho trẻ em đọc. Trẻ em đọc "Gulliver du ký" sẽ thấy nhiều điều hài hước ngộ nghĩnh, sẽ tìm thấy nhiều yếu tố giải trí trong cốt truyện.

Chỉ riêng, chỉ riêng người lớn, khi đọc "Gulliver du ký" mới cảm nhận rõ rệt ý đồ sâu sắc của tác giả là thông qua những chuyến đi tưởng tượng, Jonathan Swift phê phán, chỉ trích những thói hư tật xấu, những sự dốt nát của giới quý tộc nước Anh đương thời.

NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG - 1989

Phần III: Cuộc Du Lịch Đến Xứ Laputa, Balnibarbi, Luggnagg, Glubbdubdrib, Và Nhật Bản

Chương 1

Tác giả lên đường đi du lịch lần thứ ba - Tác giả bị bọn cướp biển bắt - Người Hà Lan độc ác - Tác giả trên hoang đảo và được đón vào Laputa.

Chương 2

Tính cách và nếp sống của người Laputa - Khoa học Laputa - Quốc vương và các quần thần của Người - Cuộc tiếp đón tác giả ở hoàng cung - Những nỗi sợ hãi và báo động của người Laputa - Những người vợ Laputa.

Chương 3

Nhiệm vụ được triết học và thiên văn học hiện đại giải quyết - Những thành tựu to lớn của người Laputa trong lĩnh vực thiên văn - Phương pháp của quốc vương đàn áp cuộc khởi nghĩa.

Chương 4

Tác giả rời Laputa - Người ta cho tác giả xuống Balnibarbi - Tác giả thăm thủ đô - Mô tả thủ đô và các vùng phụ cận. Một viên quan hiếu khách tiếp tác giả - Cuộc nói chuyện với viên quan ấy.

Chương 5

Tác giả quan sát Viện Hàn Lâm ở Lagado - Mô tả chi tiết Viện hàn lâm - Các môn khoa học và nghệ thuật mà các giáo sư nghiên cứu.

Chương 6

Tiếp tục mô tả Viện hàn lâm. - Tác giả đưa ra một số cải tiến được mọi người tiếp thu với lòng biết ơn.

Chương 7

Tác giả rời Lagado. - Chuyến đi đến Maldonada. - Trên bến cảng không có một con tàu nào rời đi Luggnagg. - Tác giả thực hiện một chuyến đi ngắn đến Glubbdubdrib. Sự đón tiếp của nhà cầm quyền đảo này với tác giả.

Chương 8

Tiếp tục mô tả Glubbdubdrib - Những sửa đổi đối với lịch sử cổ đại và cận đại.

Chương 9

Tác giả quay lại Maldonada và bơi đến vương quốc Luggnagg - Tác giả bị bắt. - Người ta mời tác giả vào cung đình - Thái độ khoan dung của quốc vương với các thuộc hạ của mình.

Chương 10

Lời khen đối với người Luggnagg - Mô tả chi tiết struldbrug - Cuộc trò chuyện của tác giả về struldbrug với một số người nổi tiếng.

Chương 11

Tác giả rời Luggnagg và đi đến Nhật bản - Từ đây tác giả quay về Amsterdam trên một con tàu Hà Lan và từ Amsterdam về nước Anh.

Phần IV: Cuộc Du Lịch Đến Đất Nước Ngựa-Người

Chương 1

Tác giả rời Luggnagg và đi đến Nhật bản - Từ đây tác giả quay về Amsterdam trên một con tàu Hà Lan và từ Amsterdam về nước Anh.

Chương 2

Ngựa-người dẫn tác giả đến nhà ở của mình - Mô tả căn nhà này - Cuộc đón tiếp với tác giả - Thức ăn của Ngựa-người - Tác giả băn khoăn là mình sẽ ăn gì ở đất nước này - Lối thoát khỏi tình thế khó xử - Ở đây tác giả đã ăn uống như thế nào.

Chương 3

Tác giả chăm chỉ học tiếng đại phương. - Ngựa-người chủ nhân của tác giả giúp ông học tập. - Ngôn ngữ Houyhnhnm. - Nhiều Ngựa-người quý tộc đến xem tác giả. - Ông kể vắn tắt các chuyến du lịch của mình cho chủ nhân.

Chương 4

Khái niệm của Người-ngựa về chân lý và sự giả dối. - Câu chuyện của tác giả dẫn tới sự công phẫn của chủ nhân. - Chuyện kể chi tiết hơn của tác giả về mình và các chuyến đi của mình.

Chương 5

Theo đề nghị của chủ nhân tác giả giới thiệu cho ông về tình hình đất nước Anh. - Các nguyên nhân chiến tranh giữa các quốc gia châu Âu. - Tác giả bắt đầu trình bày về hiến pháp Anh.

Chương 6

Tiếp tục mô tả nước Anh. - Vai trò của thủ tướng hay người đứng đầu cung đình châu Âu.

Chương 7

Tình yêu của tác giả với Tổ quốc. - Các nhận xét của chủ nhân với chính thể Anh. - Các quan sát của ông đối với bản chất con người.

