K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2018

Bác có tinh thần làm việc rất cao. Bác thường bảo : "Làm nghề gì cũng phải có cái tâm và lòng yêu nghề." Để hoàn thành một sản phẩm như tủ, bàn ghế v.v..., phải qua nhiều công đoạn. Công việc đầu tiên là chọn gỗ tốt rồi mang đi phơi cho chín. Khi làm việc, cạnh bên bác có đủ thứ đồ nghề : cưa, bào, đục, búa, kềm, đinh vít v.v...

Cạnh nhà em có nhà bác Phúc, bác ấy là một thợ mộc lâu năm, rất nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.

Năm nay, bác Phúc đã ngoài năm mươi, tóc bạc khá nhiều. Là dân lao động từ nhỏ nên bác có thân hình vạm vỡ, chiếc ngực lực lưỡng, bắp tay săn chắc. Suốt ngày chăm chú vào công việc, bác ít tiếp xúc với mọi người. Dù vậy, tính tình bác rất cởi mở, em có dịp được trò chuyện và nhìn ngắm bác làm việc.

Bác có tinh thần làm việc rất cao. Bác thường bảo : "Làm nghề gì cũng phải có cái tâm và lòng yêu nghề." Để hoàn thành một sản phẩm như tủ, bàn ghế v.v..., phải qua nhiều công đoạn. Công việc đầu tiên là chọn gỗ tốt rồi mang đi phơi cho chín. Khi làm việc, cạnh bên bác có đủ thứ đồ nghề : cưa, bào, đục, búa, kềm, đinh vít v.v...

Một thanh gỗ sần sùi, lam nham được bác đặt lên một băng ghế dài gọi là con ngựa. Một chân buông thõng xuống đất, chân kia gác lên ghế, bác cúi rạp người xuống như phi ngựa để bào. Các dăm bào cuồn cuộn tuôn ra như từng lọn tốc xoăn tít thơm nồng mùi gỗ. Bác dừng lại, lấy chiếc bút chì trên vành tai xuống để kẻ rồi đo lại cho chính xác, bác tiếp tục bào, đánh giấy nhám, từng vân gỗ hiện lên rất đẹp mắt. Tỉ mỉ và khéo léo nhất là lúc bác đục các mộng để ráp khung. Rất chính xác và tài tình. Công việc cứ thế tiếp diễn đến khi hoàn thành sản phẩm. Chiếc tủ được khoác cái áo nâu bóng bằng lớp véc-ni được bác đánh rất đều tay. Có nhìn tận mắt mới thấy hết cái tài của người thợ mộc.

Nghề nào cũng quý, cũng mang lợi ích đến cho mọi người, em luôn quý trọng những người lao động chân chính, người luôn vươn lên bằng nghị lực của chính bản thân mình.

3 tháng 5 2018

Bác Thịnh là bố của Vượng, bạn học thân thiết của em. Bác Thịnh ngoài năm mươi tuổi, làm nghề thợ mộc.Bác là người thợ thủ công nổi tiếng ở vùng quê em. Người bác cao to, ngực nở. Cập mắt mở to, tinh anh, bác ít nói, hay cười, tính tình điềm đạm, cởi mở. Vợ chồng bác có mấy con đều đang đi học. Chị Yến học lớp 9. Anh Tùng học lớp 6.Bác đứng đầu một nhóm thợ 8 người. Quanh năm bác và các chú đi dựng nhà mới, sửa chữa đình chùa. Công việc không bao giờ ngơi tay. Trùng tu đền Giếng, chùa Diệc, dựng nhà thờ họ Lê... đều do bác Thịnh cùng nhóm thợ đem công sức, tài năng ra thi thố. Nét chạm khắc của bác Thịnh ở đền Giếng được nhiều người tấm tắc, ngợi khen.Bố em đã bàn với chú Thắng, thím Hoà là sang năm sẽ mời bác Thịnh chữa nhà thờ ông bà. Con voi bằng gỗ mun để trên bàn học của em là quà tặng của bạn Vượng nhân ngày sinh nhật em do bác Thịnh làm.



 

19 tháng 12 2017

Cạnh nhà em có nhà bác Phúc, bác ấy là một thợ mộc lâu năm, rất nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Một thanh gỗ sần sùi, lam nham được bác đặt lên một băng ghế dài gọi là con ngựa. Một chân buông thõng xuống đất, chân kia gác lên ghế, bác cúi rạp người xuống như phi ngựa để bào. Các dăm bào cuồn cuộn tuôn ra như từng lọn tốc xoăn tít thơm nồng mùi gỗ. Bác dừng lại, lấy chiếc bút chì trên vành tai xuống để kẻ rồi đo lại cho chính xác, bác tiếp tục bào, đánh giấy nhám, từng vân gỗ hiện lên rất đẹp mắt. Tỉ mỉ và khéo léo nhất là lúc bác đục các mộng để ráp khung. Rất chính xác và tài tình. Công việc cứ thế tiếp diễn đến khi hoàn thành sản phẩm. Chiếc tủ được khoác cái áo nâu bóng bằng lớp véc-ni được bác đánh rất đều tay. Có nhìn tận mắt mới thấy hết cái tài của người thợ mộc.