Chương 8

Tác giả mô tả một số đặc điểm của Yahoo. - Những Ngựa-người tốt bụng vĩ đại. - Sự giáo dục thế hệ trẻ. - Tổng Hội đồng của các Ngựa-người.

Chương 9

Các cuộc thảo luận lớn của hội đồng Ngựa-người. - Những công việc của Ngựa-người. - Các công trình của họ. - Các nghi lễ mai táng. - Những thiếu sót trong ngôn ngữ của họ.

Chương 10

Công việc nội trợ của tác giả và cuộc hạnh phúc của ông giữa Ngựa-người. - Ông hoàn thiện các phẩm hạnh. - Chủ nhân báo cho tác giả biết ông cần phải rời khỏi đất nước này. - Nỗi tuyệt vọng của tác giả khi nghe tin này. - Nhờ sự giúp đỡ của những người hầu tác giả sửa chữa con thuyền cho mình. - Tác giả ra khơi tùy vào may rủi.

Chương 11

Chuyến du lịch nguy hiểm. - Tác giả đến New Zealand và dự định ở lại đó. - Một thổ dân đã bắn tên khiến ông bị thương. - Ông bị bắt và cưỡng bức nhốt trong con tàu Bồ Đào Nha. - Thuyền trưởng đối xử tử tế với ông. - Tác giả quay trở lại nước Anh.

Chương 11

Sự ngay thật của tác giả. - Các mục tiêu mà ông đeo đuổi khi công bố tuyển tập này. - Ông chỉ trích các nhà du lịch xa rời chân lý. - Tác giả chứng minh mình không có ý định xấu khi viết cuốn sách này. - Trả lời lại một phản đối. - Phương pháp thiết chế thực dân. - Ca ngợi Tổ quốc. - Quyền lực hiển nhiên của vương miện ở các nước mà tác giả mô tả. - Khó khăn khuất phục họ. - Tác giả chia tay hoàn toàn với các độc giả. - Ông trình bày kế hoạch sống tương lai của mình, đưa ra những lời khuyên tốt và kết thúc cuốn sách.
PHẦN I: CUỘC DU LỊCH ĐẾN XỨ LILLIPUT - CHƯƠNG 1

Cha tôi có một trang trại nhỏ tại vùng Nottingham. Cha tôi có năm con trai, tôi là thứ ba. Năm mười bốn tuổi, tôi đến Cambridge theo học trường Emanuel. Ba năm trời, tôi học chăm chỉ. Chẳng may, số tiền nuôi tôi ăn học tuy chẳng đáng là bao, nhưng số tiền ấy cũng đã trở thành một gánh nặng cho gia đình vốn nghèo túng. Thế là tôi bị gửi đi tập việc tại nhà giải phẫu danh tiếng của ông James Bates, một nhà giải phẫu nổi tiếng ở Luân Đôn. Tôi tập việc ở đấy bốn năm. Thỉnh thoảng, cha tôi gửi cho tôi ít tiền. Tôi dùng số tiền này để học nghề hàng hải và những môn toán cần thiết cho người đi biển, bởi vì tôi luôn luôn nghĩ rằng, một ngày mai đây, đó phải là số mệnh của tôi. Sau khi từ biệt ông Bates, tôi trở về nhà. Cha tôi, chú tôi là John cùng vài ba người họ hàng thân thân nữa gom góp cho tôi món tiền bốn mươi sterling và hứa hằng năm sẽ cung cấp cho tôi ba mươi sterling để tôi ăn học ở Leyden. Tôi học ngành thuốc trong thời gian hai năm, bảy tháng, tôi biết rằng nghề chữa bệnh này rất cần thiết cho những cuộc du lịch lâu dài.

Ở Leyden về nhà chẳng được bao lâu, tôi được ông Bates giới thiệu cho làm một chân thầy thuốc trên tàu Con Nhạn, dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Abraham Pannel. Tôi làm việc với ông ta ba năm ruỡi, đi một vài chuyến sang vùng biển phương Đông và vài ba nơi khác trên thế giới. Về đến nhà, tôi quyết định ở lại Luân Đôn. Ông Bates khuyến khích tôi ở lại, giới thiệu cho tôi nhiều bệnh nhân của ông. Tôi thuê một ngôi nhà nhỏ ở xóm Jewry. Nghe lời mọi người khuyên nên lấy vợ, tôi cưới cô Mary Burton, con gái thứ hai ông Edmund Burton, một người làm nghề khâu mũ vải ở phố Newgate. Tôi được hưởng của hồi môn trị giá bốn trăm sterling.

Nhưng hai năm sau, ông Bates - thầy học của tôi - qua đời. Tôi vốn ít giao thiệp nên công việc bắt đầu sút dần, vì lương tâm không cho phép tôi bắt chước dùng những mánh khóe như một số bạn đồng nghiệp. Sau khi bàn bạc với vợ tôi và mấy người bạn, tôi quyết định lại đi biển. Tôi nhận chân thầy thuốc trên hai con tàu. Và trong sáu năm trời, tôi đã đi nhiều chuyến sang Nam Dương và sang Mỹ. Nhờ vậy mà số tiền tôi để dành đã được kha khá. Những lúc rỗi, tôi có đọc các tác giả cổ kim hay nhất, vốn lúc nào tôi cũng mang theo sách bên mình. Khi lên đất liền, tôi quan sát phong tục tập quán của người địa phương và học tiếng nói của họ, vì trí nhớ của tôi rất tốt nên tôi học khá dễ dàng.

Chuyến đi cuối cùng của tôi không may mắn lắm, nên tôi chán nghề đi biển và quyết định ở nhà với vợ con. Tôi dời nhà khỏi khu Old Jewry, sang khu Fetter Lane, rồi sang khu Wapping, với niềm hy vọng kiếm được nhiều việc làm với anh em thủy thủ. Nhưng tôi đã tính toán sai. Sau ba năm cố gắng thu xếp công việc không có kết quả, tôi nhận lời thuyền trưởng William Prichard, chỉ huy tàu Antelope đi về biển phương Nam. Ngày 4 tháng 5 năm 1699, chúng tôi dời bến Bristol. Thoạt đầu, chuyến đi rất thuận buồm xuôi gió.

Tôi sẽ làm bạn đọc khó chịu nếu tôi kể tỉ mỉ với các bạn những cuộc phiêu lưu trên mặt biển phương Nam. Bạn đọc chỉ cần biết rằng, khi chúng tôi đang tiến về phía quần đảo Nam Dương, thì một cơn bão dữ dội cuốn thuyền chúng tôi về hướng tây bắc miền Van Diemen. Khi định được phương hướng, chúng tôi thấy mình đang ở vĩ tuyến nam 30 độ 2 phút. Mười hai người trong đoàn thủy thủ đã chết vì kiệt sức và thiếu ăn, những người còn sống trông rất thảm hại. Ngày 5 tháng mười một nghĩa là vào đầu mùa hè ở cái phần quả địa cầu này, qua màn sương mù dày đặc một thủy thủ bỗng thấy một mỏm đá cách tàu có một sải tay. Nhưng gió thổi mạnh quá, tàu đâm sầm vào tảng đá. Sáu anh em chúng tôi thả được chiếc sà-lúp xuống biển, cố sức bơi xa con tàu và mỏm đá. Chèo mãi, chèo mãi, chúng tôi đi được ba dặm. Nhưng kiệt sức vì những công việc chống chọi trên con tàu lúc trước nên chúng tôi không còn hơi để chèo nữa và chúng tôi mặc cho sóng cuốn di. Khoảng nửa giờ sau, một cơn gió giật lật úp sà-lúp.

Số phận năm người bạn và những thủy thủ mắc ở mỏm đá, tôi không biết ra sao. Nhưng chắc họ chết cả rồi. Một mình tôi cứ thế bơi theo hướng gió thổi và thủy triều. Nhiều khi tôi đưa chân quờ quạng xem đã tới đất chưa, nhưng chẳng thấy gì. Đúng lúc tôi đã kiệt sức, định bỏ cuộc chiến đấu, thì chân tôi chạm tới đất, lúc này bão đã ngớt. Dốc thoai thoải kéo dài nên tôi phải lần đi gần một dặm mới tới bờ. Lúc ấy chắc đã tám giờ tối. Tôi tiếp tục đi gần nửa dặm nữa mà chẳng thấy dấu vết nhà cửa hay bóng người. Hoặc, vì mệt quá nên tôi chẳng trông thấy gì. Đã kiệt sức lại thêm nóng bức, và tôi đã uống nửa chai rượu mạnh lúc dời bỏ con tàu, nên lúc này tôi buồn ngủ quá. Tôi nằm lăn xuống bãi cỏ rất mịn, ngủ một giấc say như chết khoảng chín tiếng đồng hồ, vì lúc thức dậy, trời đã hửng sáng. Tôi cố ngồi dậy nhưng không sao động đậy được. Đúng thế, lúc ấy tôi nằm ngửa, tôi thấy hai tay hai chân tôi bị trói chặt xuống đất, cả cái mớ tóc dài và rậm của tôi cũng bị buộc chặt xuống đất. Cả mình tôi, suốt từ nách đến đùi, đầy những dây rợ mỏng manh chằng chịt. Tôi chỉ có thể nằm ngửa nhìn trời mà thôi. Mặt trời đã lên cao làm tôi chói cả mắt. Tôi nghe thấy tiếng rì rầm, nhưng tôi nằm kiểu ấy nên chẳng thấy gì ngoài bầu trời. Một lát sau, tôi thấy một cái gì động đậy, bò bò trên chân trái tôi, nhẹ nhàng tiến lên đến ngực, rồi đến cằm. Tôi cố hết sức cúp mắt nhìn xuống thì thấy đó là một người bé tí xíu cao độ 6 inch, tay cung, tay tên, lưng đeo một cái ống đựng tên. Cùng lúc ấy, tôi đoán phỏng chừng bốn mươi người khác, cũng cỡ ấy đang đi theo anh ta.