19 tháng 12 2017

Anh Tạo ở cạnh nhà em là công nhân ở một công trường xây dựng. Vào một sáng chủ nhật, em được theo anh đến nơi anh làm việc.

Đây là công trường đang thi công xây dựng một ngôi nhà cao tầng. Mây chục công nhân đang lao động khẩn trương trên một khoảnh đất tương đối rộng. Góc này, mấy người đang đánh vữa, góc kia, đang đẩy xe gạch tiếp tế cho tổ xây, trong đó có anh Tạo.

Vóc người anh to lớn, khỏe mạnh, nước da đen sạm vì nắng. Anh đội mũ cối và mặt áo quần màu tím than mới được phát, tay đeo găng bằng vải bạt dày. Anh đang đứng vững chãi trước một bức tường dài xây dở dang, cao ngang thắt lưng. Dưới đất, bên phải anh là một xô vữa, bên trái là đống gạch. Thoạt tiên, anh dùng bay xúc một ít vừa, phủ đều lên hàng gạch trên cùng bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa vừa mới rải rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng bay gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa tay gạt gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác anh đặt một viên gạch đầu tiên so le với viên gạch hàng dưới. Anh chém một viên gạch ngang thành hai nửa ướm một chỗ để thêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Anh là thợ xây chính, lâu năm nên rất thạo nghề. Mọi thao tác rất nhẹ nhàng và chính xác. Thỉnh thoảng, anh dùng sợi dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây đưa lên ngang tầm mắt, nheo mắt nhìn rồi mỉm cười một cách thoải mái. Đó là nụ cười của sự hài lòng với kết quả mình đã làm, không phải sửa đi sửa lại. Mặt trời càng lên cao, bức tường trước mặt cũng cao dần thêm. Anh nắng chỉếu những giọt mồ hôi long lanh trên gương mặt lưỡi cày xương xương của anh. Tiếng cười đùa rôm rả của anh làm vơi đi nỗi vất vả trong công việc. Những người làm hồ áo đẫm mồ hôi chạy đi chạy lại rối rít.

Thấy em đang ngước nhìn bức tường dài mà anh xây cứ cao dần thêm mãi và nhìn anh với vẻ đầy thán phục, anh đang huýt sáo bỗng ngừng lại, nở nụ cười tươi, nói vọng về phía em: “Chú có thấy mê cái nghề thợ xây của anh không?”.


 

22 tháng 5 2022

1) Em và Lan Anh là hai người bạn thân thiết của nhau. Lan Anh rất xinh đẹp. Bạn có khuôn mặt trái xoan. Nước da trắng hồng. Đôi mắt to và tròn. Mái tóc ngắn mềm mượt, đen nhánh. Em thích nhất là mỗi khi Lan Anh cười. Nụ cười tươi rói . Lan Anh học rất giỏi, nhất là môn Toán. Mỗi khi rảnh rỗi, em và Lan Anh thường đọc sách cùng nhau. Em rất yêu quý người bạn của mình.

22 tháng 5 2022

5) Người em yêu quý nhất trong gia đình chính là mẹ. Mẹ em tên là ... Năm nay mẹ đã 40 tuổi nhưng mẹ vẫn rất trẻ. Mẹ em làm nội trợ trong gia đình. Mỗi sáng, mẹ nấu bữa sáng cho cả nhà rồi đưa em đến trường. Sau đó mẹ đi chợ , đi làm. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Mẹ chăm sóc em rất chu đáo Buổi tối, mẹ thường dạy em học bài. Em yêu mẹ nhất trên đời. Em hứa sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.

My mother is a person I admire most. She devoted a lot of time and energy to the upbringing of my two brothers and I. Despite working hard, she always made time to teach us many useful things which are necessary and important in our later lives. Moreover, she is a good role model for me to follow. She always tries to get on well with people who live next door and help everyone when they are in difficulties, so most of them respect and love her. I admire and look up to my mother because she not only brings me up well but also stands by me and gives some help if necessary. For example, when I encounter some difficulties, she will give me some precious advice to help me solve those problems. She has a major influence on me and I hope that I will inherit some of her traits.

Dịch nghĩa: Mẹ tôi là người tôi ngưỡng mộ nhất

Mẹ tôi là người mà tôi ngưỡng mộ nhất. Mẹ đã cống hiến nhiều thời gian và sức lực vào việc dạy dỗ tôi và hai anh trai tôi. Mặc dù làm việc vất vả nhưng bà ấy đã luôn dành thời gian để dạy chúng tôi nhiều điều bổ ích mà cần thiết và quan trọng trong cuộc sống sau này của chúng tôi. Hơn nữa, mẹ là một tấm gương cho tôi noi theo. Mẹ luôn cố gắng sống hòa thuận với những người hàng xóm bên cạnh và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn cho nên hầu hết mọi người tôn trọng và yêu quý bà ấy. Tôi ngưỡng mộ và kính trọng mẹ tôi không chỉ bởi vì bà nuôi dưỡng tôi tốt mà mẹ còn bên tôi và đưa ra sự giúp đỡ nếu cần thiết. Ví dụ như khi tôi gặp những khó khăn thì mẹ sẽ đưa ra những lời khuyên quý giá giúp tôi giải quyết những vấn đề đó. Mẹ có ảnh hưởng lớn tới tôi và tôi hi vọng rằng tôi sẽ thừa hưởng được một số nét tính cách của mẹ.