Kinh ngạc hết sức, tôi gầm lên làm cả toán khiếp hãi bỏ chạy tán loạn. Sau này, người ta kể cho tôi biết số người tí hon ấy xô nhau nhảy từ sườn tôi xuống đất đã bị thương. Nhưng rồi họ quay trở lại và một người liều mình đến tận mặt tôi xem cho rõ, rồi mắt nhìn lên trời, hai tay giơ cao lên, ra vẻ thán phục lắm và kêu lên một tiếng tuy the thé nhưng rõ ràng: Hekinah degul. Những người khác nhắc lại nhiều lần những tiếng ấy, nhưng tôi chẳng hiểu gì hết. Trong khi ấy, tôi cứ nằm trong cái thế rất bất tiện, như bạn đọc có thể hình dung được. Sau cùng, tôi lấy hết sức bình sinh để tự giải phóng, may thay những dây trói và cọc buộc tay trái tôi đứt bung. Tôi giơ tay lên mặt và biết cách họ đã trói tôi như thế nào. Cùng lúc ấy, tôi lắc đầu mạnh một cái và thấy đau điếng. Những dây buộc tóc tôi về phía trái chùng lại một chút, thế là tôi có thể ngóc đầu được vài phân. Nhưng, những chú bé tí hon ấy lại ù té chạy, tôi chẳng bắt được chú nào. Rồi những tiếng hò vang dậy. Sau đó một người hô to: tolgo phonac. Bỗng tôi thấy hàng trăm mũi tên cắm phập vào bàn tay trái, như hàng trăm mũi kim. Họ còn bắn một loạt súng lên không, như thể ta bắn đại bác vậy. Nhiều mũi tên bắn trúng người tôi (mặc dù tôi chẳng cảm thấy gì), bắn trúng mặt tôi, tôi vội vàng đưa bàn tay trái lên che mặt. Khi cơn mưa tên chấm dứt, tôi rên lên vì buồn bực và đau đớn. Tôi cố giằng cho đứt dây trói một lần nữa, tức thì lại một trận mưa tên vèo vèo, mau hơn đợt trước. Một số kẻ còn lấy giáo đâm vào sườn tôi. Cũng may tôi mặc cái áo da trâu, nên không sao cả. Tôi nghĩ không nên động đậy nữa là khôn hơn cả và định cứ nằm ì ra đó đến tận đêm tối, khi đó tôi sẽ dùng tay trái để cởi tất cả dây trói. Còn đối với dân cư xứ này, tôi tính một mình tôi có thể đương đầu với một đoàn quân lớn, miễn là người nào cũng bé nhỏ như những người tôi vừa trông thấy. Tôi có ý định như vậy, nhưng số phận lại quyết định cách khác. Thấy tôi nằm im, họ thôi không bắn nữa. Nghe tiếng ầm ầm, tôi biết là họ kéo đến ngày một đông hơn. Cách tôi chừng hai fathom [1] về bên tay phải, tôi nghe thấy tiếng những người thợ đang đóng cái gì. Tôi cố hết sức ngoái đầu lại và nhìn thấy một cái bục cao có bốn người đứng và có hai hay ba cái thang.

Đứng trên bục, một người có vẻ quyền cao chức trọng đang đọc một bài diễn văn dài cho tôi nghe, nhưng tôi chẳng hiểu được đến một chữ. Nhưng trước tiên, cần biết rằng trước khi đọc bản hiệu triệu, nhân vật này đã kêu lên ba lần: lang ro dehul san (những tiếng này, cũng như những tiếng tôi đã kể bên trên, sẽ được nhắc lại và sẽ được giải thích ở bên dưới). Sau bài diễn văn, chừng năm chục người đến cắt những sợi dây buộc phía đầu bên trái tôi, thế là tôi tha hồ ngoảnh sang bên phải để quan sát dáng điệu của người vừa đọc diễn văn. Có lẽ anh ta trạc tuổi trung niên và trông có vẻ bệ vệ hơn ba anh kia. Một anh là người hầu, bởi vì tôi thấy anh này nâng vạt áo sau của anh trước và chỉ nhỉnh hơn ngón tay giữa của tôi một chút. Hai người khác thì kẻ đứng bên phải, người đứng bên trái để giúp anh ta. Quả anh ta là một nhà hùng biện có tài, tôi có thể nhận thấy nhiều đoạn đe dọa và nhiều đoạn hứa hẹn, rộng lượng và khoan dung. Tôi đáp lại vài ba lời bằng một giọng quy phục, tay trái giơ lên và mắt ngước nhìn mặt trời như thể muốn là trời làm chứng giám. Tôi đói gần chết, bởi vì trước khi dời con tàu, từ lâu tôi không được ăn uống gì. Thôi thì mặc những phép tắc của lối xã giao tối thiểu, bởi vì dạ dày tôi lúc đó đang gào thét, tôi nóng lòng nóng ruột đưa ngay mấy ngón tay vào mồm, ra ý đòi ăn. Viên quan hurgo (tiếng gọi viên quan đại thần, theo như tôi hiểu từ ấy) hiểu ngay. Ông ta xuống đất và ra lệnh cho bắc nhiều thang bên sườn tôi. Trên một trăm người leo lên thang, tiến về phía miệng tôi, họ vác những thúng thịt đầy ăm ắp. Những thức ăn đó đã được chuẩn bị và cung cấp theo lệnh của nhà vua, ngay từ khi vua được tin tôi đến xứ sở của ngài. Tôi nhận ra các loại thịt của một thú vật, nhưng không phân biệt được đích xác thịt gì. Có thịt vai, có chân giò, lườn, thái từng miếng như thịt cừu, làm rất khéo nhưng nhỏ hơn cánh chim cắt. Tôi nhai hai ba miếng một lần và chén một miếng ba khoanh bánh to bằng viên đạn súng hỏa mai. Những người tí hon ra sức xúc rất nhanh cho tôi, ai nấy đều tỏ vẻ hết sức thán phục và ngạc nhiên trước cái thân hình khổng lồ và sức ăn ghê gớm của tôi. Sau đó tôi ra hiệu muốn uống nước. Thấy tôi ăn nhiều như thế, những người tí hon đoán chắc tôi uống không ít. Rất khéo léo và tài tình, họ đưa được lên bàn tay tôi cái thùng ton-nô to nhất rồi tháo nắp ra. Tôi uống một hơi cạn thùng, cái đó chẳng có gì lạ, bởi vì nó chỉ bằng một chén nước, vị gần giống như rượu vang Burgundy hảo hạng và ra hiệu còn muốn uống nữa, nhưng không còn thùng nào. Sau khi thấy tôi lập những chiến công lừng lẫy như vậy, họ hò reo vui vẻ và vừa nhảy múa trên ngực tôi vừa nhắc lại nhiều lần mấy tiếng lúc trước: hekinah degul. Họ ra hiệu cho tôi ném hai cái thùng xuống. Họ hét lên mấy tiếng: borach mevolah để bảo mọi người tránh ra xa. Khi thấy mấy cái thùng tung lên trời, họ đồng thanh reo lên: hekinah degul. Thú thật là khi họ đi đi lại lại trên người tôi, lắm lúc tôi muốn túm lấy bốn, năm chục chú, vứt xuống đất. Nhưng nhớ lại sự đau đớn, và chắc đó chưa phải là những đòn đau nhất họ có thể dành cho tôi, và nhớ lại lời hứa danh dự khi tôi có vẻ quy phục, tôi vội vàng bỏ cái ý định điên rồ ấy đi. Thêm nữa, bây giờ tôi tự coi như đã bị ràng buộc vào những quy tắc của một người khách đối với một dân tộc đã đón tiếp tôi một cách khoan dung và trang trọng như vậy. Và, càng suy nghĩ, tôi càng khâm phục lòng can đảm của những chú bé tí hon đã có gan trèo lên mình tôi, đi đi lại lại trong khi một tay tôi không bị trói, và họ không hề run sợ khi trông thấy một sinh vật kỳ dị như tôi. Một lát sau, thấy tôi không đòi ăn nữa, một viên quan đại thần, nhân danh đức vua, ra trước mắt tôi. Ông ta trèo lên chân phải tôi, cùng mười hai người tùy tùng tiến lên mặt tôi.

Ông quan đại thần mở ra một giấy ủy nhiệm có áp triện rồng rồi đặt trước mặt tôi, ông ta nói một hồi đến mười phút, giọng không có gì giận dữ nhưng rất kiên quyết, nhiều lần giơ tay về một phía - sau này tôi mới hiểu là phía thủ đô, cách khoảng nửa dặm, nơi hoàng thượng cùng Hội đồng đã quyết nghị dời tôi về đấy. Tôi đáp lại vài ba tiếng, nhưng mất công toi. Tôi liền lấy tay trái làm hiệu tôi muốn được hoàn toàn tự do, bằng cách áp tay trái vào cánh tay phải - cố tránh giơ tay qua đầu viên quan, sợ đụng phải ông ta và đoàn tùy tùng. Hình như ông ta hiểu cả, bởi vì ông ta lắc đầu và lấy tay làm hiệu cho tôi biết rằng tôi sẽ bị khiêng đi như một người tù. Song, ông ta lại ra hiệu cho tôi biết, tôi sẽ được ăn uống đầy đủ và sẽ được đối đãi tốt. Thấy vậy, một lần nữa, tôi muốn dứt những dây trói. Nhưng nghĩ đến nhưng mũi tên cắm tua tủa trên mặt và tay, nay nhiều nốt đã sưng vù và còn nhiều mũi tên vẫn cắm chặt vào thịt, tôi đành quyết định phải quy phục không điều kiện. Thế là viên Hurgo và đoàn tùy tùng rút lui với những lễ nghi rất lịch sự. Một lát, tôi nghe thấy tiếng hò reo, mấy tiếng: peplom selan luôn luôn được nhắc lại. Tôi cảm thấy một đoàn người rất đông đang nới bớt dây trói cho tôi ở phía sườn bên trái. Thế là tôi có thể quay mình sang bên phải, cứ thế đái một bãi to tướng, nhẹ hẳn người. Những người xung quanh hết sức ngạc nhiên, họ thấy tôi cử động và đoán được tôi sẽ làm gì, nên tức khắc giạt ra hai bên để tránh con suối cứ tồ tồ và dữ dội phun ra từ người tôi. Trước đó, họ xoa lên mặt và tay tôi một thứ dầu thơm mát, làm cho chỉ vài phút sau những vết thương dịu hẳn đi. Đã dễ chịu như thế, lại thêm một bữa ăn uống no nê, nhiều chất bổ, nên tôi buồn ngủ díp mắt lại. Tôi đánh một giấc tám tiếng đồng hồ liền - sau này người ta bảo tôi như vậy. Cái đó chẳng có gì lạ, bởi vì, theo lệnh của nhà vua, thầy thuốc đã pha thuốc ngủ vào hai thùng rượu.