28 tháng 12 2017

I have a closest friend and her name is Mary. She is twelve years old and she is a student at Le Loi secondary school. She s listening to music and she often listen it in her free time.Her favorite subject is English and she good at learning English. Every day she and I go to school together because we are classmates.In the afternoon, she stays at home, so she helps her mother with the housework. She cleans the floor,washes the dishes and waters the flowers in her garden. After that, I and she often play badminton. We will forever be good friends.

Ai thấy bài của mình hay và ko sai ngữ pháp thì k đúng cho mình nhé! Thank you very much!

28 tháng 12 2017

(Hãy viết một đoạn văn về bạn thân của bạn bằng tiếng Anh)

I have a bestfiend and also a neighborhood whoes name is Tuan. His age is the same as mine but he looks older than me. Because he’s very tall and thin, everybody calls him “a palm”. Tuan has a short curly hair and beautiful chestnut brown eyes that appeal of many girls. He is a person of very few words that makes him to be a good listener. Anyone, who has ever contacted with Tuan, thinks about him as a glacial boy. In fact he’s really warm and nice. He’s willing to help people whenever possible. When I was in secondary school, I found Math was very difficult to understand but Tuan solved the Math problems so fast. He spent all seven nights of weeks to help me in Math while he could go out to relax. Tuan was a good all-rounder exception English. Most of the teachers in school and parents highly appreaciated his talent. Only a month ago, he received two full scholarships from America Government to study oversea but he has not yet decided whether he should go or not. Although he has not spent much time to take part in sport activities, he is a well football player. We were in Ha Noi Young Football Team when we were in grade 10. Everything seems perfect to my bestfriend but he’s very modest and always talks to himself to give more effort. I’m proud of Tuan and pray for the good things beside him forever.
viết 1 đoạn văn ngắn tả về căn phòng em thích bằng tiếng anh

After stress and pressure in life, one always has a place to come back called home. I love decorating my own bedroom. My bedroom is on the second floor near my parents’ bedroom. There is a double bed for my younger sister and me. I usually lie above her so that it is easier for me to study late at night without annoying her. The room has a big wood wardrobe, which contains all of our clothes such as: dress, jean, t-shirt and sock. Beside, my mother bought us a dressing table on my 15th birthday; therefore, I put all the makeup-stuff and bandeau here. In the corner stand a large bookshelf in order to store books, academic document as well as family passe-partout. Next to it is a table with a desktop so as to help us investigate more knowledge on the internet. My sister and I really enjoy decorating the room with sker such as: mickey, boo bear, hello kitty, angry bird and so on. Beside, we also sk glow-in-the-dark tape on the ceiling and it turn out to light when darkness comes. Moreover, the room is designed with pink and deep blue so it brings us cozy and fresh feeling when putting step into it. The bathroom is in my room too. It is quite small but always clean and restful as we tidy it up every week. My father suggests having a bathtub; however, we don’t agree since we enjoy having a shower instead of lying in tub. Bedroom is a resting place after a hard studying day; hence we always clean it up so that it is neat and comfortable.
k mk nha bn . mk nhanh nhất

16 tháng 12 2022

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha
 

9 tháng 12 2018

Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.

Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.

Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.

Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.

Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.

Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.

Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…

Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.

tui chỉ có thể cung cps như thế thôi ,xin lỗi nhé

8 tháng 12 2018

Nguyễn Ngọc Quý, 8 tuổi là bạn thân của em cùng học chung lớp 2A. Người Quý đen, trán dô, tóc quăn, mắt to và sáng, rất nhanh nhẹn khỏe mạnh. Quý học giỏi nhưng nghịch lắm, nên các bạn tặng cho danh hiệu "Quý Đen". Quý thích đá bóng, đá cầu.

  Môn Toán, Quý đứng đầu lớp. Cô giáo Trâm khen Quý thông minh, học giỏi và khiêm tốn.

27 tháng 4 2022

ai làm nhanh đúng thì mình sẽ tick

27 tháng 4 2022

Đã từ lâu khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam,ta thường hay liên tưởng đến hình ảnh chiếc áo dài thướt tha,yêu kiều.Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. .Chiếc áo dài ra đời lần đầu  vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765).Trải qua nhiều lần thay đổi với nhiều giai đoạn và những lí do khác nhau, chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,...Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.(Tick mik nhoa)

29 tháng 3 2016

nơi này chỉ học toán, nếu bạn muốn tìm bài văn thì hãy lên Google nha

29 tháng 3 2016

đúng vậy