Hình như vừa thấy tôi nằm ngủ trên bờ biển, người ta báo tin ngay cho đức vua. Hội đồng họp và quyết nghị tôi sẽ bị trói như đã kể bên trên (tôi bị trói lúc ban đêm, khi tôi ngủ li bì), thức ăn và đồ uống được đưa đến cho tôi và người ta chuẩn bị một cái xe để chở tôi về thủ đô.

Theo tôi, quyết định cuối cùng này táo bạo và nguy hiểm. Và tôi tin rằng, trong những trường hợp tương tự, không một ông vua nào ở châu Âu dám làm như thế cả. Song, theo tôi nghĩ, đó là một hành động khôn ngoan và độ lượng. Bởi vì, giả dụ những người tí hon này định giết tôi bằng cung tên và giáo mác trong lúc tôi ngủ, tôi có thể bị đau mà thức dậy, lúc ấy, tôi sẽ phát cáu lên, và sức khỏe có thể tăng gấp bội, đủ để dứt tung dây trói. Thế là, họ đâu có đủ sức chống lại tôi, họ có thể bị giết sạch.

Những người tí hon là những nhà toán học tuyệt vời và có một kỹ thuật hoàn hảo, bởi vì đức vua của họ vốn nổi tiếng là ưu đãi các nhà khoa học, thường khuyến khích nghiên cứu các công trình kỹ thuật. Vua có nhiều máy đặt trên bánh xe để chuyên chở gỗ và các đồ vật nặng khác. Nhiều khi, vua cho đóng tàu chiến lớn ở ngay trong rừng (có những chiếc tàu dài tới chín mươi foot[2]) và cho vận chuyển đến tận biển, cách đó có khi tới một trăm rưỡi hay hai trăm fathom.

Năm trăm thợ mộc và kỹ sư tức khắc được huy động để làm ngay một cái máy đồ sộ nhất. Đó là một cái khung bằng gỗ, cao hơn mặt đất ba inch dài chừng bảy foot, rộng bốn foot, đặt trên hai mươi hai bánh xe. Những tiếng hò reo tôi nghe thấy lúc nãy là do người ta thấy cái máy ấy được chuyển tới. Cái máy được hoàn thành không quá bốn tiếng đồng hồ. Người ta đặt nó song song với chiều tôi nằm. Điều khó nhất là nhấc được tôi và đặt lên xe. Hai mươi hai cái cọc cao một foot đã được nối bằng những cái móc, móc vào nhưng dây băng dài quấn quanh cổ, tay, chân và mình tôi. Chín trăm người được lựa chọn cẩn thận, có trách nhiệm kéo những dây thừng buộc vào cột có bánh xe. Thế là chưa đến ba tiếng đồng hồ, người ta nhấc được tôi lên và đặt trên xe, rồi trói chặt tôi lại. Tất cả những câu chuyện này, về sau tôi được nghe kể lại, bởi vì lúc ấy tôi ngủ li bì. Một nghìn rưỡi con ngựa khỏe nhất của vua - mỗi con cao chừng bốn inch rưỡi - kéo tôi về thủ đô, ở cách đấy một nửa dặm, như tôi đã nói.

Chúng tôi lên đường được chừng bốn giờ thì bất thần một việc làm ngu ngốc đánh thức tôi dậy. Lúc ấy, chiếc xe dừng lại một lát để sửa một bộ phận bị trục trặc, ba hay bốn cậu thanh niên tò mò muốn xem tôi lúc ngủ. Các cậu leo lên xe, rón rén tiến đến mặt tôi. Một cậu - một sĩ quan cận vệ - lấy ngọn giáo thọc khá sâu vào lỗ mũi bên trái của tôi. Tôi thấy buồn buồn như có cọng rơm cù lỗ mũi, liền hắt hơi một cái. Thế là các cậu nhanh nhẹn lủi mất. Ba tuần lễ sau tôi mới biết tôi bị đánh thức dậy như thế nào. Suốt ngày hôm ấy, chúng tôi đi như vậy. Đêm đến, năm trăm người canh gác tôi, cả bên phải và bên trái, kẻ cầm đuốc, người cầm tên và nỏ, tư thế sẵn sàng nhả tên nếu tôi động đậy. Khi mặt trời mọc, chúng tôi lại đi, đến giữa trưa, thì còn cách cổng thành chừng một trăm fathom. Hoàng thượng và cả triều đình ra đón chúng tôi nhưng các vị tướng cao cấp nhất định không để cho hoàng thượng leo lên mình tôi, sợ nguy hiểm đến tính mệnh.

Nơi cỗ xe đỗ có một ngôi đền cổ, là nơi rộng nhất vương quốc. Cách đây mấy năm, ở nơi này xảy ra một vụ giết người gớm ghiếc, nên theo tôn giáo của xứ sở nơi đó bị coi là một nơi uế tạp. Bởi vậy, nó chỉ còn dùng vào việc bình thường, mọi vật trang hoàng, bàn ghế đều bị mang đi hết. Đấy, tôi phải ở nơi như thế. Cái cổng lớn quay về phương bắc, cao bốn foot, rộng gần hai foot tôi có thể bò toài vào một cách dễ dàng. Hai bên cổng có cửa sổ cao hơn mặt đất gần sáu inch. Những thợ rèn của nhà vua đã luồn qua cửa sổ bên trái chín mươi mốt cái xích to bằng dây đeo đồng hồ của phụ nữ châu Âu, người ta quấn dây xích vào cổ chân tôi rồi khóa lại bằng ba mươi sáu cái khóa. Bên kia đường cái, trước mặt ngôi đền, cách xa chừng hai mười foot, có một cái tháp cao ít nhất là năm foot. Vua thường leo lên đấy cùng với các quan đại thần để nhìn tôi - sau này người ta kể lại cho tôi biết, bởi vì tôi không thể trông thấy họ. Người ta ước tính có đến trên mười vạn dân thủ đô ra ngoại thành để xem tôi. Và mặc dù lính gác ngăn cản, tôi tính có đến một vạn người dùng thang leo lên mình tôi. Về sau, một sắc lệnh cấm mọi người làm như vậy, ai vi phạm sẽ bị xử tử. Khi những người thợ chắc chắn rằng tôi không thể dứt xiềng xích ra được, người ta mới cởi mọi dây trói. Thế là tôi ngồi dậy, lòng buồn tê tai. Thấy tôi ngồi dậy, mọi người tỏ vẻ sửng sốt và ngạc nhiên không sao tả được. Xích quấn chân trái tôi dài khoảng sáu foot, khiến tôi không những đi lại được một nửa vòng tròn, mà còn có thể bò toài được vào ngôi đền và nằm dài trong đó.

2 tháng 4 2018

Phần I: Cuộc Du Lịch Đến Xứ Lilliput

Chương 1

Tác giả kể vài ba câu chuyện về bản thân và gia đình - Ông đã ham thích du lịch như thế nào - Đắm tàu - Tác giả thoát chết - Ông bơi được vào bờ biển nước Lilliput - Ông bị cầm tù và giải vào nội địa.

Chương 2

Vua nước Lilliput và đoàn tùy tùng quý tộc đến thăm tác giả lúc bị giam cầm - Miêu tả đức vua, con người và y phục - Những nhà bác học được chỉ định để dạy tiếng Lilliput cho tác giả - Vì tính tình hiền hậu, tác giả được ưu đãi người ta khám xét túi áo, kiếm và súng lục bị tịch thu.

Chương 3

Tác giả giải trí cho đức vua và nam nữ quý tộc một cách hết sức lạ lùng - Miêu tả những trò vui ở cung đình Lilliput - Tác giả được tự do với một số điều kiện.

Chương 4

Miêu tả thủ đô Lilliput, thành phố Mildendo, và cung điện nhà vua. - Câu chuyện trao đổi giữa tác giả và tổng trưởng về việc quốc gia - Tác giả đề nghị phụng sự nhà vua trong chiến tranh.

Chương 5

Nhờ một diệu kế, tác giả đánh tan cuộc xâm lăng - Đức vua phong cho tác giả một tước cao danh dự - Đại sứ nước Blefuscu cầu hòa - Dinh hoàng hậu cháy - Tác giả cứu hỏa.

Chương 6

Nhân dân Lilliput - Khoa học, luật pháp và phong tục - Giáo dục, thiếu nhi - Tác giả sống như thế nào ở xứ sở này - Tác giả bảo vệ một bà phu nhân.

Chương 7

Tác giả suýt bị kết án tử hình, vội trốn sang nước Blefuscu. Nước này nghênh tiếp tác giả như thế nào.

Chương 8

Gặp dịp may mắn, tác giả dời Blefuscu và, sau mấy phen nguy hiểm yên lành trở về Tổ quốc.

Phần II: Cuộc Du Lịch Đến Xứ Brobdingnag

Chương 1

Một trận bão lớn - Chiếc xuồng đi tìm nước ngọt – Tác giả thăm dò hòn đảo, bị bỏ quên trên đảo - Tác giả bị một thổ dân bắt và đưa về nhà một chủ trại - Cuộc đón tiếp và những chuyện sau đó - Miêu tả dân cư trên đảo.

Chương 2

Chân dung cô con gái ông chủ trại - Người ta mang tác giả ra chợ bán, rồi mang lên thủ đô - Chi tiết cuộc hành trình.

Chương 3

Tác giả được lệnh phải vào triều đình - hoàng hậu mua tác giả của ông chủ trại - Hoàng hậu giới thiệu tác cả với đức vua - Bàn luận với những nhà bác học của hoàng thượng - Sửa soạn một căn phòng cho tác giả - Tác giả trở thành thân cận của hoàng hậu và bảo vệ danh dự cho tổ quốc - Xung đột với gã lùn của hoàng hậu.

Chương 4

Miêu tả xứ sở - Đề nghị vẽ lại những bản đồ địa lý tốt hơn - Cung điện nhà vua - Mấy cảnh lượng thủ đô - Tác giả đi du lịch như thế nào - Miêu tả ngôi đền to nhất.

Chương 5

Tác giả gặp nhiều bước gian truân - Một tột phạm bị tử hình - Tác giả trổ tài trong nghề hàng hải.

Chương 6

Mấy sáng kiến làm vui lòng vua và hàng hậu - Tài chơi nhạc của tác giả - Nhà vua hỏi về nước Anh - Lời đáp của tác giả - Nhận xét của nhà vua.

Chương 7

Lòng yêu nước của tác giả - Tác giả đề đạt với vua một kiến nghị có lợi - Kiến nghị bị bác bỏ - Sự dốt nát của nhà vua về vấn đề chính trị - Việc giáo dục thiếu sót và thiển cận ở xứ này - Luật pháp - Đời sống quân sự và các đảng phái trong nước.

Chương 8

Tác giả theo vua và hoàng hậu đi chơi biển - Những chi tiết về việc tác giả dời bỏ xứ này - Trở về nước Anh.

MK CHỈ KỂ TÓM TẮT THÔI NHA MUỐN ĐẦY ĐỦ THÌ BN LÊN MẠNG MÀ XEM NHA

11 tháng 3 2018

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn NguyễnTuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .

Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao trùm cả mặt biển , không nom thấy đảo xa chỉ thấymột màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt nhưmột bản tình ca không lời bất tận.

Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả nhữngngười dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đổi màu, Một màu thật tuyệt.

Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt , lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời , hòa quyện cùng màu xanh củanước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô.Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.

Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như một bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

11 tháng 3 2018

Trả lời

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh  rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.

~Hok tốt~

9 tháng 2 2018

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-c117a17013.html#ixzz56Zzx60cg

10 tháng 8 2016

mik phải tưởng tượng ra

Vd mik và nga đã xảy ra xích mích với nhau(nêu cuộc đối thoại cho hấp dẫn)

mik đổ tội cho nga là lấy bút của mik

.......(kể ra cho hấp dẫn)

 

10 tháng 8 2016

-Trong h ... ,mình được cô giáo khen

- Ra chơi,huyênh hoang với ban bè

- Biết là tiết sau kiểm tra nhưng không học

- Cô giáo bước vào lớp, ra đề

-Đề khó (vì không ôn bài)

- Nhìn quanh lớp, các bạn đang miệt mài làm

- Lo lắng, trả lời lung tung vào bài kiểm tra

- 15' sau, cô giáo thu bài

- Cuối h, buồn khi biết mình bị điểm kém

- Rút ra bài học quý giá cho bản thân

17 tháng 4 2022

câu 14 : A

câu 15:A

tự luận :

câu 1:

nội dungnước văn langnước âu lạc
thời gian ra đờiNhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCNnước văn lang:thành lập vào khoảng năm 208 TCN 
đứng đầu nhà nướcHùng Vương An Dương Vương.
kinh đôKinh đô cổ của quốc gia Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước nằm trên một vùng rộng lớn từ ngã Ba Hạc- Nơi hợp lưu của ba dòng sông lớn Hồng- Lô- Đà đến chân núi Nghĩa Lĩnh ( Núi Hùng- Núi Cả). Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc

câu 2:

 – Đồng bào: tức là cùng sinh ra từ một bào thai có ý nghĩa tất cả chúng ta, những người con đất Việt, đều mang chung một dòng máu, đều có chung cội nguồn của mình, đều là những người anh em ruột thịt một nhà

 – ” Tương thân tương ái” nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp.

 

17 tháng 4 2022

Mình cảm ơn ạ, cảm ơn rất nhìu🥰

3 tháng 8 2016

anh yêu em

3 tháng 8 2016

Ngậm mồm chưa uống thuốc ak

 

13 tháng 12 2021

better

friendly

plentiful

unpleasant

polluted

permanently

accessible

boring - bored

peaceful

13 tháng 12 2021

cảm ơn nhiều

5 tháng 9 2021

mỗi lần đăng chỉ đc 1 hỏi bài thôi bạn đăng dài thế không ai trả lời đâu

5 tháng 9 2021

ối

14 tháng 5 2019

Câu kể dùng để kể

– Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.